Đối với Việt Nam, pháp luật về đào tạo nghề được ghi nhận trong Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn ban hành. Theo đó, pháp luật về đào tạo nghề là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh về địa vị pháp lý của người học nghề, cơ sở đào tạo nghề, hình thức pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật về đào tạo nghề và quản lý nhà nước về lao động đối với hoạt động đào tạo nghề.
Pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn là đang từng bước hình thành từ chính sách chung và khơng ngừng xây dựng thành một chế định trong hệ thống pháp luật, bao gồm các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người sử dụng lao động với người học nghề, địa vị pháp lý của mỗi bên cũng như điều chỉnh vấn đề quản lý nhà nước về lao động đối với hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nơng thơn bao gồm các nhóm sau: pháp luật điều chỉnh địa vị pháp lý của cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn; pháp luật điều chỉnh mối quan hệ của doanh nghiệp, người sử dụng lao động với hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn; điều chỉnh địa vị pháp lý của người học nghề khi tham gia vào quan hệ lao động; điều chỉnh về hợp đồng đào tạo nghề cho lao động nông thôn và pháp luật điều chỉnh
quản lý nhà nước về lao động đối với hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.