Đặc điểm của việc phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 40 - 42)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.3. Đặc điểm của việc phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa

khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn

Theo tổng kết của UNESCO, vai trò của người giáo viên đã có sự thay đổi theo các hướng sau đây: đảm nhận nhiều chức năng khác hơn so với trước, có trách nhiệm nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục; chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của học sinh, sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội; coi trọng hơn việc cá biệt hóa học tập, thay đổi tính chất trong quan hệ thầy trò; yêu cầu sử dụng rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại do đó có yêu cầu trang bị thêm các kiến thức, kĩ năng cần thiết; yêu cầu hợp tác rộng rãi và chặt chẽ hơn với các giáo viên cùng trường, thay đổi cấu trúc trong mối quan hệ giữa các giáo viên với nhau; yêu cầu thắt chặt hơn mối quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống; yêu cầu giáo viên tham gia hoạt động rộng rãi trong và ngoài nhà trường; giảm bớt và thay đổi kiểu uy tín truyền thống trong quan hệ với học sinh nhất là đối với học sinh lớn và với cha mẹ học sinh.

Nhìn tổng quát có thể thấy chức năng của giáo viên rộng hơn, trong đó năng lực tổ chức dạy học (Cả chính khóa và ngoại khóa), năng lực phát triển chương trình là cơ bản, mở rộng các quan hệ trong điều kiện phân hóa sâu, phạm vi quan hệ rộng- nhìn chung đó là sự thay đổi. Do vậy, phải đổi mới cách đào tạo giáo viên, cách bồi dưỡng giáo viên và điều chỉnh, phát triển chuẩn đào tạo giáo viên theo các yêu cầu trên.

Quán triệt quan điểm mới của UNESCO: “thầy giáo phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục nhiều hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức” (điểm 18). Quan điểm chung là quan tâm đến sự thay đổi có tính chất bản chất trong phương án đào tạo giáo viên: Thay đổi việc đào tạo giáo viên dạy 1 môn sang đào tạo giáo viên dạy những môn tích hợp liên môn; Thay đổi việc đào tạo trang bị kiến thức sang trọng tâm đào tạo năng lực sư phạm, trong đó chú ý: các năng lực chẩn đoán, thiết kế, tổ chức, thực hiện và giám sát đánh giá và giải quyết vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn dạy học và giáo dục; Thay đổi phương pháp dạy sang đào tạo cách dạy phương pháp học.

Công tác quản lý hoạt động dạy học của người Hiệu trưởng liên quan đến quản lý hai mảng của hoạt động dạy học. Đó là: Quản lý hoạt động dạy học theo chương trình chính khóa và quản lý hoạt động dạy học theo chương trình ngoại khóa.

Quản lý hoạt động ngoại khóa liên môn là quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức của Hiệu trưởng đối với đội ngũ giáo viên, các hoạt động của giáo viên và học sinh trong mối quan hệ thống nhất nhằm phát triển năng lực tổ chức của giáo viên từ đó giúp cho hoạt động ngoại khóa liên môn được tiến hành một cách hiệu quả, thực hiện tốt mục tiêu dạy học.

Phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn là quá trình người Hiệu trưởng đặt ra các mục tiêu, lập kế hoạch, xây dựng các điều kiện, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra giám sát các hoạt động này trong mối quan hệ với hoạt động dạy học chính khoá để nâng cao chất lượng học tập, phát triển toàn diện nhân cách, trí tuệ cho học sinh theo mục tiêu dạy học và mục tiêu giáo dục nói chung.

Theo từ điển tiếng Việt thì biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Biện pháp phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn của người Hiệu trưởng là những cách thức tác động cụ thể của người Hiệu trưởng nhà trường đến các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 32

khâu và quá trình tổ chức thực hiện hoạt động ngoại khóa. Là những cách thức lãnh đạo, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa nói riêng và hoạt động dạy học nói chung trong nhà trường.

Tính hiệu quả của quản lý phụ thuộc một phần quan trọng vào việc lựa chọn đúng đắn và áp dụng linh hoạt các biện pháp quản lý. Thực tế cho thấy đối tượng quản lý phức tạp, đòi hỏi những biện pháp quản lý cũng rất đa dạng, linh hoạt. Các biện pháp quản lý có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống các biện pháp. Các biện pháp này sẽ giúp cho người quản lý thực hiện tốt công tác quản lý của mình, mang lại kết quả tối ưu cho bộ máy.

Để công tác quản lý hoạt động ngoại khóa có chất lượng đòi hỏi người Hiệu trưởng phải xây dựng được môi trường giáo dục tốt, lành mạnh, tích cực, có các giải pháp cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục một cách thường xuyên, liên tục; xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực, có phẩm chất để thực hiện tốt các mục tiêu dạy học, tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn để thường xuyên cung cấp thông tin mới, nâng cao nhận thức, hiểu biết cho giáo viên về các hoạt động dạy học, hoạt đông ngoại khoá, huấn luyện các kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục, hoạt đông ngoại khoá theo liên môn học gắn với những đặc trưng của từng môn. Các giải pháp về giáo viên cần kết hợp đồng bộ với giải pháp về cơ sở vật chất, thiết bị, với việc phối kết hợp các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục học sinh, xây dựng tập thể học sinh, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể. Để hoạt động ngoại khoá có chất lượng Hiệu trưởng cần thực hiện đầy đủ các chức năng quản lí giáo dục trong từng hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)