nhiệm chiếm đoạt tài sản
Thứ nhất, về tình tiết “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của
người bị hại và gia đình họ”: có những vụ việc tài sản bị chiếm đoạt có giá trị
nhỏ như một chiếc xe xích lơ hoặc một chiếc xe môtô cũ nhưng lại là phương tiện kiếm sống chính của bản thân người bị hại cũng như chính gia đình họ. Tuy nhiên, vấn đề vướng mắc là cơ sở nào để xác định tài sản bị chiếm đoạt là cơng cụ, phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. Để quy kết một người có tội và phải chịu hình phạt khơng thể chỉ dựa vào lời khai duy nhất của bị hại hay nhận định chủ quan của những người tiến hành tố tụng để kết luận mà cần phải có cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định và cần có các thủ tục pháp lý chặt chẽ để xác định tính chất tài sản sản. Đây là tình tiết mà cần có hướng dẫn, giải thích kịp thời để xử lý đúng đối tượng vi phạm, tránh xảy ra tình trạng oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.
Thứ hai, về tình tiết “Sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp”:
Nếu người phạm tội khơng có hành vi gian dối, khơng bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản nhưng lại dùng tài sản nhận được từ chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản thông qua một giao dịch hợp pháp, sau đó sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản thì cũng bị coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, để xác định chính xác thế nào là sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp là một vấn đề khó khăn đối với những người tiến hành tố tụng. Nếu hiểu theo nghĩa thơng thường thì bất hợp pháp là trái quy định của pháp luật, khơng phân biệt pháp luật hình sự hay dân sự, kinh tế…, và nếu hiểu như vậy thì hầu hết các trường hợp mất khả năng thanh toán tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đều phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, cần có sự hướng dẫn, giải thích kịp thời để có sự thống nhất nhận thức của các cơ quan, người tiến hành tố tụng.