Hoạt động ngoại khóa, ngoại khóa liên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 29 - 32)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Hoạt động ngoại khóa, ngoại khóa liên môn

1.3.1.1. Hoạt động ngoại khóa

Hiện nay khái niệm hoạt động ngoại khoá cũng chưa được lý giải cặn kẽ, thấu đáo và nhất quán. Hoạt động ngoại khoá là hình thức học tập hay vui chơi? Là chính khoá hay ngoài chính khoá? Bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh kém có phải là ngoại khoá hay không? Trong điều kiện dạy học hiện nay, do yêu cầu về sự cập nhật thông tin, tri thức khoa học những khái niệm của lý luận dạy học như: lớp học, giờ học, bài học sẽ có sự thay đổi. Ranh giới giữa trong lớp học và ngoài lớp học, trong giờ học và ngoài giờ học cũng sẽ khác đi … cần phải đổi mới và khẳng định lại nhận thức về khái niệm hoạt động ngoại khoá, vai trò và tác dụng của nó cho cả người dạy, người học và nhà quản lý.

Một trong những đặc điểm cơ bản của quá trình dạy học hiện đại là nhu cầu học tập của học sinh có xu hướng vượt ra khỏi phạm vi tri thức do chương trình quy định. Do đó, những tri thức mà các em lĩnh hội được qua hoạt động nội khóa không thỏa mãn được nhu cầu nhận thức của họ. Vì thế, trong các trường học, nhà sư phạm tổ chức các hoạt động ngoại khoá (HĐNK) nhằm tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 20

điều kiện cho học sinh mở rộng, đào sâu tri thức, phát triển hứng thú và năng lực riêng của mình, đồng thời, dần dần có thể hướng học sinh vào những nghề nghiệp nhất định trong tương lai.

Hoạt động ngoại khoá là một hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt buộc trong chương trình dựa trên sự tự nguyện tham gia của các em HS. Do sự hạn chế của thời gian lên lớp trong chương trình chính khoá, đồng thời với sự gia tăng không ngừng của tri thức đã làm xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu nhận thức của HS với tính kế hoạch của chương trình. Để giải quyết mâu thuẫn này, người ta tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm tạo điều kiện cho mỗi HS có thể mở rộng, đào sâu kiến thức, phát triển những hứng thú, năng lực cá nhân và kích thích thiên hướng của các em về một mặt hoạt động nào đó.

Với cách hiểu như trên, hoạt động ngoại khoá được xem như một hình thức dạy học quan trọng, là một trong những con đường để đổi mới PPDH theo hướng “phát huy tính tích cực… đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” nhằm nâng cao chất lượng học tập.

Như vậy có thể hiểu, hoạt động ngoại khóa là hoạt động giáo dục có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức được thực hiện trong các hoạt động thực tiễn về khoa học - kỹ thuật, văn hóa văn nghệ, thể thao, vui chơi, tham quan du lịch... được thực hiện ngoài giờ lên lớp nhằm bổ sung, nâng cao kiến thức đã được học tập cho người học.

Để tổ chức HĐNK đạt hiệu quả cao, một mặt, bản thân học sinh tích cực tham gia, mặt khác cần có sự chỉ đạo và hỗ trợ của giao viên cũng như sự hỗ trợ của các cơ quan văn hóa xã hội, các cơ sở sản xuất… và các cá nhân, các nhà khoa học, các chiến sĩ, các sĩ quan, các chiến sĩ thi đua và anh hùng lao động…

1.3.1.2. Ngoại khóa liên môn

Ngoại khoá liên môn là một hình thức tổ chức dạy học quan trọng, được tổ chức ngoài giờ học các bộ môn theo thời khoá biểu, là một trong những con đường để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng “phát huy

tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh’’.

Như vậy có thể hiểu, ngoại khoá liên môn là một hình thức tổ chức học tập ngoài giờ lên lớp có kế hoạch có phương hướng xác định được học sinh tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện ở ngoài giờ lên lớp chính khoá, dưới sự điều khiển, hướng dẫn của giáo viên, nhằm bổ sung, củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, kỹ năng các môn học đã được học trong chương trình chính khoá, đồng thời góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện.

1.3.2. Mục đích, yêu cầu của hoạt động ngoại khóa trong dạy học tích hợp liên môn ở trường THCS

Với tư cách là một hình thức hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá trong dạy học tích hợp liên mônở THCS phải đạt được những mục đích, yêu cầu sau đây:

+ Phục vụ tốt mục đích và nhiệm vụ dạy và học ở trường THCS, vì vậy, hoạt động ngoại khoá trong dạy học tích hợp liên môn ở trường THCS phải xoay quanh các vấn đề sau:

- Chú trọng rèn luyện óc thông minh, phương pháp suy nghĩ độc lập, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề. Tạo cơ sở thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học ở THCS: phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Góp phần rèn luyện tinh thần trách nhiệm, ý thức gắn bó với tập thể. Thông qua hoạt động ngoại khoá học sinh vừa khẳng định được khả năng, vừa xác định được vai trò của mình trước tập thể, đồng thời hoạt động ngoại khoá còn tạo ra một môi trường sống mới mà ở đó học sinh hoà nhập vào một cách tự nhiên, vui vẻ, thoải mái tự nguyện và đó sẽ là cơ hội cho các em mở rộng quan hệ: quan hệ với bạn khác lớp, với các thầy cô giáo khác...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 22

+ Phục vụ cho mục tiêu giáo dục toàn diện: Thông qua hoạt động ngoại khoá liên môn, học sinh vừa củng cố được những tri thức, kĩ năng kiến thức được học trên lớp vừa được nâng cao mở rộng những hiểu biết, khả năng tư duy, sáng tạo và khả năng vận dụng vào trong thực tiễn mà trong phạm vi giờ học nội khoá không cho phép.

+ Làm cho học sinh yêu thích các môn học trên lớp: Gây hứng thú học cho học sinh là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học. Với những hình thức hoạt động phong phú và đa dạng, hoạt động ngoại khoá dễ dàng kích thích bồi dưỡng nhu cầu và hứng thú học tập, yêu thích các môn học của học sinh. Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khoá giúp các em cảm thấy thoả mái, dễ chịu và phục hồi sức lực sau những giờ học căng thẳng.

+ Góp phần phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu để đào tạo cho đất nước những mầm non nhân tài. Đây là một nhiệm vụ giáo dục mà nhà trường THCS phải coi trọng. Như vậy hoạt động ngoại khoá trong dạy học tích hợp liên môn có mục đích và ý nghĩa rất lớn. Đó là một hình thức để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, là một biện pháp để thực hiện việc kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục của gia đình và xã hội, để gắn liền lí luận với thực tiễn. Ngày nay, theo chỉ đạo đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì không dùng ngoại khóa và chính khóa mà coi HĐNK là sự bắt buộc đồng thời là trách nhiệm của giáo viên phải tổ chức để học sinh được trải nghiệm trong hoạt động sáng tạo. (Theo công văn số 4099/BGDĐT-GDTrH ngày 05/8/2014: "Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2014 - 2015" của Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu phải chú trọng đến các hoạt động trải nghiệm sáng tạo).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)