Mặt chủ quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 30)

Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong, khơng được biểu hiện ra bên ngồi thế giới khách quan, nên bằng các giác quan chúng ta không thể nhận biết được mà phải thông qua một quá trình nhận thức theo một phương pháp biện chứng. Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm nhiều yếu tố hợp thành nhưng khoa học luật hình sự chỉ nghiên cứu những yếu tố có liên quan đến hành vi phạm tội bao gồm: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. Về mặt lý luận: Lỗi gồm có lỗi cố ý và lỗi vơ ý; cố ý gồm có cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp; vơ ý gồm có vơ ý vì q tự tin và vơ ý do cẩu thả.

Cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện do lỗi cố ý. Theo đó, người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của người bị hại, đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người bị hại bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ngồi mục đích chiếm đoạt, người phạm tội cịn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)