Nội dung tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học tích hợp liên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 32 - 34)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Nội dung tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học tích hợp liên môn

môn ở trường THCS

Nội dung hoạt động ngoại khoá trong dạy học tích hợp liên môn có thể là những vấn đề kiến thức không nằm trong chương trình nhưng phải dựa vào hoặc có liên quan đến kiến thức đã được học để phát triển và đào sâu nhằm

phục vụ cho nội khoá. Kinh nghiệm cho hay giờ ngoại khoá không nên biến thành một giờ lên lớp thứ hai hoặc là một giờ phụ đạo về bài học đã giảng trên lớp. Phạm vi kiến thức, đề tài của hoạt động ngoại khoá có thể rất rộng rãi. Từ đầu năm, giáo viên phụ trách ngoại khoá có thể cùng với lực lượng giáo viên, Đoàn thanh niên tìm hiểu những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, những cơ sở sản xuất, những câu chuyện dân gian, vốn ca dao tục ngữ… có thể làm đề tài nghiên cứu cho tổ ngoại khoá và học sinh nói chung. Đồng thời phải liên hệ với cấp uỷ, chính quyền địa phương để nắm đựơc tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội ở địa phương. Đây là điều kiện đầu tiên đảm bảo cho công tác ngoại khoá của trường gắn liền với đời sống. Nhưng cũng không phải vì tính chất rộng rãi, phong phú về nội dung của hoạt động ngoại khoá mà chúng ta lại đưa đến cho học sinh những kiến thức, những hiểu biết hoàn toàn thoát ly khỏi phạm vi chương trình. Nội dung kiến thức ngoại khoá liên môn không thể là những vấn đề xa lạ đối với học sinh. Ngoại khoá tách rời khỏi nội khoá chẳng những không có lợi gì mà còn làm phương hại đến học tập của học sinh. Giáo viên cần cho học sinh hiểu được kiến thức cơ bản của từng vấn đề có liên quan đến ngoại khoá để khi tổ chức ngoại khoá học sinh có thể đào sâu và mở rộng tầm hiểu biết của mình. Tuỳ theo từng chủ đề tích hợp liên môn mà người tổ chức có những hoạt động ngoại khoá cho phù hợp.

Ví dụ: Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức của môn Sinh học gắn liền với cuộc sống thường ngày. Vì vậy, các vấn đề mang tính thời sự rất dễ dàng được tích hợp vào trong dạy học môn Sinh như: các dịch bệnh lây truyền (HIV, viêm gan B, cúm gia cầm, Ebola…), vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên, sự già hóa dân số, các vấn đề phúc lợi xã hội, vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe…Trong chương trình môn Sinh học, học sinh có thể sử dụng kiến thức ở hầu hết các môn học như môn Toán, môn Hóa học, môn Vật lý, môn Địa lý, môn Văn học, môn Tin, môn GDCD, môn Công nghệ… để xây dựng chủ đề liên môn. Trong khi đó, thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 24

tiễn dạy học môn Sinh học ở trường phổ thông từ các năm học có triển khai bộ sách giáo khoa phân ban đến nay đã gặp một số tồn tại như phân phối chương trình chưa cân đối về bố cục, nội dung hay về thời lượng dạy trong một môn và giữa các môn. Thậm chí còn chồng chéo với các môn khác như môn Công nghệ, môn Hóa, môn Địa, môn GDCD... Vì vậy, dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn sẽ khắc phục những tồn tại đó. Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng, không phải đơn vị kiến thức nào giáo viên cũng dạy theo chủ đề. Nhiều nội dung vẫn thực hiện như phân phối chương trình của các năm học trước, hoặc nhiểu đơn vị kiến thức nên dạy học theo chủ đề tích đơn môn thì hiệu quả sẽ cao hơn.

Thông qua hoạt động ngoại khóa nói chung và ngoại khóa liên môn học nói riêng không những giúp các em hiểu sâu và nhớ lâu những kiến thức đã học mà còn giúp các em rèn luyện kỹ năng sống, qua đó xây dựng được mối quan hệ xã hội đúng đắn, là cơ sở cho việc phát triển nhân cách toàn diện của các em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)