Hạn chế pháp luật về quản lý nhà nước đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 45 - 52)

lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nơng thơn đã hình thành tích cực liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh để tìm hiểu nhu cầu nhân sự của họ; từ đó có định hướng về nghề nghiệp cho người lao động khi tham gia đào tạo. Hơn nữa, các cơ sở khung pháp luật về quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn quy định cấp chứng chỉ nghề nghiệp cho người học, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để lao động nơng thơn có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi học nghề.

2.1.2. Hạn chế pháp luật về quản lý nhà nước đào tạo nghề cho lao động nông thôn nông thôn

Thứ nhất, quy định pháp luật về trách nhiệm của nhà nước trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chưa có quy định rõ ràng và phân cấp quản lý trong việc xác định nội dung quan hệ pháp lý về trách nhiệm của nhà nước trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo từng loại đối tượng người lao động là ĐTNLĐNT, bởi lẽ, nếu được phân loại cụ thể sẽ thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý sẽ rõ ràng hơn theo quy định của pháp luật, lao động nông thôn đối với từng lĩnh vực như: LĐNT làm nông nghiệp hay công nghiệp,..... Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều đối tượng khác cần sự giúp đỡ về vật chất hoặc tinh thần của Nhà nước và cộng đồng nhưng chưa được pháp luật quy định như người LĐ tại vùng sâu vùng xa… về việc tạo điều kiện cơ hội tiếp cận việc làm và giải quyết việc làm.

Việc xác định tiêu chí để xác định đối tượng hiện nay khơng thống nhất, có được coi là đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng như các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương thì khơng được. Tiêu chí để xác định đối tượng hiện nay khơng thống nhất quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn,… Mặc dù số đối tượng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng mở rộng, nhưng chưa bao phủ hết các đối tượng được tham gia ĐTNLĐNT trong xã hội cần trợ giúp, như: người có thu nhập thấp ở khu vực ven thành thị; một số nhóm đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn; hộ nơng dân mất tư liệu sản xuất do đơ thị hố hoặc

cơng nghiệp hố, khơng thể chuyển đổi ngành nghề, họ phải di cư ra thành phố tìm kiếm việc làm, họ gặp rất nhiều khó khăn về nơi ăn, chốn ở, cũng như tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản…Chưa có quy định cụ thể rõ ràng, cịn chung chung mang tính khung pháp lý ngun tắc chung chung.

Thứ hai, quản lý nhà nước hiện nay chưa có nhiều quy định mang tính đặc thù về chính sách xuất khẩu lao động cho lao động nơng thơn. Hiện nay, chính sách

ưu đãi cho vay với lãi suất thấp để học nghề đi XKLĐ cho lao động nông thôn chưa thực hiện được nhiều, chưa có chính sách ưu đãi cho các đối tượng lao động nông thôn nặng. Do vậy, chưa tạo được sự thu hút đột phá cho đa số nhóm đối tượng lao động nông thôn tham gia học nghề tại các chương trình do các doanh nghiệp, cơ quan lao động xã hội đứng ra thực hiện tổ chức, mà họ sẽ tự tìm kiếm, tham gia các khóa do các trung tâm, doanh nghiệp tổ chức.

Đồng thời, thể chế hiện chưa có văn bản chính sách, quy định nào buộc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ phải thực hiện đào tạo cho người lao động nông thôn. Do các công ty và người lao động muốn tiết kiệm chi phí nên trước khi đi XKLĐ họ khơng thực sự tham gia đào tạo một cách nghiêm túc, kể cả tập huấn ngắn hạn về kĩ năng nghề, ý thức chấp hành kỉ luật lao động, luật pháp… Điều này làm giảm chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngồi.

Chưa có văn bản quy định đặc thù việc thực hiện phổ biến tuyên truyền về chính sách đào tạo nghề dành riêng cho LĐ là NT như: XKLĐ bằng con đường như thế nào? ưu đãi hay tự túc. Bên cạnh đó, q trình hỗ trợ, giải quyết TTHC cho lao động nông thôn đi XKLĐ.

Thứ ba, quy định pháp luật về Trung tâm quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đặc biệt ngày 20/6/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành theo Quyết định số 899/QĐ-TTg “Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020”. Trong đó “Hỗ trợ tạo việc làm cho lao động nông thôn” là một nội dung quan trọng trong Dự án Phát triển thị trường lao động và việc làm thuộc Chương trình này. Mặc dù thời gian thực hiện các hoạt động

ngắn, nhưng các cơ quan/ đơn vị đã tập trung triển khai thực hiện. Theo báo cáo của các địa phương, đến hết tháng 6/2019, cơ bản các địa phương đã hồn thành 60- 90% khối lượng cơng việc theo hợp đồng đã ký. Bên cạnh đó, Cục Việc làm - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các địa phương tiếp tục tuyên truyền thông tin, tổ chức các hoạt động về việc làm đến người lao động tại NT, nhằm tạo công ăn việc làm, thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo của quốc gia. Tuy nhiên, quy định của Quyết định số 899/QĐ-TTg chưa bám sát thực tiễn, khó vận dụng, bởi lẽ, ĐTNLĐNT rất khó tiếp cận vốn vay ưu đãi để học nghề hoặc mở các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân là Ngân hàng Chính sách xã hội từ năm 2014 đến nay không được bổ sung nguồn vốn từ Nhà nước. Ngân hàng chỉ thực hiện bằng nguồn vốn quay vịng. Chưa có nguồn vốn dành riêng cho LĐNT vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ LĐNT sau đào tạo nghề tìm được việc làm cịn thấp và chủ yếu là tự tạo việc làm. Nguyên nhân do 80% LĐNT sống ở nơng thơn, trình độ văn hóa thấp, mơi trường thiếu thơng tin về việc làm. Bản thân LĐNT thường sống khép kín, thụ động, cộng thêm những rào cản xã hội như thái độ phân biệt, đối xử... nên khơng quan tâm đến việc tìm việc làm. Một số gia đình thương con, em mình bị ở địa phương bị thất nghiệp vất vả nên khơng đồng ý cho con em mình đi làm vất vả mưu sinh. Bên cạnh đó, các đơn vị, tổ chức sử dụng lao động cũng chưa sẵn sàng nhận ĐTNLĐNT vào làm việc, vì hiệu quả làm việc của họ không cao và họ không chủ động được một số hoạt động như những LĐ ở thành thị.

Thứ tư, việc quy định dạy nghề, học nghề để tiếp cận thị trường lao động còn khá chung chung, khơng hề có quy định về chế độ ưu đãi cho giáo viên dạy nghề bởi những người trực tiếp giảng dạy cho lao động nông thôn cũng cần phải được hưởng các chế độ ưu đãi hơn so với giáo viên bình thường để thu hút đội ngũ giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu chất lượng. Bộ luật lao động 2012 khơng có quy định về quyền học nghề của lao động

nông thôn mà chỉ quy định Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của lao động là lao động … theo quy định của Luật lao động nơng thơn tại BLLĐ. Theo

đó, Nhà nước bảo đảm để lao động nơng thơn được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác. Tuy nhiên, quyền học nghề là một trong những quyền lợi cơ bản mà lao động nông thôn được hưởng trong lĩnh vực lao động, quyền này phải được ghi nhận trước tiên trong pháp luật lao động. Vì vậy, về quyền học nghề của lao động nông thôn chưa rõ ràng trong Bộ luật lao động 2012 và thậm chí BLLĐ năm 2019 để tạo cơ sở pháp lý cho việc thi hành quy định về dạy nghề cho lao động nông thôn giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi chính đáng của lao động nông thôn khi tham gia vào quan hệ lao động.

Để khuyến khích và bảo vệ tốt nhất quyền học nghề của lao động nông thôn, pháp luật cần tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề và các giáo viên dạy nghề cho lao động nơng thơn được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt. Bộ luật lao động 2012 khơng có quy định cụ thể về vấn đề này, trong khi Luật lao động quy định cơ sở dạy nghề, tổ chức dạy nghề cho lao động …được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật tại Điều 32, Khoản 3. Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 hướng dẫn thi hành Luật lao động cũng khơng có quy định chi tiết về chính sách ưu đãi đối với cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn như thế nào. Do vậy, Bộ luật lao động 2012 và BLLĐ 2019 cũng quy định nguyên tắc chung mà thôi cần bổ sung thêm quy định về chính sách ưu đãi cho các cơ sở dạy nghề, tổ chức dạy nghề cho lao động nơng thơn và cụ thể hóa quy định này trong nghị định hướng dẫn thi hành.

Một điểm bất cập nữa là pháp luật lao động khơng hề có quy định về chế độ ưu đãi cho giáo viên dạy nghề bởi những người trực tiếp giảng dạy cho lao động nông thôn cũng cần phải được hưởng các chế độ ưu đãi hơn so với giáo viên bình thường để thu hút đội ngũ giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu chất lượng. Luật lao động và Luật dạy nghề cũng đã có quy định chính sách ưu đãi trong đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng, phương pháp dạy nghề đối với giáo viên dạy nghề cho chung chung tại trung tâm dạy nghề mà thơi. Cùng với chế độ chính sách về tiền lương, chính sách đối với nhà giáo ở trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, giáo

viên dạy nghề cho lao động nơng thơn cịn được hưởng phụ cấp đặc thù theo quy định của Chính phủ. Vì vậy, nên chăng bổ sung các quy định về chế độ ưu đãi đối với giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn trong Bộ luật lao động 2019 và nghị định hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật lao động 2019 về dạy nghề cho lao động nông thôn để đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ với các văn bản pháp luật có liên quan, cũng là để khuyến khích việc thực hiện quyền học nghề của lao động nông thơn.

Thứ năm, chưa có quy định cụ thể về công tác tuyển dụng và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn.

Luật lao động nơng thơn có quy định cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là lao động nông thôn tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp cơng việc , bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho lao động nông thôn đồng thời phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là lao động nơng thơn. Tổ chức giới thiệu việc làm có trách nhiệm tư vấn học nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn. Thực tế áp dụng pháp luật cho thấy, rất nhiều trường hợp lao động nông thôn bị phân biệt đối xử vì lý do khơng rõ ràng ngay trong quá trình tuyển dụng và làm việc. Do vậy, thiết nghĩ pháp luật lao động cũng nên bổ sung quy định về nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử trong quá trình tuyển dụng và quá trình làm việc của lao động nơng thơn. Theo đó, nghị định hướng dẫn thi hành cần quy định cụ thể các hành vi bị coi là phân biệt đối xử trong quá trình tuyển dụng và làm việc của lao động nơng thơn. Ngồi ra, Bộ luật lao động cần bổ sung quy định về quyền được tư vấn và giới thiệu việc làm miễn phí của lao động nơng thơn.

Thứ sáu, chưa có quy định chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật về việc làm và quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Cho đến hiện nay chưa có chế tài nào đặt ra đối với các doanh nghiệp nếu không thực hiện việc báo cáo ĐTN cho LĐNT là như thế nào. Chính vì thế các doanh nghiệp coi nhẹ việc báo cáo và thậm chí khơng báo cáo về việc ĐTN cho LĐNT trong doanh nghiệp của mình. Cho nên việc quản lý nhà nước về ĐTN cho

LĐNT để người lao động để làm việc cho doanh nghiệp theo thời hạn đã cam kết là khơng có hiệu quả, dễ dàng và linh hoạt hơn so với các cơ sở ĐTN cho LĐNT khác. Như vậy để tránh các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTN cho LĐNT trong doanh nghiệp mang tính hình thức nên cần phải bổ sung các quy định để kiểm soát việc doanh nghiệp báo cáo kết quả dạy nghề với Sở Lao động – Thương binh và xã hội để làm việc tại doanh nghiệp theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng học nghề. Cũng cần có hướng dẫn cụ thể hơn cho các doanh nghiệp về thủ tục phải báo cáo này, phải có những mẫu giấy tờ gì. Ngồi ra cũng cần bổ sung các quy định về cơ quan kiểm soát việc báo cáo của các doanh nghiệp là có hay khơng, báo cáo trung thực hay khơng trung thực, và chế tài cho những doanh nghiệp khi không thực hiện việc báo cáo về hoạt động dạy nghề phải chịu là như thế nào. Và trên thực tế các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định khi được hỏi về việc làm báo này thì hầu như tất cả đều trả lời là chỉ biết tự làm báo cáo và kê khai số lao động được tuyển dụng vào làm việc cho doanh nghiệp và số lao động được doanh nghiệp được tuyển vào học nghề và làm việc theo cam kết cho doanh nghiệp chứ khơng có văn bản hay mẫu giấy tờ nào hướng dẫn. Nên các doanh nghiệp chỉ làm mang tính chất cho xong, vì khi doanh nghiệp mang báo cáo đó đến Sở Lao động – Thương binh và xã hội nộp chưa thấy phải sửa hay phải kê khai lại bao giờ.

Việc áp dụng các chế tài để xử lý hành vi vi phạm pháp luật về việc làm và quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nơng thơn là một trong những biện pháp mang tính răn đe cao, hiệu quả trong việc ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm quyền của nhóm yếu thế trong các quan hệ lao động. Trách nhiệm hành chính có thể áp dụng cho các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về quyền của lao động nông thôn chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt hành chính trong lĩnh vực cơng tác lao động nơng thơn nói riêng. Các hình thức xử phạt chính có thể bị áp dụng là cảnh cáo hoặc phạt tiền, kèm theo các hình thức xử phạt chính có thể có các biện pháp bổ sung tùy từng trường hợp cụ thể. Pháp luật lao động quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP

ngày 22/8/2013 và Nghị định 88/2015/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng thì rất thấp. Tuy nhiên, như đã phân tích, lao động nơng thơn có những đặc thù riêng về mặt tâm, sinh lý nên có quyền được hưởng các biện pháp bảo vệ đặc biệt của pháp luật để đảm bảo quyền bình đẳng của lao động nơng thơn với các cá nhân khác khi tham gia quan hệ lao động. Việc pháp luật lao động khơng có quy định cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)