Trường TCN 1 1 1 2 Trung tâm GDTX và Dạy nghề Phù M 1 1 1 1 CSDN khác 1 2 2 5
Thứ hai, huyện Phù Mỹ đã đã dạng nguồn lực thực hiện đào tạo nghề nông thôn trên cơ sở quy định của chính quyền cấp trên, theo đó, trên cơ sở Bộ luật Lao
động ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2012, Chính phủ đã ban hành nhiều các văn bản để cụ thể hóa chính sách tín dụng cho thanh niên để tạo việc làm: Ngày 05/04/2005 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 71/2005/QĐ-TTg về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm; Ngày 23/01/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 15/2008/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 71/2005/QĐ-TTg về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm. Trên cơ sở đó, chính sách tín dụng tạo việc làm được thực hiện đến nay có các điểm cơ bản như sau:
+ Vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm (gọi là Quỹ cho vay giải quyết việc làm) được dùng để cho vay hỗ trợ các dự án nhỏ nhằm tạo thêm việc làm, được quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương.
+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Chương trình giải quyết việc làm và Quỹ cho vay giải quyết việc làm, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ nguồn vốn, và giao chỉ tiêu thực hiện cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan trung ương của các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nơng dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam và Bộ Quốc phòng, gọi chung là cơ quan thực hiện Chương trình. Ngồi ra, cịn có các biện pháp hỗ trợ như khuyến khích dạy nghệ tạo việc làm, ứng trước kế hoạch đầu tư ngân sách nhà nước của các năm sau... đã tác động trực tiếp tới vấn đề duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động trong bối cảnh suy giảm kinh tế, người mất việc làm gia tăng. Huyện đã bám sát quy định như: Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến
năm 2020; Quyết định số 06/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh Bình Định về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Công văn số 664/LĐTBXH-TCDN ngày 09/3/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, do đó, huyện Phù Mỹ đã triển khai thực hiện đề án làm thay đổi cơ cấu lao động:
+ Lao động ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp: chiếm hơn 53% lao động; + Lao động ngành Xây dựng: chiếm 16% lao động;
+ Còn lại là cơ cấu Lao động ngành Dịch vụ.
Trên cơ sở Dự báo thì đến năm 2015, huyện Phù Mỹ thực hiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề LĐNT theo hướng thay đổi cơ cấu tăng tỷ lệ lao động trong ngành Xây dựng và ngành Dịch vụ lên hơn 50%, theo đó sẽ giảm tỉ lệ lao động ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp theo công nghệ cao, sạch, năng suất lao động tốt hơn. Từ năm 2016 - 2019 tỉnh Bình Định đã đào tạo nghề cho 127.072 người. Trong đó: Tuyển sinh, đào tạo trình độ cao đẳng nghề: 730 người; tuyển sinh, đào tạo trình độ trung cấp nghề: 353 người; đào tạo trình độ sơ cấp nghề: 904 người; tập huấn, bồi dưỡng nghề: 485 người; đào tạo trình độ sơ cấp nghề cho lao động nông thôn: 902 người. Dự báo đến năm 2025 ước đào tạo cho 25.300 người. Trong đó tuyển sinh, đào tạo trình độ cao đẳng nghề: 890 người; tuyển sinh, đào tạo trình độ trung cấp nghề: 500 người; đào tạo trình độ sơ cấp nghề: 1000 người; tập huấn, bồi dưỡng nghề: 8.500 người. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề: năm 2016: 27%; năm 2017: 32%; năm 2018: 39%; năm 2019: 45%; năm 2020: 74%, dự kiến năm 2025 là 86%.
Hình 2.1: Tỉ lệ học nghề theo phân loại nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp so với số người được đào tạo tại huyện Phù Mỹ giai đoạn 2016 -2019
Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động thực hiện chính sách ĐTNLĐNT tại
huyện Phù Mỹ - Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ
Thứ ba, Huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là địa phương rất quan tâm việc thực hiện định hướng phát triển dạy nghề, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dạy nghề từ 2011 - 2020 cho lao động nông thôn. “Gần 75% LĐNT sau khi học
nghề đã tìm được việc làm mới hoặc có thêm việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho LĐNT; nhiều làng nghề đã được khôi phục và phát triển, nhiều ngành nghề mới được hình thành; nhiều lao động đã chuyển đổi từ nghề nông nghiệp sang nghề phi nông nghiệp; Đào tạo nghề cho LĐNT đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và xây dựng nông thơn mới’ [21, tr.5].
Hiện nay có 3 cấp dạy nghề bao gồm: Dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành của một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số cơng việc của một nghề; Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc và Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các cơng việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế.
Hình 2.2: Kết quả dạy nghề đào tạo so với kế hoạch ba năm tại huyện Phù Mỹ giai đoạn 2016 -2019
Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động thực hiện chính sách ĐTNLĐNT tại
huyện Phù Mỹ - Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ
Tuy nhiên, việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn không trong thời gian qua số lượng lao động nông thôn đơng nhưng lại có trình độ học vấn thấp dẫn đến tình trạng rất khó kiếm việc làm cho đối tượng này tại địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Theo Báo cáo tại hội thảo Trung tâm GDTX huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định cho biết hiện nay trình độ học vấn của lao động nơng thơn rất thấp: 31% chỉ biết đọc biết viết; 29,5% học hết cấp một, cấp hai; 2,75% có trình độ trung học chuyên nghiệp hay chứng chỉ học nghề, và ít hơn 10% có bằng cao đẳng hoặc đại học. Số lượng lao động nơng thơn đơng nhưng lại có trình độ học vấn thấp dẫn đến tình trạng rất khó kiếm việc làm cho đối tượng này. Hiện nay mới chỉ giải quyết việc làm cho 50% số lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, chủ yếu làm việc trong khu vực nông nghiệp (trên 70%). Thách thức với lao động nơng thơn đi tìm việc ngày càng lớn hơn khi tình hình kinh tế chung của thế giới ảnh hưởng đến các doanh nghiệp huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định khiến cho việc tuyển dụng nhân lực của các doanh nghiệp ngày càng khắt khe hơn. Đa số các doanh nghiệp khi tuyển dụng đòi hỏi người lao động phải làm được việc ngay, và vì thế cơng cuộc tìm việc cho lao động nơng thơn ngày càng khó khăn hơn, Nếu được tạo điều kiện thuận lợi, lao động nông thôn cũng làm tốt cơng việc khơng thua người bình thường. Sự nhiệt tình, chăm chỉ và sự tập trung cao của lao động nông thôn trong công việc là lợi thế
của họ so với người bình thường. Vấn đề tìm việc và trụ lại được với cơng việc là một thách thức rất lớn đối với những lao động nông thôn khi muốn đi làm. Sự tự ti về bản thân, tâm lý gia đình khơng muốn con mình đi làm, định kiến của xã hội và chính sách của nhà nước là những nguyên nhân chính dẫn đến khó tìm việc cho lao động nơng thơn hiện nay.
Hình 2.3: Tỷ lệ người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao hơn huyện Phù Mỹ giai đoạn 2016 -2019
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ
Công tác đào tạo nghề cho các đối tượng đặc thù trong năm 2018, các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã chủ động trong công tác tuyển sinh, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho học viên. Trong năm, đã đào tạo cho 500 lao động nông thôn, đạt 80% so với kế hoạch đề ra; tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt khoảng 70%. Triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch phát triển dạy nghề trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định thành phố đến năm 2025 theo quyết định số 3056/QĐ- UBND ngày 20 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định về phê duyệt đề cương quy hoạch và dự tốn kinh phí dự án “Quy hoạch phát triển dạy nghề huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đến năm 2025”. Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Đình phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” theo hướng dẫn của Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội .