Nội dung cơ bản quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho hoạt động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 29 - 34)

nơng thơn

Thứ nhất, đó là việc ban hành chính sách, pháp luật về ĐTN cho LĐNT. Đây là nội dung quản lý Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc tạo lập các điều kiện về môi trường pháp lý, tạo sân chơi cho quan hệ pháp luật về nghề cho LĐNT

được xác lập, duy trì và phát triển, điều tiết các quan hệ pháp luật về ĐTN cho LĐNT … nhằm đảm bảo quyền lợi của người học nghề, doanh nghiệp, người sử dụng lao động trong quan hệ nghề cho LĐNT, cho cơ sở ĐTN cho LĐNT; cũng như nhằm đồng thời ngăn ngừa hạn chế sự vi phạm từ phía người sử dụng lao động và cơ sở ĐTN cho LĐNT.

Thơng qua đó, nhà nước sẽ ban hành quy định các chính sách về nhân lực; lao động và sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Thơng thường hoạt động quản lý về ĐTN cho LĐNT trên cơ sở ban hành và thực hiện các văn bản chính sách, pháp luật để điều chỉnh về cơ sở nghề cho lao động nông thôn, doanh nghiệp trong mối quan hệ ĐTN cho LĐNT và người học nghề. Thơng qua đó, nhà nước tiến hành theo dõi, xây dựng kế hoạch, nguồn nhân lực, dạy nghề, phát triển kỹ năng nghề đối với người lao động. Ngoài ra, pháp luật quy định một cách cụ thể trực tiếp các cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động nghề cho lao động nông thôn, các hành vi vi phạm và các chế tài xử lí đối với hành vi vi phạm hoạt động nghề cho lao động nông thôn.

Việc tạo lập môi trường hành lang pháp lý và các điều thuận lợi đối với các hoạt động ĐTN cho LĐNT là nhiệm vụ tiên quyết thông qua việc ban hành phê duyệt các chính sách, như: (1) Chính sách đối với người học; (2) Chính sách đối với đội ngũ dạy nghề; (3) Chính sách đối với cơ sở dạy nghề; (4) Kể cả việc ban hành chính sách, pháp luật quy định về phân cấp, thẩm quyền của các cơ quan QLNN về ĐTN cho LĐNT. Pháp luật quy định thẩm quyền cơ quan quản lý đối với hoạt động ĐTN cho LĐNT và quy định các biện pháp để thực hiện việc quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT có hiệu quả.

Chẳng hạn: “Theo Luật giáo dục Việt Nam năm 1998 quy định, dạy nghề là một bộ phận thuộc giáo dục nghề nghiệp, bao gồm loại hình dạy nghề ngắn hạn (dưới 1 năm) và dạy nghề dài hạn (từ 1-3 năm). Hai loại hình này được thực hiện tại các trường dạy nghề, trường trung học và cao đẳng có dạy nghề. Ngồi ra, dạy nghề ngắn hạn cịn được thực hiện tại các trung tâm dạy nghề. Từ khi Luật Đào tạo nghề cho lao động nông thơn có hiệu lực (từ 31/7/2007), hệ thống chính sách khuyến khích học nghề cũng được hồn thiện và phát triển, đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong phát triển nghề nghiệp cho người lao động. “Hai loại hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (ngắn hạn và dài hạn) được chuyển thành ĐTN cho LĐNT theo 3 cấp trình độ: cao đẳng nghề (CĐN), trung cấp nghề (TCN), sơ cấp nghề (SCN) và ĐTN cho LĐNT thường xuyên. Trong đó, ĐTN cho LĐNT ở trình độ trung cấp nghề để trang bị cho người học nghề: có chuẩn kiến thức chun mơn và năng lực, kỹ năng thực hành những nhóm cơng việc của một nghề; hình thành khả năng làm việc độc lập cũng như khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào các cơng việc này; có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật với tác phong cơng nghiệp, có đủ sức khoẻ,… nhằm tạo đủ điều kiện cho người học nghề ra trường có khả năng tìm kiếm được việc làm, tự tạo việc làm hoặc sẽ tiếp tục nâng cấp học ở trình độ cao hơn – nếu có nhu cầu. Với thời gian để học trình độ trung cấp nghề từ 1 - 2 năm áp dụng cho người có bằng tốt nghiệp cấp III; và từ 3 - 4 năm học dành cho người chỉ có bằng tốt nghiệp cấp II. Cịn đối với ĐTN cho LĐNT ở trình độ sơ cấp là để trang bị cho người học nghề: có đủ năng lực, kỹ năng thực

hành đối với một nghề giản đơn hoặc năng lực, kỹ năng thực hành đối với một số cơng việc nhất định của một nghề; có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật với tác phong cơng nghiệp, có đủ sức khoẻ, nhằm tạo đủ điều kiện cần thiết để người học nghề ra trường có khả năng tìm kiếm được việc làm, tự tạo việc làm hoặc sẽ theo học ở trình độ nâng cao - khi họ có nhu cầu. Thời gian học sơ cấp nghề được thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm, tương đương với 200 giờ trở lên áp dụng cho người có trình độ học vấn, có sức khoẻ phù hợp với nghề cần theo học” [17,tr.51]. Bên cạnh đó, cịn có hình thức ĐTN cho LĐNT thường xuyên dưới 3 tháng: là những khóa học mang tính linh hoạt về nội dung, thời gian và địa điểm theo nhu cầu của người học và thị trường lao động; chưa hội đủ các tiêu chí như chương trình ĐTN cho LĐNT sơ cấp; bao gồm: Chương trình bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức và kỹ năng; Chương trình ĐTN cho LĐNT theo hình thức kèm cặp, truyền nghề; Chương trình chuyển giao cơng nghệ.

Thứ hai, đó là hệ thống cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN cho LĐNT và đội ngũ nhân sự công chức để tiến hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lĩnh vực này. Mặt khác, Nhà nước còn xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề cho LĐNT để triển khai công tác này. Đồng thời, Nhà nước tiến hành việc tổ chức các nguồn lực đầu tư, nhất tài chính ngân sách… để xây dựng cơ sở vật chất các cơ sở ĐTN cho LĐNT nhằm đạt chuẩn quy định. Ngoài ra, Nhà nước tập trung sử dụng cơ chế nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế về ĐTN cho LĐNT.

Chẳng hạn: Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 và Nghị định 48/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp đã quy định rõ về tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN, theo đó Chính phủ thống nhất thực hiện cơng tác QLNN về ĐTN trên cả nước. Thẩm quyền của các cơ quan QLNN về ĐTN cho LĐNT Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020” và Quyết định 971/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2015 sửa đổi, bổ sung Đề án “ĐTN cho LĐNT” đã nêu rõ về thẩm quyền của các cơ quan QLNN về ĐTN cho LĐNT.

Tại Điều 3 Nghị định 48/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp ban hành thì nội dung này được quy định bao gồm: (i) cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương; (ii) cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở địa phương: UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của Chính phủ và theo quy định tại Nghị định 48/2015/NĐ-CP Nghị định này.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, cơ quan quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT sẽ là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT. UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn” [9,tr.21].

“Thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT theo quy định của Luật đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chịu trách nhiệm: “(i) xây dựng và ban hành danh mục các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; danh mục ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu. Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp cho từng ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các ngành, nghề trọng điểm quốc gia; ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu; ngành, nghề do cơ quan quản lý nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo và ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh. Quản lý Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc ĐTN cho LĐNT. Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện tham chiếu các trình độ thuộc ĐTN cho LĐNT theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ ASEAN và trình độ ĐTN cho LĐNT của các khung trình độ quốc gia khác. Quy định hệ thống biểu mẫu tối thiểu trong đào tạo; mẫu bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và quy chế quản lý văn bằng, chứng chỉ đào tạo

nghề nghiệp ở các cấp trình độ; xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến về cấp văn bằng, chứng chỉ ĐTN cho LĐNT. Quy định về đào tạo thường xuyên; học nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề; đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, nâng cao năng lực nghề nghiệp cho người lao động, ĐTN cho LĐNT. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định việc đưa học sinh, sinh viên Việt Nam đi đào tạo nghề nghiệp ở nước ngoài và tiếp nhận người nước ngoài vào học tại các cơ sở ĐTN cho LĐNT của Việt Nam...... Bên cạnh đó, cịn có các cơ quan có thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT theo quy định phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp; tổ chức xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của từng trình độ đào tạo đối với các ngành, nghề chun mơn đặc thù. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện nội dung chun mơn, nghiệp vụ trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý đối với các ngành, nghề chuyên môn đặc thù thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành theo quy định” [31,tr.14].

Cịn cấp chính quyền địa phương thực hiện UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ về phát triển ĐTN cho LĐNT, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh theo quy định. “UBND cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về phát triển ĐTN cho LĐNT trên địa bàn huyện theo quy định. UBND cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước UBND cấp trên về phát triển ĐTN cho LĐNT trên địa bàn xã theo quy định” [9,tr.221].

Thứ ba, đó là việc Nhà nước triển khai các công cụ hoạt động giám sát, thanh tra và kiểm tra đối với công tác ĐTN cho LĐNT. Chẳng hạn, việc ap dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn và phòng ngừa những vi phạm pháp luật như: kiểm tra giấy phép đào tạo nghề,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)