Biện pháp 4: Tổ chức cho giáo viên tham gia tập huấn, trao đổi kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 95 - 98)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức cho giáo viên tham gia tập huấn, trao đổi kinh

nghiệm tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong dạy học tích hợp liên môn giữa các trường THCS trong thị xã và ngoài thị xã

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

- Thay đổi nhận thức của giáo viên về tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong dạy học tích hợp liên môn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 86

- Giúp nhà quản lí, giáo viên cân nhắc, lựa chọn có thể tận dụng những bài học ở trường bạn vào trường mình nếu cảm thấy phù hợp. Trao đổi kinh nghiệm, nhà quản lí, giáo viên có thể rút ngắn được thời gian để đi tới mục tiêu, chủ động trong việc thực hiện.

3.2.4.2. Nội dung và cách tiến hành

- Tổ chức cho giáo viên tham gia tập huấn:

Trong thực tế việc đào tạo ở trường Sư phạm, giáo sinh chưa được tham gia các hoạt động này nhiều, nên kinh nghiệm tổ chức các hoạt động còn hạn chế. Trong khi đó các trường phổ thông hiện nay hoạt động còn hình thức đơn điệu, chưa hiệu quả, nên không có môi trường để GV học cách tổ chức. Do đó phải bồi dưỡng thường xuyên cho GV cốt cán tổ chức HĐNKLM để họ cập nhật kiến thức mới, phát triển một số kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và qua đó chính họ được phát triển, từ đó yêu thích công việc của mình.

Hình thức tổ chức: Có thể mời báo cáo viên triển khai cho các GV. Sau đó, chính họ lại tiếp tục nhân lên cho các GV khác. Công tác tập huấn được tổ chức dưới hình thức:

Biên soạn tài liệu. Cung cấp tài liệu.

Mời tham gia các hội thảo, tập huấn của các cấp cao hơn. Giao lưu học hỏi các mô hình tốt.

Tổ chức nhiều hình thức đào tạo tại chỗ có thể ở tại trường hoặc hình thức dã ngoại.

Mạnh dạn giao nhiệm vụ có sự giám sát kiểm tra.

Dạy một số môn để bổ trợ cho người tổ chức có thêm vốn như: nghệ thuật thuyết trình, nghệ thuật giao tiếp, ca hát, ...

HĐNKLM là hoạt động mang yếu tố “động”, bởi vậy người tổ chức hoạt động phải luôn trau dồi về trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, ứng

xử, kỹ năng đánh giá... vấn đề cốt lõi là phải ý thức được trách nhiệm và yêu cầu công việc để đáp ứng với xu thế phát triển.

- Trao đổi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong dạy học tích hợp liên môn giữa các trường:

Thành lập ban chỉ đạo điều hành, ban này có nhiệm vụ ấn định thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia, nội dung và hình thức cần trao đổi nếu là trao đổi kinh nghiệm giữa các trường.

Cần chọn ví dụ điển hình về sự thành công của HĐNKLM.

Tổ chức các cuộc họp tổ chuyên môn rút kinh nghiệm sau mỗi HĐNKLM

Gửi thông báo chính thức tới trường bạn về thời gian địa điểm, khách mời..., phân công cá nhân chuẩn bị trình bày kinh nghiệm tổ chức HĐNKLM.

Tự đánh giá vai trò của hình thức HĐNKLM trong việc phát triển kiến thức kĩ năng thái độ cho học sinh, kinh phí cần có và các điều kiện khác để tổ chức, rút ra các kinh nghiệm cần thiết.

Nội dung trao đổi:

- Các hình thức HĐNKLM đã được tổ chức ở trường - Vai trò của nhà quản lý trong điều hành

- Vai trò của người tổ chức:

+ Trực tiếp thao tác: Tính năng động, sáng tạo trong tổ chức + Khả năng thu hút học sinh

- Kết quả cụ thể

- Những yếu tố tác động đến sự thành công của buổi ngoại khoá: + Chủ quan (Cơ sở vật chất, tài chính, thời gian, con người)

+ Khách quan: Môi trường tự nhiên; Các yếu tố ảnh hưởng : An ninh, y tế.

Đánh giá: Trong từng hình thức tổ chức thì yếu tố nào là quan trọng nhất. Đề xuất giải pháp để có được sự thành công.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 88

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Tạo điều kiện về thời gian cho GV tham gia tập huấn Tạo được nguồn kinh phí cho hoạt động tập huấn

Gắn yêu cầu bồi dưỡng với trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của GV và có thể đưa vào thi đua.

Người tổ chức cần lựa chọn hình thức trao đổi cho phù hợp.

Cuộc trao đổi phải diễn ra trên tinh thần thoải mái, đoàn kết có ý thức dựng xây cởi mở.

Không giấu giếm kinh nghiệm (Có những kinh nghiệm hay, phù hợp với trường này song lại không thể làm được ở trường khác vì lệ thuộc vào đặc điểm và điều kiện nhà trường)

Sau khi trao đổi, mỗi trường cần rà soát kinh nghiệm của trường bạn, đối chiếu với điều kiện, hoàn cảnh trường mình để xác định tính khả thi, học tập những kinh nghiệm hay.

Nghe trường bạn để biết về trường mình, thấy những thành công và hạn chế của trường mình trong quá trình tổ chức, từ đó điều chỉnh cho hợp lí. Nhìn thẳng vào những điều hạn chế, thấy được những gì mắc phải trong quá trình tổ chức có thể tránh hoặc biết trước để chủ động xử lý.

Trong thời đại ngày nay, việc trao đổi kinh nghiệm giữa các trường trong công tác quản lý nói chung, phát triển năng lực tổ chức các HĐNKLM cho giáo viên nói riêng đã được người Hiệu trưởng quan tâm nhiều hơn. Đó là một việc làm bổ ích, giúp cho nhà quản lý tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, hạn chế được sự mò mẫm. Qua trao đổi kinh nghiệm, tình đoàn kết thân ái ngày càng được tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên THCS trong dạy học tích hợp liên môn​ (Trang 95 - 98)