Thành tựu pháp luật về quản lý nhà nước đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 38 - 45)

động nông thôn

2.1.1. Thành tựu pháp luật về quản lý nhà nước đào tạo nghề cho lao động nơng thơn nơng thơn

Thứ nhất, đã hình thành khung thể chế pháp luật hồn thiện về nhóm các quy định về cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với đầu ra của quá trình đào tạo nghề nơng thơn.

Đối với cơng tác ĐTN cho LĐNT, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về Đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020”, trong đó đã quy định cụ thể các chính sách cho người học, cho người dạy và cho cơ sở đào tạo tham gia dạy nghề cho LĐNT. Hơn nữa, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về cơ sở ĐTN cho LĐNT, trong đó xác định rõ mục tiêu, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các tổ chức và hoạt động ĐTN cho LĐNT, vấn đề đăng ký hoạt động ĐTN cho LĐNT. Nhờ vậy trong thời gian qua, công tác ĐTN cho LĐNT ngày càng được chú trọng, với mục tiêu xây dựng là: “Bình quân hằng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nơng thơn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã.

Mặt khác, theo quy định Luật Dạy nghề năm 2014, các cơ sở ĐTN cho LĐNT được thành lập và hoạt động khi đủ các điều kiện sau: Điều kiện về nội dung và điều kiện về thủ tục. Điều kiện về nội dung gồm: có khả năng tài chính, có trường lớp, thiết bị dạy học lý thuyết và điều kiện để thực hành phù hợp với trình độ và quy mơ ĐTN cho LĐNT, có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, chất lượng, đồng bộ về cơ cấu đạt tiêu chuẩn phẩm chất, trình độ chuẩn, kỹ năng nghề đảm bảo thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề.

Điều kiện về thủ tục thể hiện ở việc thành lập, đăng ký hoạt động của cơ sở dạy nghề: thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể…được quy định cụ thể trong của Luật Dạy nghề. Theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Dạy nghề thì những quy định về điều kiện đối với cơ sở ĐTN cho LĐNT không áp dụng đối với doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp tự tổ chức ĐTN cho LĐNT để làm việc cho doanh nghiệp theo thời hạn cam kết. Quy định này là phù hợp với thực tế ĐTN cho LĐNT không phải là lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp, mặt khác hoạt động nghề này cũng nằm trong quyền tự do tuyển dụng lao động, tự do kinh doanh của doanh nghiệp mà Nhà nước nên tôn trọng và bảo vệ. Bên cạnh đó với những lợi ích về giải quyết việc làm cho người lao động thì hoạt động ĐTN cho LĐNT đã phần nào được Nhà nước khuyến khích bằng các quy định thơng thống hơn trong các điều kiện để thực hiện ĐTN cho LĐNT trong doanh nghiệp.

Như vậy ngồi các điều kiện để doanh nghiệp có thể tham gia kinh doanh với tư cách một chủ thể kinh doanh thì doanh nghiệp khơng cần có thêm điều kiện khác khi thực hiện hoạt động ĐTN cho LĐNT (ngoại trừ một số điều kiện về thủ tục hành chính đã được quy định), để người lao động làm việc cho doanh nghiệp theo thời hạn đã cam kết. Cụ thể hơn là, doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc tại doanh nghiệp theo thời hạn cam kết trong hợp đồng học nghề thì khơng phải đăng ký hoạt động dạy nghề, nhưng phải báo cáo kết quả dạy nghề với Sở Lao động – Thương binh và xã hội nơi sở tại để Nhà nước quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT cũng như việc tuyển dụng lao động của doanh nghiệp. Nói cách khác, theo pháp luật hiện hành không bắt buộc các doanh nghiệp phải đăng ký hoạt động dạy nghề nhưng phải báo cáo kết quả hoạt động dạy nghề với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là để tránh và khắc phục tình trạng doanh nghiệp khai gian để hưởng chính sách ưu đãi về thuế cũng như các chính sách khác của Nhà nước; hoặc hạn chế tối đa việc các doanh nghiệp lợi dụng danh nghĩa ĐTN cho LĐNT để bóc lột sức lao động của người lao động.

Từ khung khổ thể chế chính sách, pháp luật hiện hành về ĐTN cho LĐNT đã tạo môi trường pháp lý cơ bản và tạo lập điều kiện thuận lợi cho “hệ thống những cơ sở ĐTN cho LĐNT được thành lập và phát triển theo quy hoạch trên phạm vi cả nước, đa dạng hóa hình thức sở hữu và các loại hình đào tạo. Nhờ đó, tăng nhanh quy mơ về số lượng các cơ sở ĐTN cho LĐNT nói chung và các cơ sở ĐTN phi cơng lập nói riêng. Năm 2018, cả nước có 1339 cơ sở ĐTN cho LĐNT, trong đó có: 162 trường cao đẳng nghề (chiếm 12,1%), 302 trường trung cấp nghề (22,6%) và 875 trung tâm ĐTN cho LĐNT (65,4%). Nhìn chung, mỗi tỉnh đã có ít nhất một trường nghề, một số huyện, cụm huyện đã có trường trung cấp nghề. Nếu tính cả các cơ sở khác có ĐTN cho LĐNT thì mạng lưới cơ sở ĐTN cho LĐNT cả nước năm 2018 có gần 2040 cơ sở, trong đó cơ sở ĐTN cho LĐNT công lập chiếm khoảng 60%. Đặc biệt, thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020”, mạng lưới trung tâm ĐTN cho LĐNT cấp huyện đã được mở rộng. Năm 2018 có trên 430 trung tâm ĐTN cho LĐNT cấp huyện để đáp ứng nhu cầu ĐTN cho LĐNT” [21,tr.6].

Thứ hai, khung pháp luật về quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT cần áp dụng các phương pháp giảng dạy hợp lý, linh hoạt gắn với trình độ và đặc điểm của lao động địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo gắn với thực tiễn. Qua đó để

người học thực sự hứng thú và thu được hiệu quả cao trong quá trình học, đã tiến hành đổi mới mạnh mẽ hình thức khung pháp luật về ĐTN cho LĐNT ở nước ta hiện nay. Bên cạnh các phương pháp truyền thống, khung pháp luật đã quy định sự kết hợp áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại, người học cần được tiếp xúc trực tiếp với các loại máy móc, nơng cụ cho từng ngành nghề được học. Nội dung khung pháp luật về ĐTN cho LĐNT không nên nặng về lý thuyết, mà nên gắn lý thuyết với thực hành, sử dụng các giáo cụ trực quan sao cho dễ nắm bắt, dễ vận dụng. Ngồi ra, đã chú ý tính đa dạng vùng miền và tính đặc thù của lao động nơng thơn như trình độ học vấn khơng đồng đều, lao động theo mùa vụ, thói quen canh tác... Do đó, việc tổ chức các khóa đào tạo phải linh hoạt về chương trình đào

tạo, hình thức đào tạo, phương pháp truyền đạt... Chương trình đào tạo phải gắn với học liệu sinh động, đa dạng và thiết thực, phù hợp với trình độ của người học.

Năm 2009, Chính phủ ban hành Quyết định 1956/ QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “ĐTN cho LĐNT đên năm 2020”. Trong 3 năm (2014-2016), khung chính sách về đào tạo nghề ngày càng được hồn thiện. Quốc Hội, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đào tạo nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng). Cụ thể là:

+ Năm 2014, Quốc Hội thông qua Luật giáo dục nghề nghiệp trong đó có quy định về chương trình đào tạo thường xuyên (bao gồm đào tạo nghề dưới 3 tháng), tổ chức hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tiêu chuẩn của nhà giáo, quyền của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp...

+ Năm 2015, một loạt văn bản mới được ban hành, bao gồm: Quyết định 971/QĐ-TTg sửa đổi bổ sung Quyết định 1956/QĐ-TTg; Quyết định 46/2015/QĐ- TTg quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề; Thơng tư liên tịch số 39/2015/TTLT- BLĐTBXH-BGDĐT-BNV hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện; Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo trình độ sơ cấp và Thơng tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo thường xuyên.

+ Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1600/QĐ-TTg phê duyệt CTMTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, trong đó ghép Đề án 1956 vào CT NTM. Bộ Tài chính ban hành Thơng tư 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề...

Chính nhờ những thuận lợi về mơi trường pháp lý nêu trên, đã và đang tạo đà cho các ngành, các địa phương đã có nhiều hoạt động thiết thực, sáng tạo, đưa ra nhiều mơ hình dạy nghề và hình thức dạy nghề phù hợp. Một số mơ hình đã bước đầu triển khai có hiệu quả, như mơ hình đào tạo nghề cho lao động ở các vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu cây cơng nghiệp như thuốc lá, chè... (có sự phối hợp giữa địa phương và các doanh nghiệp); mơ hình dạy nghề cho lao động trong các làng nghề (có sự phối hợp giữa địa phương, các cơ sở dạy nghề và các làng nghề);

mơ hình dạy nghề ngắn hạn cho người nơng dân ở cộng đồng (có sự phối hợp giữa địa phương, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các trung tâm khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư)... “Qua thí điểm một số mơ hình đào tạo nghề cho lao động vùng chuyên canh ở một số địa phương (Lạng Sơn, Cao Bằng, Tây Ninh, Gia Lai, Bình Định...) cho thấy, kỹ năng nghề của người nông dân đã được cải thiện, chất lượng cây trồng, năng suất lao động, thu nhập của người nông dân đã tăng lên rõ rệt. Nhờ đào tạo nghề, một bộ phận lao động đã có điều kiện ứng dụng khoa học cơng nghệ vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời có định hướng phát triển nghề nghiệp, sản xuất theo hướng bền vững. Đặc biệt, người nơng dân cịn được cung cấp những kỹ năng về hội nhập kinh tế, về các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm của thế giới và Việt Nam; về cách ứng xử với môi trường (công nghệ sạch) và bước đầu được trang bị những kiến thức về khởi nghiệp. Các cơ sở dạy nghề không chỉ thuần túy dạy nghề mà cịn tư vấn, hướng dẫn người nơng dân cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh, bảo đảm “đầu ra” sản phẩm hoặc tiếp nhận lao động sau khi học nghề. Sau khi học nghề, một bộ phận lao động nông thôn đã chuyển đổi nghề nghiệp, có việc làm mới tại các cơ sở cơng nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ tại địa phương, thực hiện “ly nông bất ly hương”. Một bộ phận đã thành lập doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm cho bản thân và cho các lao động khác, góp phần đáng kể trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nơng thơn, góp phần xây dựng nơng thơn mới. Cơ cấu ngành nghề ở khu vực nơng thơn có sự thay đổi theo hướng tích cực: Giảm số lượng và tỷ trọng nhóm hộ nơng, lâm nghiệp, thủy sản; tăng số lượng và tỷ trọng nhóm hộ cơng nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Năm 2018, “số hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ở nông thôn là 9,53 triệu hộ, giảm 248 nghìn hộ so với năm 2017, số hộ cơng nghiệp, xây dựng và dịch vụ là 5,13 triệu hộ, tăng 1,67 triệu hộ so với năm 2013”. Tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề tăng góp phần đáng kể trong việc xóa đói giảm nghèo, phát triển lực lượng sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững” [22, tr.9].

Thứ ba, đã quy định tạo hành lang tích cực ứng dụng thành tựu khoa học - cơng nghệ hiện đại vào q trình quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT. Khoa học -

công nghệ không chỉ cải tiến công cụ lao động, tạo ra những đối tượng lao động mới theo hướng thân thiện và bền vững với môi trường, thúc đẩy sự phát triển của phương tiện sản xuất, hạ tầng kỹ thuật trong sản xuất mà cịn góp phần đáng kể trong nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động ở nông thôn. Việc áp dụng những thành tựu khoa học- cơng nghệ vào chương trình khung pháp luật về ĐTN cho LĐNT đã tạo động lực quan trọng để người lao động tích cực tìm tịi, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Khi ý thức được vai trò của khoa học - cơng nghệ, người lao động nơng thơn sẽ tìm cách thay đổi tập quán sản xuất, cách thức làm việc cho phù hợp. Vì vậy, có thể nói, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT cũng chính là cách thức đào tạo để nâng cao nhận thức, trình độ cho lao động ở nông thôn. Cũng nhờ tạo được hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các DN nước ngoài phát triển cơ sở ĐTN chất lượng cao, hợp tác ĐTN. Theo thống kê, Theo số liệu thống kê, lực lượng lao động nông thôn từ 15 tuổi trở lên của cả nước tính đến thời điểm 01/01/2016 là 54.61 triệu người, tăng 185 ngàn người so với cùng thời điểm năm 2014, trong đó lao động nơng thơn nam chiếm 51.7%; lao động nông thôn nữ chiếm 48.3%. Đến thời điểm trên, lực lượng lao động nông thôn trong độ tuổi lao động nơng thơn ước tính 48.19 triệu người, tăng 506.1 ngàn người so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động nơng thơn nam chiếm 54%; lao động nông thôn nữ chiếm 46%.

Lao động nông thôn từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2015 ước tính 52.9 triệu người, tăng 142 ngàn người so với năm 2014. Trong tổng số lao động nông thôn từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2015, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 44.3% (năm 2014 là 46.3%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22.9% (năm 2014 là 21.5%); khu vực dịch vụ chiếm 32.8% (năm 2014 là 32.2%). Lao động nông thôn từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2015 khu vực thành thị chiếm 31.2%; khu vực nông thôn chiếm 68.8%. Tỷ lệ lao động nông thôn trong độ tuổi đã qua đào tạo năm 2015 ước tính đạt 21.9%, cao hơn mức 19.6% của năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nông thôn trong độ

tuổi năm 2019 là 2.31% (năm 2018 là 2,18%; năm 2014 là 2.10%), trong đó khu vực thành thị là 3.29% (năm 2018 là 3.59%; năm 2014 là 3.40%); khu vực nông thôn là 1.83% (năm 2018 là 1.54%; năm 2014 là 1.49%). Theo Tổng cục Thống kê, nền kinh tế khởi sắc với sự phát triển mạnh của khu vực công nghiệp và dịch vụ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nông thôn trong độ tuổi giảm dần theo quý (quý 1 là 2.43%; quý 2 là 2.42%; quý 3 là 2.35%; quý 4 là 2.12%) và giảm chủ yếu ở khu vực thành thị (quý 1 là 3.43%; quý 2 là 3.53%; quý 3 là 3.38%, quý 4 là 2.91%)” [22, tr.6]. “Ước tính trong năm 2019 cả nước có 56% lao động nơng thơn có việc làm phi chính thức ngồi hộ nơng, lâm nghiệp, thủy sản có việc làm phi chính thức (năm 2018 là 59.3%; năm 2014 là 56.6%), trong đó thành thị là 47.1% (năm 2018 là 49.8%; năm 2014 là 46.7%) và nông thôn là 64.3% (năm 2018 là 67.9%; năm 2014 là 66.0%) . Con số trên tại nước ta đang phải đối mặt với áp lực thiếu hụt lao động có kỹ năng cao ở các cấp độ; thị trường lao động trong nước và thế giới địi hỏi người lao động phải ln ln nâng cao kỹ năng nghề để đáp ứng với yêu cầu thay đổi của cơng nghệ sản xuất hiện đại, địi hỏi của thực tiễn. Trong khi đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có kỹ năng nghề cao cịn thấp. Chất lượng lao động nước ta sức cạnh tranh chưa như mong muốn. Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp so với các nước phát triển như: Mỹ, Đức, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,.... “[24, tr.6].

Thứ tư, khung pháp luật về quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho lao động nông thôn đã cần gắn với tạo việc làm và định hướng nghề nghiệp. Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng của cơng tác khung pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)