Về mặt thuận lợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 63 - 67)

Thứ nhất, đối với việc ban hành chính sách ĐTN cho LĐNT trên địa bàn huyện Phù Mỹ:

Trên cơ sở của hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng của tỉnh, huyện được ban hành tương đối đầy đủ và kịp thời làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động của Đề án ĐTN cho LĐNT. Điển hình, để cụ thể hóa chính sách của Trung ương và của chính quyền tỉnh Bình Định đi vào thực tiễn địa phương, huyện Phù Mỹ đã ban hành Quyết định 3561/QĐ- UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 647/QĐ-TTg “Phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định giai đoạn 2013 - 2020" trên địa bàn; cũng như vận dụng Hướng dẫn 2396/HD-LĐTBXH năm 2016 về thực hiện cho vay vốn giải quyết việc làm của Quỹ quốc gia về việc làm do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định để triển khai tại huyện Phù Mỹ. Đồng thời, huyện cũng chú trọng vào việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cộng đồng xã hội, đặc biệt là với các doanh nghiệp để cùng chung sức tự nguyện tham gia mạnh mẽ hơn vào công tác ĐTN cho LĐNT, để họ có cơ hội vươn lên trong cuộc sống, tự lo cho bản thân mình, bớt đi gánh nặng cho gia đình và xã hội. Huyện đã quan tâm cơng tác dạy nghề cho LĐNT. Những năm gần đây, thông qua nhiều chính sách, dự án mang đậm tính nhân văn, Huyện Phù Mỹ đã và đang từng bước xã hội hóa cơng tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho LĐNT, nhằm giúp họ tự tin vươn lên trong cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Hiện Huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định có khoảng 3.000 ĐTNLĐNT, với nhiều nhu cầu lao động khác nhau đang trong độ tuổi lao động, trong số đó có khoảng 40% người có việc làm và số người có việc làm ổn định thường xuyên chỉ chiếm 25%. Được biết khoảng 5 năm trở lại đây, trên địa bàn Huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định có nhiều doanh nghiệp tư nhân dành ưu đãi tiếp nhận NLĐNT vào làm việc theo cách truyền nghề vừa học, vừa làm đạt hiệu quả tốt. Để các doanh nghiệp mặn mà hơn

với việc tuyển dụng lao động là ĐTNLĐNT, theo lãnh đạo một số doanh nghiệp tư nhân, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về thuế nhằm giúp các doanh nghiệp có điều kiện hỗ trợ cho ĐTNLĐNT một cách bền vững, đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho ĐTNLĐNT.

Mặt khác, huyện cũng từng bước chú trọng việc thí điểm từng bước việc thực hiện chính sách xuất khẩu lao động đối với ĐTNLĐNT. Theo số liệu của bộ phận tổng hợp cung cấp, từ năm 2015 đến 31/12/2018, trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đã có có khoảng trên 200 người ĐTNLĐNT được GQVL qua XKLĐ. Có thể thấy, con số nêu trên cịn rất thấp. Thơng qua khảo sát 106 người đã từng làm thủ tục đi XKLĐ là NLĐNT từ đầu năm 2018, thì có 87 người đi XKLĐ do nguyện vọng cá nhân và tự tìm hiểu bằng nguồn thơng tin của bản thân, gia đình và bạn bè, giới thiệu. Còn lại trường hợp là do chính quyền địa phương phối hợp với TTGTVL, các đồn thể trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định tư vấn hướng nghiệp. Qua đó, đánh giá mức độ hài lịng của các trường hợp làm thủ tục đi XKLĐ đánh giá sự hỗ trợ của tại bảng 2.2 sau đây:

Bảng 2.2: Mức độ hài lịng thí điểm chính sách xuất khẩu lao động đối với LĐNT năm 2018 của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

STT Mức độ hài lịng của thanh niên về cơng tác hỗ trợ XKLĐ Số lượng (Người) 1 Rất hài lòng 33 2 Hài lịng 71 3 Bình thường 9 4 Khơng hài lịng 6 5 Rất khơng hài lịng 0 Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Nhìn chung, mức độ hài lòng của người được hỗ trợ XKLĐ ở mức cao với 33 người rất hài lòng và 71 người hài lòng.

Thứ hai, do đào tạo nghề cho LĐNT là một đề án, chương trình quốc gia lớn,

Mỹ và các xã – thị trấn thuộc huyện Phù Mỹ đều đã tham gia, với nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo, điều hành, quản lý, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát… Nên UBND các cấp (tỉnh, thành, huyện, thị) thành lập các Ban chỉ đạo gồm các thành viên của các cơ quan liên quan như: Văn phòng UBND, Lao động - TB&XH, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, GD&ĐT, Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn…; các tổ chức đồn thể như: Đồn Thanh niên, Nơng dân, Phụ nữ, Ngân hàng Chính sách Xã hội... Các cơ quan, đơn vị này cử người tham gia Ban Chỉ đạo; Ban Chỉ đạo hoạt động, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Nhất là hệ thống cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN cho LĐNT (UBND huyện Phù Mỹ, Phòng Lao động – TB – XH, Trung tâm dạy nghề huyện…) và đội ngũ nhân sự công chức từ tuyến huyện đến các xã, thị trấn thuộc Phù Mỹ đã được kiện toàn một bước, về cơ bản là có khả năng triển khai thực hiện khá tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lĩnh vực này.

Đồng thời, đẩy mạnh việc triển khai hiệu lực của Quyết định số 06/2008/QĐ- UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh Bình Định về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; và Công văn số 664/LĐTBXH-TCDN ngày 09/3/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, nên về cơ bản huyện Phù Mỹ đã chú trọng từng bước nhiệm vụ xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề cho LĐNT thông qua việc sắp xếp lại hệ thống Trung tâm dạy nghề huyện (nghĩa là quy về cùng một đầu mối triển khai công tác ĐTN và chịu trách nhiệm trước UBND huyện).

Mặt khác, huyện Phù Mỹ cũng đã dạng nguồn lực trong thực hiện đào tạo nghề nông thôn trên cơ sở quy định của Bộ luật Lao động ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2012; và các văn bản chỉ đạo của chính quyền cấp trên, nên về cơ bản là tổ chức phân bổ kịp thời tài chính ngân sách của huyện; cũng như huy động các nguồn lực đầu tư khác theo cơ chế xã hội hóa để xây dựng cơ sở vật chất các cơ sở ĐTN cho LĐNT nhằm đạt chuẩn quy định.

Nhờ vậy, tính đến năm 2020, mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện đã có: 01 trường trung cấp nghề; Trung tâm Dạy nghề Phù Mỹ và 03 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề. Đội ngũ giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý trên địa bàn huyện Phù Mỹ (tính đến tháng 6/2020), bao gồm:

+ Giáo viên dạy nghề khối các trường trung cấp nghề hiện có 66 người, với tỷ lệ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn là 85% (49 giáo viên trình độ sau đại học; 3 giáo viên có trình độ đại học, cao đẳng...

+ Giáo viên dạy nghề của các trung tâm dạy nghề, các cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề là 58 giáo viên, với tỷ lệ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn 69% (8 giáo viên có trình độ sau đại học; 20 giáo viên có trình độ đại học, cao đẳng...

+ Cán bộ quản lý dạy nghề của trường trung cấp nghề: 37 người (17 người có trình độ sau đại học, 3 người có trình độ đại học và 8 người có chứng chỉ nghiệp vụ quản lý giáo dục, 11% cán bộ quản lý dạy nghề có chứng chỉ quản lý giáo dục).

Ngoài ra, từ cơ sở Quyết định 3561/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực

hiện Quyết định 647/QĐ-TTg “Phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định giai đoạn 2013 - 2020" trên địa bàn và Hướng dẫn 2396/HD-LĐTBXH năm 2016 về thực hiện cho vay vốn giải quyết việc làm của Quỹ quốc gia về việc làm do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định đã được huyện Phù Mỹ triển khai tốt. Riêng, từ năm 2006 – 2020 các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định được Trung ương và tỉnh đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề với tổng kinh phí 60 tỷ đồng.

Thứ ba, chính quyền huyện Phù Mỹ cũng đã bước đầu chú trọng hơn vào việc công tác giám sát, thanh tra và kiểm tra đối với công tác ĐTN cho LĐNT. Nên trên thực tế, tại địa phương Phù Mỹ chưa có sự sai sót lớn trong cơng tác ĐTN cho LĐNT.

Nhìn chung, với quy mơ ĐTN cho LĐNT trên địa bàn huyện ngày càng được cải thiện về số lượng và chất lượng, hình thức và phương pháp đào tạo ngày càng đa dạng theo hướng gắn với nhu cầu người học, nhu cầu sử dụng của DN. Theo đó, đào tạo nghề đã bước đầu gắn kết với nhu cầu, địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp

như nghề may CN, kỹ thuật xây dựng…Tỷ lệ lao động nông thôn được tạo việc làm sau khi học nghề giai đoạn 2011-2019 đạt gần 75%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)