Yếu tố xã hội và môi trườnglao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 36 - 38)

Các yếu tố xã hội và mơi trường có quan hệ mật thiết, bổ trợ cho nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của lao động nông thôn. Nếu mơi trường xã hội tốt thì các nhân tố cấu thành mơi trường sẽ bổ trợ cho nhau, lao động nông thôn sống sẽ được hưởng đầy đủ các quyền: sống, làm việc, cống hiến, hưởng thụ. Ngược lại, môi trường sống xấu, các nhân tố cấu thành loại trừ nhau và tác động tiêu cực đến sự sống, làm việc, cống hiến và hưởng thụ của lao động nông thôn. Lao động nông thôn với tư cách là lao động chủ yếu làm ra kinh tế tại địa bàn NT nhất định nên chịu tác động đầy đủ của môi trường xã hội mà họ đang sống và làm việc, cống hiến và hưởng thụ. Các tác động của xã hội đến lao động nơng thơn là rất mạnh mẽ vì họ là những người trẻ tuổi, năng động, nhạy cảm với môi trường xung quanh. Chúng ta có thể thấy sự tác động này qua một số biểu hiện sau đây: Sự ổn định về chính trị và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của nước ta trong những năm gần đây, cùng với chính sách mở cửa, hội nhập ngày càng sâu và đầy đủ vào nền kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ đến việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên nước ta. Tỷ lệ lao động nông thôn theo học khối ngành kinh tế - xã hội và học nghề là rất lớn, trái ngược hẳn với thời kỳ bao cấp trước đây.

Sự bùng nổ của thông tin đang là công cụ hữu hiệu giúp lao động nông thôn học nghề tốt hơn thông qua việc dễ dàng tìm kiếm, cập nhật thông tin, tiếp cận nhanh chóng với tri thức nhân loại, tăng cường khả năng tự học, đa dạng hóa loại hình học nghề, cơ hội học nghề; mặt trái của nó là ảnh hưởng của các sản phẩm văn hóa độc hại, bạo lực vừa tốn nhiều thời gian lại vừa tác động xấu đến đạo đức của lao động nơng thơn và từ đó làm giảm chất lượng học nghề. Xu hướng sống độc lập trên thế giới đã tác động mạnh mẽ đến giới trẻ, nhất là lao động nông thôn. Họ ngày càng bớt phụ thuộc vào gia đình trong việc lựa chọn nghề nghiệp, ngành học. Sự năng động của họ ngày càng cao đã tác động tích cực đến kết quả rèn luyện và học nghề nhờ sự chủ động hơn trong quá trình học và nghiên cứu…

Tiểu kết Chương 1

Thứ nhất, tác giả đã hệ thống những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về

đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, trong đó đăc biệt đã làm rõ các vấn đề: đào tạo nghề, quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chủ thể, nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn...

Thứ hai, dựa vào Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 và Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ngày 27 tháng 11 năm 2009 đã nêu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Luật Dạy nghề 2014 đã nêu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đồng thời cũng quy định về thẩm quyền của các cơ quan QLNN về quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nơng thơn...

Từ đó đưa ra nội dung và sự cần thiết của quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thơn QLNN, đó là cơ sở thực tiễn trong lĩnh vực này.

Thứ 3, trên cơ sở đó tác giả xác định mơ hình về ĐTN cho LĐNT ở các địa

phương trong nước để có thể nghiên cứu áp dụng thực hiện đánh giá công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)