“Huyện Phù Mỹ là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định. Phù Mỹ giáp các huyện Hồi Nhơn phía bắc, nam và tây nam giáp Phù Cát, tây bắc giáp Hồi Ân và Biển Đơng ở phía đơng. “Theo thống kê năm 2018 thì huyện Phù Mỹ có diện tích là 548,9km2 với dân số khoảng 188.000 người, trong đó riêng số nữ chiếm tới 96.700 người. Mật độ dân số là 342 người/ km2. Phù Mỹ cũng như Bình Định trước đây thuộc về nền văn hóa Sa Huỳnh, sau đó thuộc sứ Việt Thường Thị rồi sau này thuộc về vương quốc Chămpa. Năm 1471, sau khi đánh phá Chiêm Thành và mở bờ cõi tới núi Thạch Bi ( Phú Yên), vua Lê Thánh Tông đã đặt phủ Phù Ly để cai quản những cư dân Chiêm Thành còn ở lại và những tù nhân hay dân nghèo miền bắc được đưa vào. Sau này qua mấy lần nhập tách thì Phù Ly được chia đôi thành Phù Cát và Phù Mỹ lấy dịng sơng La Tinh làm ranh giới. Trong những năm chịu sự quản lý của chính quyền Sài Gịn nơi đây được gọi là phủ Phù Mỹ. Sau 1975 được đổi thành huyện Phù Mỹ” [24,tr.6].
“Huyện Phù Mỹ có 19 đơn vị hành chính cấp xã và 2 thị trấn gồm: thị trấn Phù Mỹ và Bình Dương, các xã là: Mỹ An, Mỹ Cát, Mỹ Chánh, Mỹ Chánh Tây, Mỹ Châu, Mỹ Đức, Mỹ Hiệp, Mỹ Hòa, Mỹ Lộc, Mỹ Lợi, Mỹ Phong, Mỹ Quang, Mỹ Tài, Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ Thắng và Mỹ Trinh. “Theo đó, nhiệm kỳ 2015 - 2020, phát huy khối đại đồn kết, thống nhất, khắc phục khó khăn, Đảng bộ và nhân dân huyện Phù Mỹ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Kinh tế của huyện tiếp tục phát triển và duy trì tốc độ tăng trưởng khá; hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra, nổi bật là các chỉ tiêu lớn về phát triển kinh tế đạt khá cao và vượt so với Nghị quyết như: Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 11,07% (vượt 0,37%), trong đó nơng – lâm – thủy sản tăng 6,46% (vượt 1,06%), công nghiệp – xây dựng tăng 12,04% (vượt 0,14%), thương mại – dịch vụ tăng 16,74% (vượt 0,04%); cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Ngành nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, huyện cũng đã nỗ lực xây dựng và hình thành các vùng sản xuất chuyên canh cây trồng, vật nuôi, vùng nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng cơng nghệ cao đem lại hiệu quả kinh tế. Ngành cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định, tăng gần
gấp đôi so với đầu nhiệm kỳ. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện. Đã chủ động khai thác, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, các doanh nghiệp và nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới, chỉnh trang đơ thị, dự kiến đến năm 2020, tồn huyện có 12/16 xã đạt chuẩn nơng thôn mới, đạt tỷ lệ 75%, gấp 1,5 lần so với Nghị quyết đề ra; diện mạo nông thôn, đô thị ngày một khang trang hơn. Lĩnh vực văn hóa – xã hội chuyển biến tiến bộ theo hướng chuẩn hóa, có 90% thơn, khu phố và 96% số hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa; giáo dục có bước phát triển, chất lượng dạy và học được nâng lên, số trường đạt chuẩn quốc gia vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 52,35 triệu đồng, tăng hơn 1,7 lần so với năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,6%. Quốc phịng được củng cố; an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hàng năm, kết nạp đảng viên mới tăng đạt 3,5% so với tổng số đảng viên đầu nhiệm kỳ. Hệ thống chính trị đã xây dựng được khối đoàn kết, thống nhất, tạo được đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân vì sự phát triển của huyện” [23].
Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đang đặt ra yêu cầu, xác định nhóm nhiệm vụ trọng tâm khâu đột phá. Trong đó, nâng cao chất lượng đào tạo lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.