Về nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 58 - 64)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Về nhận thức

+ Nhận thức về tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong dạy học tích hợp liên môn ở nhà trường THCS Trần Hưng Đạo

Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên nhà trường về hoạt động ngoại khoá liên môn chúng tôi đã đưa ra câu hỏi về tầm quan trọng của hoạt động ngoại khoá liên môn , và thu được kết quả sau đây:

Bảng 2.2: Nhận thức của CBGV về mức độ quan trọng của HĐNKLM TT Mức độ quan trọng Số lượng % 1 Rất quan trọng 15 62.5 2 Quan trọng 6 25 3 Bình thường 3 12.5 4 Không quan trọng 0 0

Kết quả khảo sát cho thấy: Có 15 GV (62.5%) cho rằng HĐNKLM là rất quan trọng, 25% số được hỏi cho rằng quan trọng, còn 3 khách thể (12.5%) cho rằng HĐNKLM cũng bình thường như những môn học khác và không có ai cho là không quan trọng. Kết quả này cho thấy HĐNKLM đã có vị trí nhất định trong hoạt động giáo giáo dục của nhà trường.

+ Nhận thức về tác dụng của việc tổ chức HĐNKLM và những yêu cầu cần đạt

Để tìm hiểu về tác dụng của việc tổ chức HĐNKLM và những yêu cầu cần đạt cho học sinh, tác giả tiến hành khảo sát 24 CBGV trong trường và kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3: Nhận thức về tác dụng của việc tổ chức HĐNKLM và những yêu cầu cần đạt

Tác dụng và yêu cầu cần đạt khi tổ chức hoạt động ngoại khoá

Tác dụng Yêu cầu Rất tác dụng Ít tác dụng Không có tác dụng Cần Không cần

Mở rộng, củng cố, nâng cao kiến

thức cho học sinh 100% 100%

Phát hiện năng khiếu của học sinh 83.3% 16.7% 100%

Tạo sự hứng thú cho các em 100% 100%

Tạo sự gắn kết với tập thể 100% 100%

Phát triển nhân cách học sinh 100% 100%

Nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng

thực hành 100% 100%

Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS 100% 100%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 50

Như vậy, qua khảo sát cho thấy: CBGV trong nhà trường đã nhận thấy rõ tác dụng và yêu cầu của HĐNKLM. Nó không chỉ tác động tới học tập mà còn tác động tới nhiều mặt của quá trình giáo dục, trong đó có nội dung HĐNKLM để "Phát hiện năng khiếu của học sinh" có 83.3% cho rằng rất tác dụng và 16.7% cho rằng ít tác dụng nhưng tỷ lệ cần cũng là 100%. Với nội dung "Chỉ để giải trí" có 21 người được hỏi (87.5%) cho rằng không có tác dụng và không cần. Các nội dung còn lại đều được GV đánh giá 100% là rất có tác dụng và cần thiết khi tổ chức HĐNKLM.

+ Nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện của các hình thức HĐNKLM

Khi được hỏi đồng chí cho biết mức độ cần thiết và mức độ thực hiện của các hình thức HĐNKLM ở trường đồng chí như thế nào. Chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4: Ý kiến về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các hình thức HĐNKLM

TT Các hình thức hoạt động ngoại khoá liên môn

Mức độ cần thiết % Mức độ thực hiện % Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Thường xuyên Thỉnh thoảng

1 Ngoại khoá theo chủ điểm 75.0 25.0 0 0 100 2 Tham quan đi thực tế 12.5 62.5 25.0 0 100 3 Tổ chức các cuộc thi có tính

tổng hợp 25.0 75.0 0 0 100

4 Nói chuyện chuyên đề 12.5 62.5 25.0 0 100 5 Xem và biểu diễn văn nghệ 20.8 79.2 0 0 100 Qua khảo sát cho thấy:

- Về mức độ thực hiện: Với những nội dung đã cho, 100% GV được hỏi đều đánh giá các hình thức HĐNKLM trên thỉnh thoảng mới được thực hiện,

khi trao đổi trực tiếp để tìm hiểu lý do tại sao thì chúng tôi nhận được câu trả lời: Không tổ chức ngoại khóa thường xuyên với các nội dung trên vì:

Thứ nhất trong phân phối chương trình mỗi môn học chỉ có một hoặc hai tiết ngoại trừ Toán và Ngữ văn có 4 tiết, vì thế giáo viên không có thời gian để tổ chức thường xuyên, ngoài việc giảng dạy ở trường về nhà giáo viên còn phải soạn bài và rất nhiều lại sổ sách khác phục vụ cho chuyên môn hoặc nếu còn thời gian trên lớp, buổi chiều thì còn phải phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi để đáp ứng các kỳ thi vì thế không còn thời gian dành cho HĐNKLM mặc dù biết là HĐNKLM rất có tác dụng cho việc giáo dục học sinh không chỉ bồi dưỡng về chất lượng văn hóa mà còn các kỹ năng mềm khác;

Thứ hai là phạm vi kiến thức, đề tài của HĐNKLM có thể rất rộng rãi, trong khi đó giáo viên nhà trường hiện nay chủ yếu được đào tạo theo chương trình sư phạm đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên môn một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáo viên tự mày mò, tự tìm hiểu không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức HĐNKLM. Phần lớn giáo viên đã quen với việc dạy học đơn môn và tổ chức HĐNK bộ môn là chính nên giáo viên các môn “liên quan” ít có sự trao đổi chuyên môn do vậy khi dạy học tích hợp liên môn cũng như tổ chức HĐNKLM chưa có sự thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian tổ chức các nội dung, chủ đề dạy học tích hợp liên môn của các môn “liên quan”;

Thứ ba là không có kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị các nguồn lực đáp ứng cho HĐNKLM nếu tổ chức ngoài nhà trường, thậm chí là trong trường cũng không đủ các yêu cầu, điều kiện cần thiết cho HĐNKLM, đặc biệt là với liên môn các liên môn Hóa học, Sinh học, Vật lý...

- Về mức độ cần thiết: Có 3 hình thức "Ngoại khoá theo chủ điểm "; "Tổ chức các cuộc thi có tính tổng hợp" và "Xem và biểu diễn văn nghệ " được 100% khách thể đánh giá là cần thiết và rất cần thiết vì nó gắn liền với kiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 52

thức học sinh vừa được học trên lớp. Tuy nhiên vẫn còn 2 nội dung "Tham quan đi thực tế" và "Nói chuyện chuyên đề" đều có 25% GV đánh giá là không cần thiết vì như thế rất khó cho CBGV tổ chức, chỉ đạo thực hiện.

Qua đây tác giả nhận thấy thực trạng này không chỉ diễn ra ở trường THCS Trần Hưng Đạo, thị xã Quảng Yên mà còn là thực trạng chung của các nhà trường phổ thông hiện nay trong cả nước.

+ Nhận thức về những phẩm chất, năng lực cần có của GV trong tổ chức HĐNKLM

Tìm hiểu về nhận thức của CBGV về những phẩm chất và năng lực của giáo viên trong tổ chức thực hiện hoạt đông ngoại khoá liên môn, kết quả khảo sát thu được như sau:

Bảng 2.5: Năng lực và phẩm chất của giáo viên cần có khi tổ chức HĐNKLM

TT Phẩm chất, năng lực của giáo viên Nhận thức

SL %

1 Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng 24 100 2 Biết cách tổ chức học sinh 20 83.3

3 Có lòng nhiệt tình 18 75.0

4 Am hiểu cuộc sống 21 87.5

5 Sáng tạo trong quá trình thực hiện 22 91.7 6 Có khả năng giải quyết tình huống trong quá

trình triển khai 22 91.7

Qua khảo sát cho thấy: Có 100% GV cho rằng để HĐNKLM có hiệu quả thì giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng; có 91.7% CBGV cho rằng cần sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện và có khả năng giải quyết tình huống trong quá trình triển khai; 87.5% cho rằng cần am hiểu cuộc sống. Tuy nhiên, còn 6 GV (25%) cho rằng để tổ chức HĐNKLM thành công thì không cần có lòng nhiệt tình, qua đó cho thấy đây là nhận thức chưa đúng về

công tác tổ chức thực hiện bất kỳ một hoạt động nào chứ chưa nói đến HĐNKLM trong nhà trường. Vì vậy, trong thời gian tới trường THCS Trần Hưng Đạo cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục CBGV trong nhà trường hơn nữa về trách nhiệm, vai trò của giáo viên trong HĐNKLM.

+ Mức độ cần thiết của các điều kiện trong việc tổ chức HĐNKLM có hiệu quả

Chúng tôi tiến hành điều tra đánh giá mức độ cần thiết của các điều kiện trong việc tổ chức HĐNKLM có hiệu quả với 3 mức độ: rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết. Xử lý từng điều kiện và đánh giá bằng điểm số theo nguyên tắc sau: Việc đánh giá cho điểm theo 3 mức độ: rất cần thiết 3 điểm, cần thiết 2 điểm, không cần thiết 1 điểm (min = 1; max = 3), ta có thể xác định và so sánh các nội dung thông qua giá trị trung bình là X Rất cần thiết: 2,5 ≤ X ≤ 3 điểm ; Cần thiết: 2 ≤ X ≤ 2,49 ; Không cần thiết: X ≤ 1,99 điểm

Bảng 2.6: Mức độ cần thiết của các điều kiện trong việc tổ chức HĐNKLM có hiệu quả

TT Điều kiện Mức độ cần thiết (SL) Σ X TB Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

1 Giáo viên giỏi về

chuyên môn 22 2 0 70 2.92 2

2 Cơ sở vật chất tốt 20 4 0 68 2.83 3 3 Học sinh hứng thú 24 0 0 72 3 1 4 Giáo viên có kỹ năng 18 6 0 66 2.75 5 5 Giáo viên nhiệt tình 19 5 0 67 2.79 4

Trung bình 2.86

Căn cứ vào bảng số liệu cho thấy 100% CBGV trường THCS Trần Hưng Đạo được hỏi đánh giá cả 5 điều kiện đều rất cần thiết với X = 2.86 điểm để tổ chức tốt HĐNKLM, trong đó điều kiện "Học sinh hứng thú" là điều kiện cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 54

thiết nhất với 100% khách thể cho là rất cần thiết, điều kiện ít cần thiết hơn cả là "Giáo viên có kỹ năng" nhưng điểm trung bình X = 2.75 vẫn đạt ở mức rất cần thiết. Qua đó cho thấy để thực hiện tốt việc tổ chức HĐNKLM thì không thể thiếu các kỹ năng trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)