Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 81 - 86)

nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thơn tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Thứ nhất, đề xuất liên quan đến thực hiện chính sách tín dụng. Để chương

các bộ, ngành liên quan xem xét, phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo từng năm đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của hộ vay, chủ cơ sở và doanh nghiệp. Phân bổ nguồn vốn hỗ trợ và nguồn vốn cho vay đồng bộ để các địa phương chủ động thực hiện. Bố trí cấp bổ sung vốn Điều lệ cho NHCSXH theo nội dung Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tạo điều kiện cho NHCSXH được tiếp cận với nguồn vốn ODA để tạo lập nguồn vốn ổn định, lâu dài, lãi suất thấp để tăng nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đối với HĐND và UBND huyện Phù Mỹ, học viên cũng kiến nghị chính quyền huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định tập trung chỉ đạo các ngành thực hiện tốt chính sách tín dụng hộ ĐTN LĐNT về giải quyết việc làm. Hàng năm bố trí đủ tỷ lệ vốn vay từ nguồn vốn ngân sách địa phương theo quy định của Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002, ưu tiên từ nguồn tăng thu và tiết kiệm chi để ủy thác cho NHCSXH cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn.

Để phát huy hiệu quả hơn nguồn vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm, chính quyền huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định cần quan tâm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn (khuyến công, nông, lâm, ngư…) hướng dẫn dạy nghề, định hướng sản xuất, tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật đối với các hộ vay vốn. Phối hợp, lồng ghép vốn tín dụng chính sách với các dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi, phối hợp chặt chẽ với NHCSXH, các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác và các Tổ tiết kiệm & vay vốn đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước đến nhân dân. Đồng thời, hướng dẫn cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn vay đúng mục đích và quản lý, giám sát thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi.

Thứ hai, đề xuất liên quan đến thực hiện chính sách đào tạo nghề cho

ĐTNLĐNT

Đề xuất với Trung Ương và tỉnh Bình Định tăng cường, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trung tâm đào tạo nghề trong khối đơn vị hành chính sự

nghiệp để từ đó nâng cao chất lượng đào tạo nghề và thu hút người lao động tham gia học tập.

Đề xuất với các bộ, ngành nghiên cứu ban hành các chính sách ưu đãi thuế, chính sách cho vay vốn lãi suất thấp đối với các trung tâm đào tạo nghề ngồi cơng lập để phát trển hệ thống dạy nghề đa dạng, chất lượng cao trên địa bàn, từ đó cũng thu hút người lao động hào hứng tham gia học nghề nhiều hơn nữa.

Thứ ba, đề xuất liên quan đến hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tạo việc

làm và tham gia ĐTNLĐNT.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định tiếp cận chính sách đất đai, mặt bằng sản xuất. Thực tế cho thấy, trong quá trình các DN triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do quỹ đất khơng nhiều. Vì vậy chính sách đất đai của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định cần dựa trên cơ sở khuyến khích sản xuất phát triển, hồn thành quy hoạch sử dụng đất đai, đẩy nhanh tiến độ giao quyền sử dụng đất. Để tạo điều kiện cho DN trong việc tiếp cận đất đai và có thể sử dụng quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp, cầm cố vay vốn từ các tổ chức tín dụng, Nhà nước và chính quyền địa phương phải có chính sách rất cụ thể.

Hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh, tự tạo việc làm và cung cấp kỹ năng quản trị doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ cho lao động nông thôn; đồng thời giúp họ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, ưu tiên cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho lao động nông thôn.

Thứ tư, đề xuất liên quan chính sách xuất khẩu lao động cho LĐNT. Đề xuất

Trung Ương và tỉnh Bình Định có chính sách, chương trình bồi dưỡng, tun truyền nâng cao trình độ văn hóa cho người đi XKLĐ. Bởi lẽ, các chương trình, chính sách này đang được thực hiện một cách chưa đồng bộ, rộng khắp các vùng trên cả nước. Nếu được hỗ trợ các chương trình như vậy, người lao động sẽ có ý thức trách nhiệm tốt hơn trong việc thực hiện pháp luật cũng như ứng xử văn hóa tại quốc gia làm việc. Cùng với đó, các bộ, ngành nghiên cứu nâng cao định mức hỗ trợ sinh hoạt, ăn ở, đi lại cho người đi XKLĐ, bởi lẽ định mức hiện nay đã thấp do trượt giá. Bên

cạnh đó, có các chính sách ưu đãi đồng đều giữa các đối tượng lao động nơng thơn. Đồng thời, đơn giản hóa qui trình, thủ tục cho doanh nghiệp và người lao động đi xuất khẩu, những qui định hiện tại vẫn cịn gây nhiều khó khăn, phiền hà cho cả doanh nghiệp và người lao động.

Thứ năm, chính quyền nhân dân các địa phương và các cơ quan có liên quan phải xác định địa phương mình có những ưu thế nào trong các ngành nghề dành riêng cho lao động nông thôn để triển khai công tác việc làm cho lao động nông thôn tại địa phương đó. Mỗi địa phương cần đánh giá đúng những hạn chế, ưu

thế của chính lao động nơng thơn để lựa chọn những ngành nghề lợi thế làm ngành nghề mũi nhọn cho lao động nông thôn tại địa phương. Xây dựng các chính sách ưu tiên về sản phẩm do lao động nông thôn làm ra như: ngành thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, ghép tranh lá, tranh cát, đồ họa, lắp ráp một số bộ phận điện tử… là những ngành nghề cần sự tỉ mẩn, chăm chỉ, khéo léo mà lao động nơng thơn có những đức tính đáng q đó. Nhà nước cần tìm kiếm, giới thiệu đầu ra cho các sản phẩm này của lao động nông thôn.

Tiểu kết Chương 3

Từ những nghiên cứu, luận cứ khoa học và thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thơn tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định tại Chương 1 và Chương 2, trên cơ sở điều kiện tự nhiên và xã hội, tình hình phát triển KT-XH, quy hoạch, kế hoạch và dự báo nhu cầu ĐTN cho LĐNT của huyện trong thời gian tới và đến năm 2020, tác giả luận văn đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH của huyện trong thời gian tới. Đồng thời, đề xuất kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, ban hành chính sách phù hợp với từng địa phương, từng thời kỳ, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực lao động trong nước cũng như hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Bình Định nói chung, của huyện Phù Mỹ nói riêng nhằm phát triển KT- XH.

KẾT LUẬN

Việc thực hiện các chính sách quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định được thể hiện qua cách nhìn nhận, đánh giá của đào tạo nghề cho lao động nơng thơn thụ hưởng chính sách.

Song song với phát triển kinh tế, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đã quan tâm đến cơng tác đào tạo nghề, song vẫn cịn những hạn chế như đối tượng được hưởng các chính sách hạn chế, định mức hưởng còn thấp, việc triển khai các chính sách quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định chưa đồng bộ, chưa đánh giá chính xác và nắm bắt được tác động tích cực, hạn chế của chính sách để điều chỉnh cho phù hợp...Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên trong việc triển khai các chính sách quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nơng thơn tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Luận văn tiếp cận chính sách quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao

động nơng thơn là một trong những chính sách xã hội thuộc hệ thống chính sách an sinh xã hội có vai trị quan trọng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ban hành phù hợp với điều kiện thực tế đồng thời được triển khai hiệu quả có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện để huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định sớm trở thành huyện văn minh, hiện đại. )

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)