Về năng lực tổ chức của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 65 - 74)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Về năng lực tổ chức của giáo viên

+ Thực trạng triển khai nội dung các hoạt động ngoại khóa của giáo viên trong dạy học tích hợp liên môn ở trường THCS Trần Hưng Đạo

. Thực trạng nội dung hoạt động ngoại khóa

Để quản lý hoạt động ngoại khoá của giáo viên trong dạy học tích hợp liên môn có hiệu quả, các nhà quản lý đều cho rằng cần phải quan tâm đến nội dung của hoạt động ngoại khóa. Để đánh giá thực trạng nội dung các hoạt động ngoại khóa trong dạy học tích hợp liên môn, chúng tôi đã tiến hành tham khảo ý kiến của 24 giáo viên. Kết quả như sau

Bảng 2.8: Thực trạng triển khai nội dung hoạt động ngoại khóa của trường THCS Trần Hưng Đạo, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

TT Nội dung Mức độ tổ chức Rất thường xuyên Thường xuyên Chưa thường xuyên SL TL% SL TL% SL TL% 1 Hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học theo chương trình dạy học chính khóa với liên môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học.

6 25.0 9 37.5 9 37.5

2

Hoạt động văn nghệ - nghệ thuật gắn với liên môn Ngữ Văn, Lịch sử, GDCD, Âm nhạc, Mỹ thuật.

16 66.6 4 16.7 4 16.7

3

Hoạt động thể dục thể thao gắn với liên môn Thể dục, ngoài giờ lên lớp.

15 62.5 7 29.2 2 8.3

4

Hoạt động khác (Giới tính, môi trường, hoạt động theo năng khiếu, sở thích...) gắn với liên môn GDCD, Ngữ văn, Sinh học, Địa lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 56

Phân tích bảng 2.8 với bốn nội dung trên về tổ chức HĐNKLM, cho thấy các nội dung hoạt động ngoại khóa sau đây thường xuyên được nhà trường quan tâm tổ chức thực hiện, đó là:

- Hoạt động ngoại khóa thể dục thể thao trong dạy học tích hợp liên môn liên môn Thể dục, ngoài giờ lên lớp, Âm nhạc, Mỹ thuật.chiếm 91,7 %.

- Hoạt động ngoại khóa văn nghệ, nghệ thuật trong dạy học tích hợp liên môn Ngữ Văn, Lịch sử, GDCD, Âm nhạc, Mỹ thuật chiếm 83,3 %.

Bên cạnh đó có một số nội dung chưa được các nhà trường quan tâm, chưa thường tổ chức cho học sinh đó là các nội dung sau đây

- Hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học theo chương trình chính khóa chiếm 62,5%.

- Các nội dung hoạt động khác (Giới tính, môi trường, hoạt động theo sở trường, năng khiếu...) gắn với liên môn chiếm tỉ lệ 75,0 %

Tóm lại, trường THCS Trần Hưng Đạo đã quan tâm thường xuyên đến các nội dung ngoại khóa về hoạt động văn nghệ, nghệ thuật và các hoạt động thể dục thể thao nhưng vẫn còn một số nội dung chưa làm tốt đó là về hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học theo chương trình chính khóa hay các nội dung hoạt động về giới tính, sở thích của học sinh. Trao đổi trực tiếp với tôi, một số giáo viên cho rằng do quá tải về công việc nên nhà trường chưa đầu tư nhiều cho các nội dung trên.

. Thực trạng triển khai nội dung

Để tìm hiểu thực trạng triển khai các nội dung HĐNKLM cho học sinh, tác giả tiến hành khảo sát CBQL và GV các nhà trường về mức độ thực hiện, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9: Mức độ thực hiện các nội dung HĐNKLM TT Các nội dung HĐNKLM Mức độ thực hiện (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 1 Củng cố, mở rộng kiến thức đã học 83.3 16.7 0

2 Tạo sự hứng thú với môn học cho các em 50 50 0 3 Giáo dục học sinh kỷ luật làm việc tập thể 66.7 25 8.3 4 Nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng thực hành 75 25 0 5 Giáo dục kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản

vị thành niên 33.3 37.5 29.2

6 Cập nhật tin tức kinh tế văn hóa xã hội... 29.2 37.5 33.3 Qua bảng khảo sát cho thấy nội dung củng cố, mở rộng kiến thức đã học trong HĐNKLM cho học sinh đã được hầu hết giáo viên quan tâm thực hiện thường xuyên với 83.3% và 16.7% thỉnh thoảng thực hiện, đây là tín hiệu đáng mừng trong công tác nâng cao chất lượng văn hóa cho học sinh nhà trường. Nội dung tạo sự hứng thú với môn học cho các em có 50% số thầy cô thường xuyên quan tâm thực hiện trong HĐNKLM cho học sinh, tuy nhiên vẫn còn 50% thầy cô chưa thường xuyên thực hiện và không có ai trả lời là không thực hiện nội dung này. Với nội dung giáo dục học sinh kỷ luật làm việc tập thể, có 66.7% ý kiến cho rằng các thầy cô thường xuyên quan tâm thực hiện, tuy nhiên vẫn còn 8.3% số được hỏi cho là chưa thực hiện, vì theo họ khi tổ chức HĐNKLM là lúc để cho học sinh được chủ động trong mọi hoạt động, điều này đã phản ánh đúng với nhận định của một bộ phận học sinh ở trên về tác dụng của HĐNKLM là tạo sự gắn kết tập thể ở mức thấp. Điều này một lần nữa cho thấy các CBGV nhà trường cần quan tâm cải thiện tổ chức HĐNK nhằm tạo cho học sinh sự gắn kết và kỷ luật trong hoạt động tập thể.

Với nội dung nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng thực hành đã có 75% số thầy cô được hỏi trả lời thường xuyên quan tâm đến nội dung này, tuy nhiên vẫn còn 25% chưa thường xuyên chú ý đến kỹ năng thực hành cho học sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 58

trong HĐNKLM. Với nội dung thứ 5 và thứ 6 còn nhiều thầy cô trả lời chưa thực hiện với tỷ lệ lần lượt là 29.2 và 33.3%. Khi trao đổi trực tiếp chúng tôi được biết với nội dung này, giáo viên rất khó chuyển tải và có ít kiến thức trong số đó chủ yếu rơi vào các giáo viên trẻ và giáo viên thuộc các môn khoa học tự nhiên, ngoại trừ môn sinh học thì các thầy cô đều trả lời đã thường xuyên thực hiện một phần cũng do họ có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này. Đối với nội dung cập nhật tin tức kinh tế văn hóa xã hội...một số thầy cô cho rằng ít có thời gian xem ti vi, đọc báo vì ngoài thời gian trên lớp về nhà họ còn phải soạn giáo án, lo chăm sóc gia đình. Qua đó cho thấy trong thời gian tới CBQL trường THCS Trần Hưng Đạo cần làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, cung cấp tài liệu, đặc biệt là nâng cao kiến thức về giáo dục kỹ năng sống cho GV để họ có đủ năng lực chuyên môn đáp ứng cho nhiệm vụ giáo dục nói chung, tổ chức hoạt động NKLM nói riêng.

+ Thực trạng lựa chọn và vận dụng các hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa của giáo viên trong dạy học tích hợp liên môn ở trường THCS Trần Hưng Đạo

Để tìm hiểu về thực trạng các hình thức HĐNKLM đã triển khai tác giả đã khảo sát đánh giá của CBQL và giáo viên về các hình thức HĐNKLM đã triển khai trong nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10: Quan điểm của giáo viên về hiệu quả các hình thức HĐNKLM đã triển khai ở trường THCS Trần Hưng Đạo

TT Các hình thức hoạt động NKLM

Rất hiệu

quả Hiệu quả

Không hiệu quả SL TL% SL TL% SL TL%

1 Ngoại khoá theo chủ điểm 16 66.7 6 25 2 8.3

2 Tham quan đi thực tế 18 75 6 25 0 0

3 Tổ chức các cuộc thi có tính tổng hợp 14 58.3 10 41.7 0 0

4 Nói chuyện chuyên đề 16 66.7 6 25 2 8.3

Qua bảng 2.10 cho thấy:

+ HĐNKLM theo chủ điểm, chủ đề: Có 91.7% khách thể cho rằng HĐNKLM thông qua hình thức này sẽ thu được kết quả, còn 8.3% cho rằng không có hiệu quả khi tổ chức HĐNKLM thông qua hình thức này vì: Hoạt động với hình thức này thì hầu như là tất cả các khối lớp cùng tham gia với số lượng học sinh đông, do đó giáo viên khó quản lý và dẫn đến chất lượng hiệu quả giáo dục thu được là không cao.

+ HĐNKLM bằng hình thức tham quan thực tế được 75% khách thể đánh giá là rất hiệu quả và 25% đánh giá có hiệu quả. Theo các thầy cô trả lời thì khi đi tham quan thực tế học sinh vừa được nghe, được nhìn vì thế kiến thứcsẽ được các em khắc sâu và ghi nhận, tuy nhiên các thầy cô cũng cho biết để tổ chức cho học sinh tham gia HĐNKLM bằng hình thức này là rất vất vả cho GVBM, nhà trường từ khâu chuẩn bị, GV phụ trách, kinh phí hoạt động, địa điểm tham quan, sự an toàn của các em...

+ HĐNKLM với hình thức tổ chức các cuộc thi có tính tổng hợp, cũng đuợc 100% thầy cô trả lời có hiệu quả. Qua phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên liên môn và CBQL đã cho biết thêm ở hình thức giáo dục này nên được tổ chức thực hiện đầy đủ hơn và là một trong những hình thức tổ chức HĐNKLM thu hút được nhiều học sinh tham gia và có hiệu quả giáo dục.

+ Với hình thức 4, 5 còn có 8,3% số người được hỏi cho rằng không hiệu quả vì: Với những hình thức này thì những em có học lực yếu, trung bình và những em nhút nhát sẽ tự ti không có hứng thú tham gia do đó hiệu quả giáo dục thu được là không cao.

Qua quan sát chúng tôi nhận thấy một số GV trong trường chưa nhạy bén với những vấn đề giáo dục mới tiến bộ, còn rập khuôn theo lối mòn mà làm chậm các vấn đề, chưa theo kịp yêu cầu giáo dục ngày càng cao của xã hội, ít nghiên cứu, ít tham khảo tài liệu. Việc tổ chức HĐNKLM còn mang nặng tính cảm tính, chưa phù hợp với tình hình phát triển tâm sinh lý học sinh hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 60

Từ quan điểm của giáo viên về các hình thức HĐNKLM trên đây, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức các hình thức HĐNKLM chưa có sự thống nhất, chỉ mang tính hình thức đối phó theo yêu cầu giáo dục chung của ngành, còn theo cảm tính của mỗi cá nhân, chưa đi vào chiều sâu nhằm mang lại hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện cho học sinh. Để nắm được thực trạng sử dụng phương pháp HĐNKLM cho học sinh ở trường THCS Trần Hưng Đạo thị xã Quảng Yên, chúng tôi đã tiến hành trao đổi với CBQL và giáo viên thu được kết quả như sau:

Bảng 2.11: Thực trạng sử dụng các phương pháp tổ chức HĐNKLM TT Phương pháp GDGT Mức độ thực hiện (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa sử dụng SL TL% SL TL% SL TL% 1 Thảo luận nhóm 16 66.7 6 25 2 8.3 2 Đóng vai 12 50 7 29.2 5 20.8

3 Nghiên cứu tình huống 10 41.7 10 41.7 4 16.6 4 Thông qua các trò chơi 8 33.3 8 33.3 8 33.3 5 Làm thí nghiệm 8 33.3 7 29.2 9 37.5 6 Thuyết trình, giảng giải 20 83.3 4 13.7 0 0 Qua bảng trên chúng ta thấy 100% giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải trong HĐNKLM cho học sinh, khi hỏi tại sao thì hầu hết đều cho rằng phương pháp này dễ thực hiện, có thể thực hiện trong lớp hoặc cho tình huống về nhà nghiên cứu qua đó học sinh có thể tham khảo ý kiến của những người xung quanh như cha mẹ, ông bà… Có từ 20% đến 37.5% giáo viên nhà trường chưa thường xuyên sử dụng các phương pháp HĐNKLM cho học sinh như: Sử dụng phương pháp làm thí nghiệm, phương pháp thông qua các trò chơi, phương pháp đóng vai, trao đổi chúng tôi được biết làm thí

nghiệm thì chủ yếu ở liên môn các môn học: hóa học, sinh học, vật lý là thường xuyên sử dụng vì học có đủ thiết bị phục vụ cho hoạt động của mình còn đối với các môn học khác thì khó thực hiện, với phương pháp đóng vai, trò chơi thì chủ yếu được thực hiện ở liên môn các môn ngữ văn, giáo dục công dân, lịch sử, hoạt động ngoài giờ.

Với phương pháp nghiên cứu tình huống đã được giáo viên sử dụng nhiều hơn nhưng cũng ở mức không cao là 41.7% thường xuyên và 41.7% thỉnh thoảng có sử dụng và còn 16.6% số giáo viên chưa bao giờ sử dụng những phương pháp này.

Với phương pháp thảo luận nhóm cũng được đa số giáo viên sử dụng (66.7%) thường xuyên, với phương pháp này theo giáo viên là dễ thực hiện và dễ quản lý vì thế họ thường xuyên sử dụng phương pháp này trong HĐNKLM, tuy nhiên vẫn còn 8.3% không thường xuyên sử dụng. Qua khảo sát cho thấy việc sử dụng các phương pháp HĐNKLM cho học sinh của giáo viên nhà trường vẫn chưa được thực hiện tốt. Trao đổi với CBQL và giáo viên nhà trường về vấn đề này chúng tôi được biết thêm nguyên nhân mà giáo viên chưa thường xuyên thực hiện các phương pháp HĐNKLM cho học sinh là do giáo viên có quá ít thời gian vì phải dạy cả buổi chính khóa trên lớp, ngoài ra con bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém để đáp ứng cho các kỳ thi, các bài kiểm tra trong năm học và một nguyên nhân nữa là do giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm với việc tổ chức thực hiện HĐNKLM các môn học.

+ Thực trạng thực hiện quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa liên môn

Để đánh giá thực trạng quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa liên môn, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi khảo sát số 10 - Phiếu trưng cầu ý kiến, phụ lục 1 xin ý kiến của 24 cán bộ quản lý, giáo viên. Kết quả như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 62

Bảng 2.12: Thực trạng về thực hiện quy trình tổ chức HĐNKLM cho HS trường THCS trường THCS Trần Hưng Đạo, thị xã Quảng Yên

Các bước

tiến hành Công việc cụ thể

Mức độ tổ chức Thường

xuyên Đôi khi Chưa bao giờ SL TL% SL TL% SL TL% 1. Chuẩn bị Lựa chọn chủ đề ngoại khóa 16 66.6 4 16.7 4 16.7

Lập kế hoạch ngoại khóa + Xác định mục tiêu + Dự kiến hình thức +Dự kiến thời gian + Dự kiến những công việc cần sự ủng hộ của các lực lượng giáo dục khác.

6 25.0 9 37.5 9 37.5

Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, nhóm... 15 62.5 7 29.2 2 8.3 2. Tổ chức thực hiện - Tiến hành hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch - Chủ động giải quyết các tình huống đột xuất xảy ra trong quá trình tổ chức

8 33.3 10 41.7 6 25.0

3. Đánh giá

Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen thưởng

16 66.6 4 16.7 4 16.7

Dựa vào kết quả khảo sát ở trên cho thấy, trường THCS Trần Hưng Đạo, thị xã Quảng Yên đã thực hiện theo đúng các bước trong quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ môn, việc lựa chọn chủ đề ngoại khóa, chuẩn bị các điều kiện để tổ chức, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen thưởng được quan tâm. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện vẫn còn có nhiều giáo viên chưa chủ động.

Kết quả khảo sát cho thấy, việc xây dựng kế hoạch HĐNKLM của giáo viên ở trường THCS Trần Hưng Đạo, thị xã Quảng Yên chưa được quan tâm. Ở tất cả các nội dung được hỏi thì mức độ chưa bao giờ còn chiếm tỉ lệ cao (Vẫn còn có 9 ý kiến được hỏi cho rằng chưa biết kỹ năng Lập kế hoạch ngoại khóa liên môn). Qua tìm hiểu, kế hoạch HĐNKLM của giáo viên nhà trường không được xây dựng từ đầu năm học bởi vì chưa có sự chỉ đạo cụ thể về hoạt động một cách thường xuyên liên tục mà chỉ theo từng đợt hoạt động kèm theo chuyên đề hoặc những khi có đoàn kiểm tra của phòng, sở. Thậm chí kế hoạch chỉ là hình thức, vì vậy rất khó khăn cho việc triển khai các hoạt động, hiệu quả của HĐNKLM không cao.

Khi trao đổi với giáo viên trực tiếp được phân công nhiệm vụ trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)