Xu hướng của dạy học tích hợp liên môn ở nước ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 27 - 29)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Xu hướng của dạy học tích hợp liên môn ở nước ta

Ở Việt Nam, trước những yêu cầu có tính pháp lý về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục giáo dục phổ thông sau năm 2015 đã được thể hiện trong các văn bản, nghị quyết của đại hội Đảng. Đặc biệt mới nhất là trong Nghị quyết 29/NQ-TW với mục tiêu thay đổi “phương pháp dạy học từ truyền thụ kiến thức sang tổ chức hướng dẫn định hướng phát triển năng lực nhận thức học sinh”, đang đặt ra thách thức lớn đối với đội ngũ giáo viên ở trường phổ thông. Theo đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, dạy học tích hợp là định hướng về nội dung và phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 18

lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống, nhằm đào tạo những con người có năng lực phát triển và giải quyết các vấn đề đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.

Từ yêu cầu thực tiễn của giáo dục hiện đại và thực trạng của giáo dục Việt Nam hiện nay, dạy học tích hợp liên môn là xu thế tất yếu và có tính khả thi.

Mặt khác khi dạy học tích hợp liên môn ta thấy có nhiều ưu điểm: + Ưu điểm với học sinh:

Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.

Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.

+ Ưu điểm với giáo viên:

Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do:

Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó;

Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học;

Vì vậy, giáo viên các liên môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.

Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên liên môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)