Cách đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 101 - 120)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.2. Cách đánh giá

Rất cần thiết: 3 điểm; Cần thiết: 2 điểm; Không cần thiết: 1 điểm Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 92 - Rất cần thiết, rất khả thi nếu: X 2,5

- Cần thiết, khả thi nếu : 2  X < 2,5

- Không cần thiết, không khả thi nếu : X < 2.

3.4.3. Kết quả đánh giá

Bảng 3.1: Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết

và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ở trường THCS Trần Hưng Đạo

TT

Các hình thức hoạt động ngoại khoá liên

môn Mức độ cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết X Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Không khả thi X Thứ bậc 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong dạy học tích hợp liên môn

22 8 0 2.73 2 23 7 0 2.77 2

2

Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng kế hoạch HĐNKLM cho GV

24 6 0 2.8 1 24 6 0 2.8 1

3 Bồi dưỡng kỹ năng tổ

chức HĐNKLM cho GV 22 8 0 2.73 2 20 10 0 2.67 3

4

Tổ chức cho giáo viên tham gia tập huấn, trao đổi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong dạy học tích hợp liên môn giữa các trường THCS trong thị xã và ngoài thị xã

20 10 0 2.67 4 18 12 0 2.6 5

5

Xây dựng các điều kiện, phương tiện để phục vụ phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên trong dạy học tích hợp liên môn

18 12 0 2.6 5 19 11 0 2.63 4

Nhận xét:

* Về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất:

Tất cả 5 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết và rất cần thiết thể hiện ở giá trị trung bình là X = 2.7

Biện pháp được đánh giá là cần thiết nhất là biện pháp Bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch HĐNKLM cho GV”. Với điểm trung bình là X =2.8

Biện pháp được đánh giá ít cần thiết hơn cả là biện pháp Xây dựng các điều kiện, phương tiện để thực hiện HĐNKLMở mức độ với X = 2.6

* Về tính khả thi của các biện pháp đề xuất:

Nhìn chung tất cả 5 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là rất khả thi thể hiện ở giá trị trung bình là X = 2.68.

Biện pháp được đánh giá là khả thi nhất là biện pháp Bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch HĐNKLM cho GVvới điểm trung bình là X = 2.8

Biện pháp được đánh giá ít khả thi hơn cả là " Tổ chức cho giáo viên tham gia tập huấn, trao đổi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong dạy học tích hợp liên môn giữa các trường THCS trong thị xã và ngoài thị xãở mức với X = 2.6.

Tóm lại, qua kết quả khảo nghiệm cho thấy các khách thể nhận thức mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất khá cao, mức độ cần thiết được nhận thức cao hơn mức độ khả thi. Có thể do nhận thức mức độ cần thiết thường là ý muốn chủ quan, tuy nhiên kết quả đánh giá mức độ khả thi khách thể phải chú ý đến các điều kiện có thể thực hiện nên kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi thấp hơn mức độ cần thiết là kết quả hoàn toàn phù hợp với thực tế triển khai các biện pháp trên ở trường THCS Trần Hưng Đạo thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh.

Như vậy, qua kết quả khảo nghiệm 5 biện pháp nêu trên cho thấy mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên trong dạy học tích hợp liên môn ở trường THCS Trần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 94

Hưng Đạo thị xã Quảng Yên được đề xuất là tương đối cao, nếu được triển khai một cách bài bản và đúng quy trình thì chắc chắn sẽ thu được kết quả. Đây cũng là 5 biện pháp mà các trường THCS có điều kiện tương tự có thể áp dụng.

Kết luận chương 3

Từ kết quả khảo nghiệm trên cho thấy các biện pháp mà tác giả đề xuất trong luận văn của mình cơ bản có tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THCS thị xã Quảng Yên, đáp ứng được mong muốn của cán bộ quản lí, giáo viên trong các nhà trường THCS. Tuy nhiên, với đặc điểm của mỗi trường, người Hiệu trưởng cần linh hoạt và lựa chọn những biện pháp ưu tiên để phát huy tính khả thi và hiệu quả thực hiện. Bên cạnh đó, có những biện pháp phải thực hiện trong thời gian dài, nên cần phải có những lộ trình và kế hoạch thực hiện, cần phát huy trí tuệ và sức mạnh của tập thể, tận dụng những thế mạnh của nhà trường, nắm bắt cơ hội thì năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên trong dạy học tích hợp liên môn gắn liền với kết quả xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực sẽ đạt được kết quả theo mong muốn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Hoạt động ngoại khoá trong dạy học tích hợp liên môn là hình thức tổ chức dạy học và giáo dục có sức hấp dẫn đặc biệt với học sinh. Có thể nói đây là một hoạt động có tác dụng rất lớn trong việc mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh, hình thành và phát triển cho các em kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết.

Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá trong dạy học tích hợp liên môn của trường THCS Trần Hưng Đạo dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là năng lực tổ chức và các điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường.

Sau khi nghiên cứu lí luận và thực trạng, đề tài luận văn đã đưa ra 5 biện pháp nhằm quản lí tốt hơn hoạt động này, đã thực nghiệm và triển khai trong năm học 2014-2015.

Qua thực tế cho thấy, thực hiện các biện pháp phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khoá trong dạy học tích hợp liên môn trên đây đã mang lại kết quả tốt, được dư luận giáo viên, nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh đánh giá cao. Các biện pháp đã góp phần quan trọng và có tác dụng lớn trong việc thực hiện mục đích giáo dục đề ra. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau. Tuyên truyền có tốt thì mới hiểu mức độ cần thiết của việc làm. Các điều kiện tổ chức có tốt thì học sinh mới hứng thú, người tổ chức mới nhiệt tình và năng lực mới được phát huy, phát triển. Người Hiệu trưởng và giáo viên phải có kế hoạch mới chủ động điều hành công việc. Tổ chức thực hiện kết hợp các bộ môn trong hoạt động ngoại khoá và đa dạng hóa nội dung và các hình thức là con đường ngắn nhất để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.

1.2. Thực trạng hoạt động phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khoá trong dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên ở trường THCS Trần Hưng Đạo hiện nay tuy có nhiều điểm tốt, có tác dụng tích cực trong tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 96

thực hiện và đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng trong giáo dục toàn diện cho HS. Song những kết quả ấy vẫn còn bộc lộ những tồn tại trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện cần sớm được khắc phục.

- Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới thực trạng tổ chức các HĐNKLM, trong đó nguyên nhân chủ quan chiếm ưu thế. Nguyên nhân chủ quan có ảnh hưởng nhiều nhất là: Năng lực tổ chức HĐNK của giáo viên trong dạy học tích hợp liên môn.

Nguyên nhân khách quan có ảnh hưởng nhiều nhất là: Cơ sở vật chất thiếu thốn, kinh phí hạn hẹp.

- Để nâng cao chất lượng HĐNKLM nói chung và năng lực tổ chức HĐNK nói riêng ở trường THCS Trần Hưng Đạo, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp.

Các biện pháp trên phải được tiến hành song song, không nên coi nhẹ biện pháp nào, từ đó mới có thể đạt hiệu quả như mong muốn.

Điều kiện để thực hiện có hiệu quả các biện pháp phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên trong dạy học tích hợp liên môn là: Hiệu trưởng phải nâng cao nhận thức của CBGV và HS trong tổ chức thực hiện chương trình HĐNKLM; tăng cường CSVC, nguồn tài chính cho tổ chức HĐNKLM; phải phối hợp tốt với các lực lượng GD; phải tăng cường các biện pháp bồi dưỡng các kỹ năng tổ chức HĐNKLM…Đó là những điều kiện quan trọng quyết định để mục tiêu cuối cùng là đạt hiệu quả cao nhất trong tổ chức thực hiện.

1.3. Kết quả khảo nghiệm nhận thức của các CBQL, GV, HS chứng tỏ các biện pháp đề xuất có tính cần thiết và khả thi cao.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo

- Vận dụng quan điểm tích hợp vào xây dựng kế hoạch chương trình bồi dưỡng giáo viên theo hướng nâng cao năng lực dạy học tích hợp liên môn bằng

việc kết hợp tổ chức hội thảo với việc bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên.

- Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi theo chủ đề dạy học tích hợp liên môn đồng thời tăng cường tổ chức cho học sinh thi về vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo

- Khi tiến hành kiểm tra toàn diện các trường cần có nội dung kiểm tra công tác quản lý, tổ chức thực hiện HĐNKLM, giúp các trường đánh giá xếp loại giáo viên đúng, tạo điều kiện cho giáo viên tự tin, hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Phối hợp với đài truyền hình ghi hình và phát sóng các buổi, tiết HĐNKLM tiêu biểu và sáng tạo.

- Tham mưu với Uỷ ban nhân dân thị xã, tỉnh về việc đầu tư xây dựng CSVC cho các trường, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, cấp kinh phí bổ sung cho nhà trường để có thể tổ chức được nhiều HĐNKLM.

2.3. Đối với trường THCS nói chung và Hiệu trưởng nói riêng

- Hiệu trưởng phải thống nhất xây dựng và triển khai kế hoạch HĐNKLM từ: Việc xây dựng kế hoạch nội dung hoạt động - kế hoạch xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị - kế hoạch sử dụng kinh phí dành cho HĐNKLM.

- Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, trình dộ chuyên môn và kỹ năng tổ chức HĐNKLM trong nhà trường, phát huy sự tham gia của tập thể giáo viên. Tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức nhà trường để thống nhất về nội dung, cách thức tổ chức gắn kiến thức môn học với giáo dục kỹ năng sống.

- Đa dạng hoá nội dung và hình thức thực hiện HĐNKLM.

- Hàng năm tổ chức các hội nghị chuyên đề bàn về việc tổ chức HĐNKLM, nghe báo cáo kinh nghiệm của các giáo viên làm tốt, tổ chức các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 98

hoạt động giao lưu học hỏi kinh nghiệm quản lý, tổ chức HĐNKLM với các trường bạn.

- Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện HĐNKLM, khen thưởng động viên kịp thời, kết quả HĐNKLM là một trong những tiêu chí bình xét danh hiệu thi đua hàng năm.

2.4. Đối với tổ, nhóm chuyên môn

Tăng cường đổi mới nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng tích hợp dạy học liên môn bằng việc xây dựng các nội dung, chủ đề dạy học tích hợp theo hình thức tổ chức HĐNK để từ dạy thử nghiệm, rút kinh nghiệm cả về nội dung và phương pháp tổ chức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số kinh nghiệm về quản lý, Hà Nội

2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2000), Điều lệ nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục. 3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2014), Nhiệm vụ năm học 2014-2015, Nxb Giáo dục. 4. Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), Hình thành năng lực dạy học tích hợp cho giáo

viên trung học phổ thông, Đề tài KHCN cấp Bộ B2010-TN03-30TĐ.

5. Trần Khánh Đức (2009), Giáo dục và sự phát triển nguồn nhân lực trongthế kỷ XXI, Nxb Giáo dục.

6. Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng Chính phủ) (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2010-2020, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Đường (2002), "Tích hợp trong dạy học Ngữ văn bậc THCS",

Tạp chí Giáo dục (Q4/2002), trang 25.

8. Phạm Minh Hạc (1996), Một số vấn đề quản lý giáo dục và khoa học giáodục, Nxb giáo dục, Hà Nội.

9. Đỗ Nguyên Hạnh (1996), "Một vài hình thức giáo dục cho học sinh ngoài giờ lên lớp có hiệu quả", Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 2.

10. Văn Thị Thu Hằng (2014), Quản lý hoạt động ngoại khóa trong dạy học tích hợp liên môn trong các trường THCS huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ QLGD-Trường ĐHSP Thái Nguyên.

11. Trần Bá Hoành (1985), "Giảng dạy hợp nhất các khoa học ở trường trung học - tổng thuật", Thông tin Khoa học giáo dục số 8.

12. Trần Bá Hoành (1993), "Xây dựng chương trình giáo dục cho mọi người trong cộng đồng và việc đổi mới đào tạo giáo viên khoa học", Thông tin Khoa học giáo dục số 36.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 100

14. Đặng Vũ Hoạt (1997), Dạy học ngoài giờ lên lớp ở trường THCS, Nxb giáo dục.

15. Đào Thị Hồng (2007), Phát triển kĩ năng dạy học theo hướng tích hợp ở trường tiểu học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, Đề tài KHCN cấp Bộ B2005-75 -130.

16. Nguyễn Thị Hường (2012), Vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học loại bài thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10, Luận văn thạc sĩ, Đại học Giáo dục - ĐHQG Hà Nội.

17. Đinh Xuân Huy (1999), Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của người hiệu trưởng trong trường DTNT ở tỉnh Lai Châu,

Luận văn.

18. Kỷ yếu hội thảo “Dạy tích hợp - dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015” do Bộ GD-ĐT tổ chức ở TPHCM ngày 27/11/2012

19. Phạm Lăng (1984), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông, thạc sỹ KHGD-Trường ĐHSP Hà Nội.

20. Luật giáo dục năm 2005, Nxb Lao động, 2006.

21. Phạm Hồng Quang, "Giải pháp đào tạo giáo viên theo định hướng năng lực - Trường Đại học Sư phạm", Tạp chí Giáo dục - Bộ GD&ĐT số 216.

22. Nguyễn Trọng Quyền (2014), Quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở trường THPT huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ KHGD- Trường ĐHSP Thái Nguyên.

23. Đỗ Hồng Thái (2012), Tài liệu hướng dẫn Dạy học tích hợp trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông, sản phẩm của đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ trọng điểm B2010-TN03-30TĐ.

24. Cao Thị Thặng (2010), Vận dụng quan điểm tích hợp trong việc phát triển chương trình giáo dục Việt Nam giai đoạn sau 2015, Đề tài KHCN cấp Bộ B2008-37-60.

25. Trường THCS Trần Hưng Đạo - Quảng Yên - Quảng Ninh (2014), Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015.

26. Nguyễn Văn Tuấn (2010), Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, chuyên đề bồi dưỡng sư phạm - trường ĐHSP Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh.

27. Hoàng Thị Tuyết (2012), Đào tạo - Dạy học theo quan điểm tích hợp: Chúng ta đang ở đâu?, www.hcmup.edu.vn.

28. Nguyễn Thị Hải Yến (2014), Quản lý hoạt động ngoại khóa trong dạy học tích hợp liên môn ở trường THCS Yên Thanh thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ QLGD-Trường ĐHSP Thái Nguyên.

29. V.A.Xu Khôm Lin xki (1984), Một số kinh nghiệm lãnh đạo của hiệu trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 101 - 120)