Những kết quả đạt được trong định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 36 - 38)

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG THỜI GIAN QUA

2.1. Những kết quả đạt được trong định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Hải Dương là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía tây, cách thành phố Hải Phịng 45 km về phía đơng. Phía bắc và tây bắc giáp Bắc Ninh và Bắc Giang, phía đơng giáp Hải Phịng, Quảng Ninh, phía tây giáp Hưng Yên, phía nam giáp Thái Bình. Diện tích: 1.652,8km². Dân số: 1.722,5 nghìn người (năm 2020). Tỉnh lỵ: Thành phố Hải Dương, Chí Linh; thị xã Kinh Mơn; các huyện: Nam Sách, Thanh Hà, Kim Thành, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Bình Giang, Thanh Miện, Ninh Giang. Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Sán Dìu, Mường. Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

Theo báo cáo kết quả cơng tác của Tồ án nhân dân tỉnh Hải Dương, từ năm 2018 (ngày Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có hiệu lực) đến năm 2020, tình hình tội phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản diễn ra khá phổ biến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp, giá trị tài sản bị chiếm đoạt ngày càng lớn.

Năm Khởi tố Truy tố Xét xử

Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo

2018 37 51 34 48 30 44

2019 39 47 36 43 35 42

2020 43 75 42 74 39 71

Như vậy, trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hải Dương, CQĐT đã khởi tố tổng số 119 vụ/173 bị can; VKSND truy tố 112 vụ/165 bị can; TAND đã xét xử 104 vụ/157 bị cáo phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản [46-47]

Thống kê trên đã phần nào cho thấy thực trạng phổ biến của tình hình tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian qua, tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại là tội phạm này diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chủ thể của nó có thể là bất kỳ ai, bất kỳ người nào và đa số đều ngoan cố, ln tìm mọi cách để che dấu hành vi phạm tội nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, trong đó có những vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà giá trị tài sản bị chiếm đoạt tương đối lớn.

Trong 13 tội tại chương XVI thì có 8 tội có tính chất chiếm đoạt (cướp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản; cướp giật tài sản; công nhiên chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản). Một số tội tuy được xếp vào nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu nhưng khơng mang tính chất chiếm đoạt (tội chiếm giữ trái phép tài sản; sử dụng trái phép tài sản; huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản). Đa số các tội xâm phạm sở hữu được thực hiện bởi lỗi cố ý, trong đó có tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Việc xác định dấu hiệu cố ý chiếm đoạt tài sản là một trong những chứng cứ quan trọng nhất để giải quyết loại tội này. Trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, giá trị thiệt hại tài sản là căn cứ để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Định tội danh với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hoạt động đặc thù được tiến hành đối với các hành vi xâm phạm đến quan hệ xã hội được Luật hình sự xác lập và bảo vệ, đó là quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Chính vì thế về mặt nhận thức, hoạt động này được tiến hành trên nền tảng lý luận và pháp lý chung của hoạt động định tội danh có xem xét đến các yếu tố

riêng của từng nhóm xâm phạm sở hữu được quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự.

Trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2020, các cơ quan tiến hành tố tụng hai cấp của tỉnh Hải Dương đã khởi tố tổng số 119 vụ/173 bị can; VKSND truy tố 112 vụ/165 bị can; TAND đã xét xử 104 vụ/157 bị cáo phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Qua nghiên cứu, khảo sát 50 vụ án về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản do Tòa án hai cấp của tỉnh Hải Dương xét xử trong 3 năm qua (trong đó có 10 vụ án có kháng cáo, kháng nghị đã xử phúc thẩm), tác giả nhận thấy rằng, trong quá trình truy tố và xét xử, đa số các vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đều đã được cơ quan tiến hành tố tụng của tỉnh định tội danh đúng. Trong 10 vụ án có kháng cáo, kháng nghị đã xử phúc thẩm được khảo sát, có 02 vụ (tỉ lệ 20%) cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm nhưng không sửa phần tội danh mà sửa phần áp dụng hình phạt từ tù giam sang phạt tù cho hưởng án treo. Đây là là kết quả của việc xác định chính xác dấu hiệu của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đặc biệt là xác định đúng thời điểm đối tượng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)