Ban hành án lệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 63 - 66)

Có thể nói, án lệ là một trong những nguồn pháp luật quan trọng, được vận dụng và áp dụng trong thực tiễn giải quyết, xét xử các loại vụ án được chính xác, đạt hiệu quả. Với ý nghĩa đó, những năm qua, Tịa án nhân dân tối cao đã lỗ lực, tập trung, ban hành được tổng số 43 án lệ về các loại án. Tuy nhiên trong 06 án lệ về lĩnh vực hình sự chủ yếu tập trung ở các tội giết người, cướp tài sản, tham ơ tài sản… mà chưa có án lệ về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tác giả đề xuất trong thời gian tới, Tòa án nhân dân tối cao sớm ban hành án lệ về tội danh trên làm cơ sở cho việc thống nhất áp dụng pháp luật đạt hiệu quả.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3 của luận văn, học viên phân tích về các yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong thời gian tới.

Về yêu cầu nâng cao hiệu quả định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể thấy các yêu cầu quan trọng về chính trị - pháp lý, yêu cầu về kinh tế xã hội, yêu cầu về xây dựng hệ thống pháp luật và yêu cầu về đấu tranh phòng chống tội phạm.

Thứ hai về các giải pháp luận văn đưa ra hai nhóm giải pháp về hồn thiện hệ thống pháp luật và giải pháp về nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện như nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, giải pháp về tăng cường quan hệ phối hợp, giải pháp về hướng dẫn pháp luật.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu luận văn “Định tội danh tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh Hải Dương”, cho phép rút ra một số kết luận sau:

Việc phân tích khái niệm, ý nghĩa định tội danh tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cho phép chúng ta nhận thức rõ ràng, đầy đủ hơn về các đặc điểm và bản chất pháp lý của các vụ án Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, nhận thức đầy đủ hơn về tính nguy hiểm cao cũng như yêu cầu phải xử lý nghiêm khắc và phòng ngừa đối với các vụ án Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trên cơ sở số liệu thống kê hình sự của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương cũng như số liệu tổng hợp từ việc nghiên cứu các bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm, cho phép chúng ta thấy rõ được "bức tranh toàn cảnh" về các vụ án Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 3 năm (2018 - 2020).

Luận văn đã phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn liên quan đến định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cho thấy những khó khăn, vướng mắc, sai lầm trong thực tiễn áp dụng, xử lý, thấy rõ yêu cầu cấp bách cần phải hướng dẫn xử lý hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan tới các vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử các vụ án Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương, luận văn đã rút ra nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc, sai lầm, từ đó mạnh dạn đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng như các biện pháp nhằm định tội danh đúng, chính xác và đầy đủ góp phần vào việc phịng ngừa và đấu tranh có hiệu quả loại tội phạm này.

Trong phạm vi của một luận văn Thạc sĩ, với những nội dung thể hiện trong luận văn, người viết mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào

hoạt động định tội danh nói chung và định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai, nhằm xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh gắn với duy trì trật tự, kỷ cương, an tồn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)