8. Cấu trúc của luận văn
1.3.5. Quy trình bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường
trung học cơ sở
Quy trình bồi dưỡng là giai đoạn trọng tâm, tập trung vào tổ chức và thực hiện bồi dưỡng tri thức, thực tiễn cho người học. Giai đoạn này đòi hỏi người học phải tự giác, tích cực, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào xử lý các yêu cầu của bài học, hội thảo, khoá bồi dưỡng; người cán bộ quản lý, theo dõi, giảng viên lên lớp phải vận dụng tri thức, kinh nghiệm của mình để hướng dẫn, giúp đỡ người học hoàn thành các yêu cầu nhiệm vụ đề ra của khóa bồi dưỡng. Đây chính là giai đoạn tổ chức bồi dưỡng.
Các yếu tố của quy trình bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho GV THCS, gồm:
(1) Xác định mục tiêu bồi dưỡng, trong đó quan tâm tới mục trợ giúp và đồng hành cùng những HS gặp khó khăn tâm lý; Tham vấn học đường giúp các em lựa chọn cách xử lý đúng góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm, giúp các em đạt được nguyện vọng của mình; Tạo ra môi trường thuận lợi, tích cưc, thân thiện cho sự phát triển nhân cách của HS.
(2) Xác định nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ GV, để từ đó xác định GV có nhu cầu bồi dưỡng về những năng lực nào, trên cơ sở đó xây dựng nội dung bồi dưỡng, kế hoạch bồi dưỡng….
(3) Xây dựng nội dung bồi dưỡng, đó là các nội dung: Bồi dưỡng năng lực tham vấn về vấn đề học tập và phát hiện, phòng ngừa và bước đầu can thiệp các vấn đề tâm lý
xảy ra ở học sinh; Bồi dưỡng năng lực tham vấn về mối quan hệ với gia đình và năng lực tham vấn về mối quan hệ bạn bè, năng lực tham vấn về mối quan hệ thân mật….
(4) Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, trong kế hoạch cần làm rõ: Mục tiêu bồi dưỡng; Nội dung bồi dưỡng; Hình thức, Phương pháp bồi dưỡng; Thời gian (kể cả thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc); Lực lượng bồi dưỡng; Dự trù kinh phí hay nguồn lực tài chính cho các hoạt động bồi dưỡng.
(5) Tổ chức bồi dưỡng cần quan tâm đến các điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu, học liệu, kinh phí phục vụ hoạt động bồi dưỡng.
(6) Đánh giá kết quả bồi dưỡng GV nhằm mục đích đánh giá mức độ kiến thức, kỹ năng, thái độ của GV sau khóa bồi dưỡng để đưa ra các điều chỉnh cho khóa bồi dưỡng tiếp theo.