Hạn chế của thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 79 - 83)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Hạn chế của thực trạng

- Hàng năm việc tổ chức các hội nghị chuyên đề bàn về việc tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 70

các hoạt động giao lưu học hỏi kinh nghiệm quản lý, giao lưu, học tập về tổ chức HĐNKLM với các trường bạn còn mang tính hình thức, chưa có sự thống nhất, chỉ đạo chung.

- Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn và kỹ năng tổ chức HĐNKLM trong nhà trường được thực hiện với số lượng rất ít, mang tính hình thức, chưa có chiều sâu chất lượng, chưa phát huy sự tham gia của tập thể giáo viên.

-Năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong dạy học tích hợp liên môn của giáo viên còn có những hạn chế:

+ Kỹ năng xây dựng kế hoạch: Kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong dạy học tích hợp liên môn của giáo viên còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào nghiên cứu hứng thú của học sinh đối với các vấn đề liên quan; xây dựng chương trình còn chưa thể hiện tính sáng tạo, cập nhật thông tin của xã hội cao; kế hoạch xây dựng còn mang tính chất cá nhân, chưa thống nhất theo mẫu chung trong toàn trường.

+ Kỹ năng tổ chức hoạt động: Chưa có sự thống nhất ở trong tổ, nhóm chuyên môn; thao tác thực hiện chưa thống nhất, quá trình thực hiện còn thiếu lôgic chặt chẽ.

- Các biện pháp quản lý của lãnh đạo nhà trường chưa thực sự tạo động lực thúc đẩy, chưa thường xuyên giao lưu học hỏi kinh nghiệm để làm phong phú cho hoạt động ngoại khoá của mình, các hình thức khen thưởng, động viên chưa kịp thời. Do đó chưa huy động được sự nhiệt tình tham gia của đội ngũ giáo viên có thâm niên công tác lâu năm nhiều, có kinh nghiệm.

- Hạn chế về hình thức tổ chức: Hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong dạy học tích hợp liên môn của giáo viên nhìn chung còn đơn điệu, nghèo nàn, cơ sở vật chất thiếu thốn.

Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu hồ sơ quản lý, điều tra khảo sát, phỏng vấn, xử lý các số liệu ở trường THCS Trần Hưng Đạo thị xã Quảng Yên, thông qua các đối tượng là CBQL, GV, HS và các lực lượng xã hội khác có ảnh hưởng tới công tác tổ chức và quản lý HĐNKLM cho học sinh, tác giả nhận thấy: Trường THCS Trần Hưng Đạo đã tổ chức được hoạt động NKLM theo một số hình thức và phương pháp nhất định. Trong quản lý đã tiến hành lập kế hoạch hoạt động; phân công và phối hợp các lực lượng trong việc thực hiện; Thường xuyên đôn đốc, động viên, bước đầu tạo điều kiện cho GV trong tổ chức HĐNKLM. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực hiện các hoạt động GD trong nhà trường, HĐNKLM ở trường THCS Trần Hưng Đạo thị xã Quảng Yên vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; Nội dung và hình thức tổ chức HĐNKLM cho học sinh còn nghèo nàn, đơn điệu; Việc quản lý hoạt động HĐNKLM của đội ngũ CB, GV còn chưa đi vào nề nếp và có chiều sâu, chưa thực sự đóng góp nhiều cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

HĐNKLM chưa được thực hiện một cách toàn diện khoa học, từ việc xây dựng chương trình kế hoạch, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV, huy động các lực lượng giáo dục, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng và hiệu quả của HĐNKLM và ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Nguyên nhân là do sự nhận thức chưa đầy đủ về vai trò tầm quan trọng của HĐNK đối với liên môn học, đối với sự phát triển bền vững và toàn diện nhân cách trí tuệ học sinh của một bộ phận giáo viên, học sinh nhà trường. HĐNKLM chưa phải là yêu cầu bắt buộc đối với môn học.

Năng lực tổ chức các HĐNKLM của giáo viên còn có những hạn chế. Mặt khác CBQL nhà trường cũng chưa áp dụng các biện pháp quản lý HĐNKLM một cách đồng bộ dẫn đến đến sự đơn điệu, nghèo nàn về nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 72

và hình thức hoạt động nên chưa thu hút được nhiều HS tham gia từ đó hiệu quả mang lại không cao.

Để hiệu quả HĐNKLM ở trường THCS Trần Hưng Đạo được nâng lên tác giả nhận thấy việc làm hết sức cần thiết là phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên trong dạy học tích hợp liên môn, tác giả đã xác định một số vấn đề cần giải quyết; Đây là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý ở chương 3.

Chương 3

CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO GIÁO VIÊN TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN Ở TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO,

THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 79 - 83)