Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực tổ chức các hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 50 - 55)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực tổ chức các hoạt

hoạt động ngoại khóa cho giáo viên trong dạy học tích hợp liên môn ở trường THCS

Có nhiều yếu tố chi phối tới việc phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên trong dạy học tích hợp liên môn ở trường trung học nói chung và các trường THCS nói riêng nhưng chủ yếu vẫn là các yếu tố sau:

- Nhận thức của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Để phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên trong dạy học tích hợp liên môn thì trước hết BGH phải nhận thức được đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về mục tiêu, vị trí, vai trò, tác dụng của hoạt động ngoại khóa trong việc hình thành và phát triển nhân cách HS. Trên cơ sở đó BGH mới tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBGV, PHHS và các lực lượng giáo dục khác. Đồng thời BGH cũng là người tập hợp, thuyết phục mọi lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tích cực triển khai thực hiện nội dung chương trình hoạt động ngoại khóa. Có nhận thức đúng thì cán bộ giáo viên trong nhà trường mới xác định rõ chức trách và nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức chương trình hoạt động ngoại khóa. Khi PHHS có nhận thức đúng tầm quan trọng của

hoạt động ngoại khóa thì họ sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình tham gia vào hoạt động và có thể ủng hộ cả vật chất cho việc tổ chức các hoạt động của lớp, của trường. Ngược lại nếu không có nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động ngoại khóa thì giáo viên sẽ không tâm huyết trong việc tổ chức các hoạt động này nếu có giao cho họ tổ chức hoạt động thì họ cũng chỉ làm lấy lệ; còn đối với PHHS nếu nhận thức không đúng thì họ sẽ không hoặc không biết cách tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình tham gia hoạt động và cũng khó có thể huy động họ đóng góp về tài chính cũng như CSVC cho hoạt động ngoại khóa.

- Năng lực quản lý, tổ chức, lãnh đạo của Hiệu trưởng. Năng lực của Hiệu trưởng có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả quản lý và sự phát triển của toàn trường. Nhà trường có thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của mình hay không một phần quyết định quan trọng là tùy thuộc vào những phẩm chất và năng lực của người Hiệu trưởng.

- Từ phía đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo theo chương trình sư phạm đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên môn một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáo viên tự mày mò, tự tìm hiểu không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn nói chung và tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong dạy học tích hợp liên môn nói riêng. Phần lớn giáo viên đã quen với việc dạy học đơn môn và kèm theo đó là tổ chức các HĐNK bộ môn là chính nên giáo viên các môn “liên quan” ít có sự trao đổi chuyên môn do vậy khi dạy học tích hợp liên môn và tổ chức các HĐNK liên môn năng lực tổ chức của giáo viên còn nhiều hạn chế (Đặc biệt là kỹ năng xây dựng kế hoạch, kĩ năng tổ chức), chưa có sự thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian tổ chức các nội dung, chủ đề dạy học tích hợp liên môn của các môn “liên quan”; Mặt khác, do chương trình giáo dục đã trải qua nhiều lần cải cách nên nhiều giáo viên khác môn chưa thực sự nắm rõ về cấu trúc chương trình, chưa cập nhật kịp thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 42

những kiến thức mới và chưa được trang bị về “phương pháp sư phạm” đặc trưng của các môn học “liên quan” nên cho dù đã xác định được kiến thức, mức độ cần liên môn ở mỗi nội dung, chủ đề thì việc lựa chọn phương pháp tổ chức đôi khi còn chưa phù hợp, thậm chí không mang lại hiệu quả. Do đó khi tiến hành dạy học tích hợp liên môn kết quả đạt được mới ở mức tích hợp; chưa tận dụng, phát huy được việc vận dụng kiến thức ở các môn “liên quan” làm công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học liên môn, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các môn “liên quan” trong dạy học các chủ đề tích hợp liên môn và tổ chức các hoạt động ngoại khóa tích hợp liên môn.

- Nội dung chương trình và hình thức hoạt động ngoại khóa: Trong thời đại hiện nay tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật tăng theo cấp số nhân, SGK, tài liệu luôn được cập nhật nên nếu tổ chức những hoạt động giúp HS trải nghiệm những kiến thức đã học, mở rộng kiến thức mới phù hợp với tâm lý lứa tuổi sẽ làm cho các em hào hứng, tích cực tham gia vào các hoạt động. Tư duy của học sinh THCS đang dần phát triển lên mức độ cao, các em có khả năng thu thập thông tin ở các nguồn khác nhau làm giàu thêm vốn hiểu biết của bản thân. HĐNK nếu khơi dậy nhu cầu ham học hỏi, tự tìm tòi kiến thức, khám phá cái mới đồng thời giúp các em củng cố, trải nghiệm những kiến thức đã học ở trên lớp thì chắc chắn sẽ thu hút được các em tham gia hoạt động một cách tích cực. Nếu nội dung nghèo nàn, hình thức đơn điệu không phù hợp với lứa tuổi thì sẽ khó thu hút được học sinh tham gia một cách tích cực, kết quả hoạt động sẽ hạn chế.

- Điều kiện CSVC, kỹ thuật, tài chính phục vụ cho HĐNKLM: HĐNKLM diễn ra ở trên lớp, trong nhà trường và ngoài xã hội bao gồm nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: các hoạt động vui chơi giải trí, văn nghệ, thể thao, tham quan dã ngoại, các cuộc thi trí tuệ, các sân chơi tài năng… Để tổ chức tốt các hoạt động trên thì ngoài nhân tố con người ra thì có một yếu tố khác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đó là yếu tố CSVC, tài chính phục vụ cho hoạt động. Thực tế hiện nay kinh phí dành cho HĐNKLM ở các trường THCS nói chung

và nhất là ở các trường vùng nông thôn nói riêng là rất hạn chế, việc huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà hảo tâm, PHHS sẽ góp phần đem lại kết quả cho HĐNKLM ở các trường.

- Sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc tham gia tổ chức HĐNKLM: HĐNKLM là các hoạt động được tổ chức trong nhà trường, ngoài xã hội. Vì vậy nhà trường cần phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường như: Các đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương; tổ chức chính quyền địa phương; các đơn vị kinh tế xã hội; hội cha mẹ học sinh… Nếu nhà trường biết cách phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường và phát huy sức mạnh của những lực lượng này, không những đảm bảo được sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quá trình giáo dục HS mà còn nâng cao hơn nữa trách nhiệm của gia đình, các lực lượng xã hội trong việc phối hợp, giúp đỡ nhà trường quản lý, giáo dục con em mình, đồng thời tạo những thuận lợi cho nhà trường trong việc tổ chức các HĐNKLM. Vì vậy thực hiện có hiệu quả, sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp, tạo điều kiện để các em được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra, việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội làm cho quá trình giáo dục học sinh ở trường THCS trở lên thống nhất hài hòa và đạt hiệu quả, đồng thời vừa làm cho giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và xã hội được cộng hưởng, tạo điều kiện khép kín quá trình giáo dục, tác động đồng bộ đến nhân cách HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 44

Kết luận chương 1

HĐNK trong dạy học tích hợp liên môn là bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, là sự tiếp nối hoạt động dạy trên lớp, có vai trò quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm đáp ứng mục tiêu GD trong từng thời kỳ. Đặc biệt ngày nay, trước xu thế hội nhập, GD phải đào tạo nên những con người mới có được những phẩm chất đáp ứng với nền kinh tế tri thức. HĐNKLM là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn nhà trường với xã hội, là con đường rèn luyện kỹ năng, hành vi cho HS tạo nên sự phát triển hài hoà, cân đối trong nhân cách của người học. Nội dung các chủ đề HĐNKLM ở trường THCS là rất phong phú, đa dạng, đề cập tới nhiều lĩnh vực, nhiều môn học.

Vì những lý do đó mà chúng ta không thể xem nhẹ các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường. Muốn các hoạt động ngoại khoá liên môn trở thành một hoạt động giáo dục thường xuyên và đạt kết quả tốt, hơn ai hết, người giáo viên và nhà quản lý phải ý thức được rằng tổ chức các hoạt động ngoại khoá là một phần, một bộ phận hữu cơ và không thể thiếu được trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

Như vậy, phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên trong dạy học tích hợp liên môn ở trường THCS là việc làm có ý nghĩa cấp bách, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học - giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp đổi mới đất nước. Ngoài ra các cấp quản lý giáo dục, đặc biệt là người HT trường THCS cần phải có kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá đúng thực chất, kịp thời và hiệu quả năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên trong dạy học tích hợp liên môn, từ đó giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong dạy học tích hợp liên môn, đáp ứng yêu cầu mà xã hội đặt ra trong giai đoạn hiện nay và tương lai.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO GIÁO VIÊN TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN Ở TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO,

THỊ XÃ QUẢNG YÊN, QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)