Năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa của giáo viên THCS là gì?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 35 - 40)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.1. Năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa của giáo viên THCS là gì?

Khái niệm năng lực (Competency) nói đến khả năng thực hiện thành công một hoạt động nào đó hay năng lực thực hiện.

Năng lực mang tính cá nhân hóa, năng lực có thể được hình thành và phát triển thông qua đào tạo, bồi dưỡng và tự trải nghiệm qua thực tiễn.

Năng lực hoạt động là khả năng thực hiện những nhiệm vụ công việc và giải quyết các tình huống nảy sinh trong hoạt động bảo đảm cho một tổ chức (ở đây là nhà trường) đạt mục tiêu đề ra. Là một tổ hợp thuộc tính tâm lí phức hợp gồm kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và nghệ thuật cũng như thái độ của chủ thể đối với đối tượng trong quá trình hoạt động. Bao gồm năng lực chung: Năng lực chuyên môn; Năng lực quan hệ con người; Năng lực khái quát.

Năng lực tổ chức thuộc loại năng lực chuyên biệt của người làm công tác lãnh đạo; nếu thiếu nó khó mà hoàn thành được nhiệm vụ. Các nhà nghiên cứu chia năng lực tổ chức làm hai loại: Năng lực tổ chức chung và năng lực tổ chức đặc biệt.

Trước đây khi đã nói về năng lưc tổ chức của cán bộ bao gồm sự nhạy cảm về tổ chức, sự thấu đáo và năng lực điều khiển, sự am hiểu về con người, tính cởi mở, óc sáng suốt, óc tháo vát, tính kiên nghị, khả năng chan hòa với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 26

mọi người, khả năng thu hút quần chúng. Do đó khi xem xét kết quả công việc của một người cần phân tích rõ những yếu tố đã làm cho cá nhân hoàn thành công việc, người ta không chỉ xem cá nhân đó làm gì, kết quả ra sao mà còn xem làm như thế nào chính năng lực thể hiện ở chỗ người ta làm tốn ít thời gian, ít sức lực của cải vật chất mà kết quả lai tốt.

Năng lực tổ chức gồm các năng lực thành phần: Năng lực phối hợp các hoạt động dạy học và giáo dục giữa thầy và trò, giữa các trò với nhau, giữa các giáo viên với nhau trong các hoạt động giảng dạy (lí thuyết, thực hành, chính khóa, ngoại khóa…); Năng lực nắm vững các bước tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục theo một algorit hoặc sáng tạo, biết nêu các nhiệm vụ dạy học và giáo dục, đánh giá sản phẩm và kiểm tra, điều chỉnh các hoạt động của học sinh; Năng lực tập hợp, phối hợp nguồn lực (học sinh và những người khác) xung quanh mình để giải quyết các vấn đề của học tập và cuộc sống.

Trong xã hội hiện đại cần bổ sung những năng lực mới hoặc phải nhấn mạnh các yếu tố như: năng lực quan hệ cộng đồng, năng lực quản lí, năng lực hoạt động với tư cách là một chuyên gia giáo dục, năng lực phát triển môi trường xung quanh...

Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục bao gồm các năng lực thành phần: Năng lực thiết kế mục tiêu, kế hoạch các hoạt động giáo dục; Năng lực cảm hóa thuyết phục người học; Năng lực hiểu biết đặc điểm học sinh để có các phương án giáo dục có hiệu quả; Năng lực phối hợp với các lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường.

Con người là yếu tố quyết định quan trọng nhất cho thành công của mọi công việc; Để tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa thì năng lực của đội ngũ giáo viên trực tiếp phụ trách hoạt động ngoại khóa sẽ là yếu tố quyết định.

Hoạt động ngoại khóa đa dạng, phong phú với nhiều chủ đề khác nhau và luôn ở trạng thái động từ kiến thức đến hình thức do đó đòi hỏi người tổ chức phải có những năng lực đặc trưng như: kỹ năng tổ chức, hướng dẫn, điều

khiển hoạt động, năng lực thu thập, tổng hợp thông tin, khả năng diễn đạt tốt, năng động, sáng tạo và luôn có ý thức tìm tòi cái mới, biết huy động và tập hợp học sinh tham gia hoạt động. Nếu năng lực của giáo viên phụ trách hoạt động ngoại khóa hạn chế thì sẽ khó có thể thu hút HS hứng thú tham gia hoạt động được và hoạt động không thể đạt kết quả tốt được.

Mặt khác, năng lực tổ chức HĐNK của người giáo viên còn thể hiện ở khả năng dùng người, sử dụng con người, khả năng tổ chức sắp xếp con người vào trong guồng máy để vận hành một cách tốt nhất, đặt con người vào đúng vị tri, phát huy sở trường tốt nhất của họ. Năng lực này còn thể hiện ở sự nhạy cảm tổ chức, nhạy cảm về vấn đề con người; ở sự lựa chọn và quyết định những vấn đề liên quan đế tổ chức hoạt động và con người.

Năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa của giáo viên THCS là khả năng người giáo viên đặt ra các mục tiêu, lập kế hoạch, xây dựng các điều kiện, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra giám sát các hoạt động này trong mối quan hệ với hoạt động dạy học chính khoá để nâng cao chất lượng học tập, phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh theo mục tiêu dạy học và mục tiêu giáo dục nói chung.

1.4.2. Bản chất của hoạt động phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn

Phát triển năng lực tổ chức HĐNKLM là sự can thiệp của Hiệu trưởng vào toàn bộ quá trình quản lý HĐNKLM để bảo đảm việc thực hiện ngoại khóa liên môn được diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả. HĐNKLM sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo biết kết hợp giữa sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên khích lệ, tôn trọng, tạo điều kiện cho người dưới quyền được phát huy năng lực và tính sáng tạo của họ. Cụ thể bản chất của hoạt động phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn là các hoạt động được Hiệu trưởng chỉ đạo tiến hành cụ thể như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 28

- Chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động ngoại khóa liên môn.

Hiệu trưởng chỉ đạo GVBM, GVCN, TPT Đội xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động NKLM dựa trên kế hoạch hoạt động và định hướng hoạt động ngoại khóa của trường. GVBM và GVCN là người thiết kế tổ chức thực hiện các hoạt động thường xuyên tại lớp mình và là người chỉ đạo, tổ chức cho HS tham gia các hoạt động NKLM theo chủ đề, chủ điểm và dạy các môn học. Vì vậy, việc quản lý được thể hiện ở những nội dung: Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên của giáo viên như: Xây dựng kế hoạch cá nhân có nội dung hoạt động NKLM cho học sinh theo từng chủ đề, chủ điểm liên môn học trong năm học, xây dựng nội dung hoạt động ngoại khóa (hoạt động diễn ra ở đâu, của lớp nào, như thế nào? vai trò của GVBM, GVCN ra sao? thời gian, hình thức, nội dung thực hiện có đúng quy định không? ý thức tự quản của học sinh ra sao?...); Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị hoạt động theo chủ đề (lớp có tham gia hay không? mức độ tham gia thế nào? kết quả ra sao?...); Chỉ đạo giáo viên phối hợp các lực lượng khác như: cán bộ Đoàn - Đội, cha mẹ HS để thực hiện chương trình và kế hoạch hoạt động ngoại khóa, phối hợp với các tổ chức xã hội trong việc tổ chức hoạt động NKLM cho học sinh; chỉ đạo giáo viên thực hiện việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động NKLM của học sinh.

- Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa liên môn. Hoạt động ngoại khóa liên môn càng đa dạng phong phú bao nhiêu càng có sức thu hút học sinh bấy nhiêu, vì vậy giáo viên cần phải thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa liên môn để thu hút học sinh tham gia hoạt động để tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thực tế và nâng cao kiến thức đã được học trong nhà trường.

- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung, chương trình hoạt động ngoại khóa liên môn. Hiệu trưởng cần: Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của từng môn học và nhiệm vụ của học kỳ, của năm học; Căn cứ vào kế hoạch học tập chính

khóa của học sinh theo khối lớp; Căn cứ vào đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh vùng miền; Căn cứ vào điều kiện tài chính, cơ sở vật chất của nhà trường, từ đó chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động ngoại khóa liên môn và thực hiện kế hoạch hoạt động ngoại khóa trong dạy học tích hợp liên môn.

Hoạt động ngoại khóa liên môn phải xác định rõ về mục tiêu, nội dung, thời gian, đa dạng về hình thức, phương pháp thực hiện, giáo viên phải có nghệ thuật thu hút học sinh tham gia. Hoạt động ngoại khóa liên môn phải tạo được sân chơi cho học sinh và có tác dụng tạo môi trường cho học sinh trải nghiệm cuộc sống thực tế gắn việc học đi đôi với thực hành, luyện tập. Thông qua hoạt động ngoại khóa liên môn giáo viên củng cố, mở rộng tri thức đã học cho học sinh, rèn kĩ năng thực hành, khả năng thích ứng, khả năng sáng tạo trong cuộc sống cho học sinh. Hoạt động ngoại khóa liên môn của học sinh phải có tác dụng giáo dục học sinh thực hiện tốt vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tập thể, trong gia đình, nhà trường, xã hội.

- Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất tài chính phục vụ cho HĐNKLM.

Hiệu trưởng cần tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất để hoạt động ngoại khóa liên môn được tiến hành thuận lợi có hiệu quả. Hiệu trưởng có thể tăng cường nguồn cơ sở vật chất bằng ngân sách của nhà nước và có thể tăng cường cơ sở vật chất bằng nguồn tài chính từ cha mẹ học sinh đóng góp hoặc do các nhà hảo tâm tài trợ.

- Chỉ đạo giáo viên nhận xét đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa liên môn. Đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa liên môn có tác dụng tạo động lực cho hoạt động ngoại khóa phát triển và hiệu quả. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa liên môn nhằm kích thích tính tích cực tham gia của học sinh và tạo động lực cho học sinh tham gia hoạt động có hiệu quả. Đánh giá bằng hình thức nhận xét kết quả tham gia hoạt động của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 30

học sinh, những năng lực đã bộc lộ và những hạn chế cần khắc phục. Đánh giá tập thể, nhóm và đánh giá cá nhân.

Tóm lại, phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa của giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn không chỉ sau khi lập kế hoạch có tổ chức thì mới có chỉ đạo, mà là quá trình đan xen. Nó thấm vào và ảnh hưởng quyết định đến các chức năng quản lý, điều hòa, điều hỉnh các hoạt động NKLM của nhà trường trong quá trình quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)