Tình hình quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 54 - 57)

thơn tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Thứ nhất, thực hiện việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định 3561/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 647/QĐ-TTg “Phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định giai đoạn 2013 - 2020" trên địa bàn và Hướng dẫn 2396/HD-LĐTBXH năm 2016 về thực hiện cho vay vốn giải quyết việc làm của Quỹ quốc gia về việc làm do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Theo đó, nhiệm vụ cho vay

vốn để giải quyết việc làm nhằm góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn huyện Phù Mỹ và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảm việc làm cho người có nhu cầu làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đối tượng được vay vốn là các cơ sở sản xuất kinh doanh: bao gồm hộ kinh doanh cá thể; tổ hợp tác; hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật; doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; chủ trang trại; Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp Lao động nông thôn - Xã hội và Hộ, nhóm hộ gia đình.

Thủ tục vay đơn giản, trách nhiệm của các cơ quan tham gia thẩm định dự án: cơ quan chủ trì thẩm định chịu trách nhiệm chính về đối tượng vay vốn, tính khả thi của dự án và mục tiêu giải quyết việc làm. Cơ quan Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm chính trong việc xem xét đánh giá dự án về phương diện tài chính và phương án trả nợ vốn vay của khách hàng. Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội khơng nhất trí với cơ quan chủ trì thẩm định thì bảo lưu ý kiến để trình cấp có thẩm quyền quyết định. Trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh), Ngân hàng Chính sách xã hội nơi phân cấp thẩm định dự án phối hợp với cơ quan Tài chính định giá tài sản thế chấp của đối tượng vay (có chữ ký xác nhận của đại diện cơ quan Tài chính trên Biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm).

Tổ chức chuyển vốn và giải ngân, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh chuyển vốn về Phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để tổ chức giải ngân kịp thời theo dự án đã được duyệt. Trong thời hạn 10 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày nhận được Quyết định phê duyệt cho vay và hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Chính sách xã hội hồn thiện thủ tục giải ngân và phát tiền vay trực tiếp đến người vay tại điểm giao dịch. Đối với các dự án đã được duyệt nhưng không giải ngân được hoặc giải ngân không hết số vốn được duyệt, cơ quan Ngân hàng Chính sách xã hội phải báo cáo rõ lý do và hướng xử lý với Ủy ban nhân dân ra quyết định phê duyệt dự án xem xét, giải quyết.

Cơ quan Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng kế hoạch thu nợ, tiến hành thu hồi nợ đến hạn. Trong q trình cho vay, phịng Giao dịch tiến hành kiểm tra nếu phát hiện người vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích thì báo cáo với cơ quan phê duyệt dự án ra quyết định thu hồi nợ trước hạn. Đối với các dự án đến hạn trả nợ, nhưng do nguyên nhân khách quan gặp khó khăn về tài chính dẫn đến người vay chưa có khả năng trả nợ và xin gia hạn nợ, thì người vay phải làm đơn giải trình rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục gởi đến Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay để xem xét, giải quyết. Căn cứ đơn xin gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay phối hợp với cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội tiến hành kiểm tra và giải quyết gia hạn nợ theo quy định. Ngân hàng Chính sách xã hội sử dụng vốn thu hồi để cho vay các dự án đã được phê duyệt.

Thứ hai, Bên cạnh đó, khung pháp luật và chính sách về tín dụng giải quyết việc làm lao động nơng thơn tìm việc, tự tạo việc làm được ban hành triển khai thực hiện gần 20 chính sách tín dụng ưu đãi, sử dụng cơ chế cho vay tín dụng thơng qua các chương trình, tổ chức, hội đồn thể, Nhà nước hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh và cùng với đó tăng cường năng lực cho các dự án thực hiện tăng cường cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên thực hiện đào tạo nghề. “Huyện Phù Mỹ phát triển mạng

lưới cơ sở dạy nghề: Tính đến năm 2020, trên địa bàn huyện đã có: 01 trường trung cấp nghề; Trung tâm Dạy nghề Phù Mỹ và 03 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề: Từ năm 2006 – 2020 các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định được Trung ương và tỉnh đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề với tổng kinh phí 60 tỷ đồng.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý: Tính đến tháng 6 năm 2020, số liệu tổng hợp về giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý dạy nghề trên địa bàn huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định như sau:

+ Giáo viên dạy nghề: Giáo viên dạy nghề khối các trường trung cấp nghề hiện có 66 người, trong đó: có 49 giáo viên trình độ sau đại học; 3 giáo viên có trình

độ đại học, cao đẳng; cịn lại giáo viên có trình độ khác và giáo viên dạy nghề đạt chuẩn. Tỷ lệ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn là 85%.

+ Giáo viên dạy nghề của các trung tâm dạy nghề, các cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề là 58 giáo viên, trong đó: 8 giáo viên có trình độ sau đại học; 20 giáo viên có trình độ đại học, cao đẳng; cịn lại giáo viên có trình độ khác và giáo viên dạy nghề đạt chuẩn. Tỷ lệ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn: 69%.

+ Cán bộ quản lý dạy nghề: Cán bộ quản lý dạy nghề của trường trung cấp nghề: số lượng cán bộ quản lý dạy nghề: 37 người, trong đó: cán bộ quản lý dạy nghề có trình độ sau đại học: 17 người, cán bộ quản lý dạy nghề có trình độ đại học: 3 người, cán bộ quản lý dạy nghề có trình độ cao đẳng, còn lại cán bộ quản lý dạy nghề có trình độ trung cấp và có chứng chỉ nghiệp vụ quản lý giáo dục: 8 người. Tỷ lệ cán bộ quản lý dạy nghề có chứng chỉ quản lý giáo dục: 11% trong tổng số cán bộ quản lý dạy nghề.

+ Cán bộ quản lý dạy nghề của các trung tâm dạy nghề, các cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề: số lượng cán bộ quản lý dạy nghề: 26 người, trong đó: cán bộ quản lý dạy nghề có trình độ sau đại học: 6 người, cán bộ quản lý dạy nghề có trình độ đại học: 13 người, cán bộ quản lý dạy nghề có trình độ cao đẳng: cịn lại cán bộ quản lý dạy nghề có trình độ trung cấp và có chứng chỉ nghiệp vụ quản lý giáo dục chiếm 41% trong tổng số cán bộ quản lý dạy nghề” [23, tr.11].

Bảng 2.1.: Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện Phù Mỹ Năm 2017 2018 2019 Dự kiến sau năm

2021-2025 Trường CĐN 0 0 0 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)