Yêu cầu về lý luận và thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 51 - 53)

Mọi quốc gia trên thế giới, để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội, để giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội, đưa xã hội đi vào khn khổ thì đều phải đưa ra các quy định của pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ đó. Nhà nước đã ban hành ra pháp luật thì phải có cơ chế để đảm bảo cho pháp luật được thực thi, bởi lẽ pháp luật sẽ trở nên vơ nghĩa, nếu nó khơng được các giai cấp và tầng lớp khác tuân theo. Mặt khác trong bất cứ xã hội nào, ln ln có các cá nhân, tổ chức hoặc giai cấp đối lập tìm mọi cách để làm trái các điều luật của nhà nước, đi ngược lại với lợi ích của giai cấp thống trị. Do vậy giai cấp thống trị đã tổ chức ra một hệ thống các cơ quan và công cụ chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ và bảo đảm cho pháp luật được thực thi như quân đội, cảnh sát, nhà tù… nhưng không thể sử dụng đội quân này để bắt bớ, giam cầm một cách tùy tiện, vì như thế sẽ tạo nên sự hỗn loạn trong xã hội. Bởi lẽ đó cần có một cơ quan được lập ra để đảm nhiệm chức năng xét xử, xem xét hành vi nào là đúng, là sai. Cơ quan đó chính là tịa án, ln tồn tại trong bất kỳ chế độ nhà nước nào.

Tòa án là biểu hiện tập trung của quyền tư pháp, là cơ quan thực hiện chức năng xét xử. Trong hoạt động xét xử của Tòa án, định tội danh là một hoạt động đóng vai trị hết sức quan trọng, vậy nên, dưới phương diện lý luận và thực tiễn, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc định tội danh đối với các tội phạm nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng là hết sức cần thiết, góp phần hạn chế tới mức thấp nhất các hạn chế, sai lầm trong

thực tiễn giải quyết vụ án hình sự về tội phạm này, cũng như phịng, chống “hình sự hóa” hoặc “phi hình sự hóa” các quan hệ kinh tế, dân sự.

Trong thời gian qua, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà các cơ quan điều tra, truy tố đã có sự “nhầm lẫn” giữa các tranh chấp kinh tế, dân sự với hành vi phạm tội, dẫn đến oan sai trong hoạt động tố tụng. Sự oan sai này phản ánh thực trạng của tình trạng áp dụng sai pháp luật để giải quyết các tranh chấp kinh tế, dân sự; phản ánh những hạn chế của quá trình xây dựng pháp luật hình sự, kinh tế, dân sự ở Việt Nam; phản ánh những hiện tượng tiêu cực cụ thể trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh tế, dân sự đồng thời phản ánh những sai lầm, những vi phạm của chính bản thân những người tham gia quan hệ kinh tế, dân sự. Nguyên nhân của hiện tượng “hình sự hố” và “phi hình sự hố” trong điều tra, truy tố các vụ án kinh tế, dân sự, trước hết xuất phát từ sự thiếu minh bạch trong hệ thống pháp luật hình sự, kinh tế, dân sự ở nước ta; những sai lầm, vi phạm của các cơ quan và cá nhân tiến hành các hoạt động tố tụng cũng như từ những sai lầm, vi phạm của những người tham gia quan hệ kinh tế, dân sự. Hiện tượng “hình sự hố” và ” phi hình sự hố” trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án kinh tế, dân sự đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng cả về kinh tế và xã hội. Trước tiên về kinh tế, hiện tượng “hình sự hố” thường gây ra những thiệt hại rất lớn về kinh tế cho các chủ thể tham gia các tranh chấp kinh tế, dân sự. Về xã hội, hiện tượng “hình sự hố” gây ra tiền lệ xấu đối với các quan hệ hợp đồng, đặc biệt các quan hệ trong thanh tốn, tín dụng như nợ, địi nợ, xóa nợ, gán nợ……Lớn hơn nữa, hiện tượng “hình sự hố” và “phi hình sự hố” làm suy giảm lòng tin của nhân dân, các nhà đầu tư vào sự nghiệp phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Đồng thời gây tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư… Về cơng tác cán bộ, hiện tượng “hình sự hố” và “phi hình sự hố” là một ngun nhân làm thoái hoá, biến chất một số cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng.

Đấu tranh chống hiện tượng “hình sự hố” và “phi hình sự hố” các quan hệ kinh tế, dân sự hiện nay ở nước ta đang là một vấn đề hết sức cần thiết. Nó là một trong những nội dung nhằm thực hiện tốt yêu cầu của cơng cuộc cải cách tư

pháp. Đồng thời, nó có tác dụng thiết thực góp phần nâng cao năng lực, phẩm chất cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng trong tình hình mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)