Về việc phát triển năng lực tổ chức cho giáo viên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 74 - 77)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Về việc phát triển năng lực tổ chức cho giáo viên:

+ Thực trạng công tác tổ chức để thực hiện kế hoạch HĐNKLM của Hiệu trưởng trường THCS Trần Hưng Đạo, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Để tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch HĐNKLM cho học sinh của Hiệu trưởng đã triển khai, chúng tôi tiến hành khảo sát, trao đổi với CBQL, GV nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.13: Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch HĐNKLM cho học sinh

TT Nội dung tổ chức thực hiện kế hoạch HĐNKLM Mức độ (%) Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa thực hiện

1 Phân công cụ thể công việc cho từng tổ

chuyên môn, cá nhân GVBM 66 .7 33.3 0

2 Tạo điều kiện thuận lợi để GVBM thực

hiện nhiệm vụ 62.6 37.5 0

3 Có cơ chế phối hợp cụ thể giữa GVBM và

các lực lượng khác 50 50 0

4 Chuẩn bị mọi nguồn lực để thực hiện 58.3 41.7 0 5 Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên

về HĐNKLM 25 75 0

6 Thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhở 62.5 37.5 0 7 Khen thưởng, xử lý kịp thời, công bằng,

Kết quả khả sát cho thấy: Tất cả các nội dung của kế hoạch được tiến hành thường xuyên ở mức độ trung bình, không cao từ 50% đến 66.7%. Tiến hành thường xuyên nhất là nội dung về phân công cụ thể công việc cho từng tổ chức, cá nhân giáo viên (66.7%). Còn lại các nội dung khác đều làm chưa tốt ở mức cao, cao nhất là nội dung về Có cơ chế phối hợp cụ thể giữa GV và các lực lượng khác, Khen thưởng, xử lý kịp thời, công bằng, chính xác với (50%). Không có nội dung nào được cho là không làm.

Biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về tổ chức HĐNKLM chưa được cán bộ quản lý quan tâm thường xuyên 75% ý kiến đánh giá.

Như vậy, tất cả các nội dung công việc trong kế hoạch HĐNKLM của Hiệu trưởng đều được tổ chức thực hiện nhưng thực hiện chỉ ở mức trung bình, chưa thực hiện thường xuyên đặc biệt là công tác bồi dưỡng giáo viên về tổ chức HĐNKLM. Vì vậy trong thời gian tới Hiệu trưởng nhà trường cần có những biện pháp hữu hiệu, kế hoạch quản lý tổ chức thực hiện HĐNKLM chi tiết cụ thể hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và HĐNKLM nói riêng trong nhà trường.

+ Thực trạng chỉ đạo HĐNKLM của Hiệu trưởng trường THCS Trần Hưng Đạo thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh

Để hoạt động ngoại khóa nói chung, HĐNKLM nói riêng đạt hiệu quả cao việc tập huấn chuyên môn cho giáo viên về lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, chuẩn bị cơ sở vật chất, xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện,... là hết sức quan trọng.

Ở trường THCS Trần Hưng Đạo, ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu nhà trường triển khai nhiệm vụ năm học, trong đó nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm của năm học sau đó BGH yêu cầu các tổ, nhóm chuyên môn thảo luận, lựa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 66

chọn, thống nhất các chủ đề ngoại khóa trong năm cho phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm của bộ, sở, ngành, nhà trường và phù hợp với năng lực của học sinh cũng như vào thời gian phù hợp. BGH sẽ tổng hợp các HĐNK đó (các HĐNK trong một năm, một tháng, một học kì ở các liên môn không được trùng hợp về mặt thời gian để đảm bảo hiệu quả cao nhất của HĐNK) và dán công khai ngay tại phòng hội đồng của nhà trường đồng thời nhà trường đưa HĐNKLM vào kế hoạch chuyên môn hàng tháng.

BGH chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phối hợp với gia đình; địa phương và các tổ chức khác trong xã hội để hiệu quả của HĐNKLM đạt kết quả cao.

BGH chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn duyệt kế hoạch chi tiết tổ chức ngoại khóa chuyên môn của tổ. Kế hoạch đó được thông qua trong buổi họp hội đồng của nhà trường để toàn thể giáo viên nắm được cũng như phân công nhiệm vụ đối với giáo viên nhà trường. Đối với các hoạt động ngoại khóa như tham quan, học hỏi hay chuyên đề nói chuyện nhà trường phải chủ động chuẩn bị trước đó 1 tuần còn đối với các HĐNK liên môn khác như: cuộc thi tổng hợp kiến thức, ngoại khóa sử dụng thí nghiệm thực hành trong dạy học,... nhà trường yêu cầu tổ, nhóm chuyên môn triển khai trước khi tổ chức 3 tuần để HS, GV chủ động. Trước khi tổ chức 1 tuần phải xây dựng chương trình tổng duyệt để đảm bảo HĐNK đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, nhà trường huy động tất cả giáo viên nhà trường cùng tham gia vào công tác chuẩn bị cho buổi ngoại khóa (nếu HĐNK huy động tất cả học sinh tham gia).

Trong kế hoạch của tổ, nhóm chuyên môn phải có sự chuẩn bị về cơ sở vật chất đảm bảo cho HĐNK và nhà trường trực tiếp kiểm tra cơ sở vật chất chuẩn bị cho buổi ngoại khóa đó.

Hiệu trưởng nhà trường cũng đã thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện kế hoạch HĐNKLM. Có 62,5% ý kiến đánh giá hoạt động này được

thực hiện thường xuyên; HT nhà trường cũng đã quan tâm đến khen thưởng, động viên để tạo động lực cho GV, HS trong thực hiện HĐNKLM. Sau khi kết thúc HĐNK, nhà trường tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về HĐNK đã tổ chức, từ đó đưa ra những bài học từ HĐNK đã thực hiện. Với việc chỉ đạo, điều hành như vậy giáo viên cũng như học sinh ngày càng xác định rõ hơn tầm quan trọng của HĐNKLM trong nhà trường và coi HĐNKLM như một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động giáo dục học sinh.

+ Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động NKLM cho học sinh ở trường THCS Trần Hưng Đạo thị xã Quảng Yên

Thực hiện tốt chức năng kiểm tra giúp nhà quản lý đánh giá đúng chất lượng hoạt động, có tác dụng thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của đối tượng quản lý và điều chỉnh ngay cả tác động quản lý của chủ thể. Khi nói về tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra trong quản lý Lê Nin cho rằng quản lý mà không có kiểm tra coi như không quản lý. Trong quản lý HĐNKLM cho học sinh cũng vậy, nếu nhà quản lý không tổ chức kiểm tra sẽ dẫn đến tình trạng làm ít báo cáo nhiều, hình thức đối phó trong tổ chức hoạt động. Khi trao đổi trực tiếp với giáo viên về công tác kiểm tra đánh giá kết quả HĐNKLM của giáo viên chúng tôi thu được những thông tin sau: Việc đánh giá kết quả HĐNKLM cho học sinh chưa có công cụ đánh giá riêng, chưa có tiêu chí cụ thể, chưa được tiến hành một cách khoa học phần lớn mới chỉ tập trung đánh giá kết quả dạy học (thông qua chất lượng thi cuối kỳ, cuối năm) và rèn luyện của học sinh, thái độ tham gia hoạt động của học sinh, chưa đánh giá được nhận thức, thái độ của học sinh khi tham gia HĐNKLM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)