Đánh giá công tác bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố cao bằng​ (Trang 33)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.4. Đánh giá công tác bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên

trường trung học cơ sở

Nội dung kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở gồm:

Đánh giá mức độ nhận thức, sự quan tâm, số lượng và đối tượng tham gia bồi dưỡng. Đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV, điều kiện thực hiện và tính hiệu quả.

Kiểm tra đánh giá việc triển khai đánh giá kết quả bồi dưỡng GV trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đã định, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho GV các trường THCS.

Đánh giá thực trạng, xác định xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt được ở mức độ nào, kết quả phù hợp đến đâu so với dự kiến.

Phát hiện những lệch lạc, sai sót trong kế hoạch đã đặt ra, tìm biện pháp uốn nắn lệch lạc, điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp thực tế diễn ra trong quá trình tổ chức bồi dưỡng.

Cán bộ quản lý cần nắm vững được nội dung chương trình bồi dưỡng, trên cơ sở đó có phương pháp quản lý phù hợp, đảm bảo số giờ lý thuyết, thực hành trên lớp, bài tập của học viên. Đồng thời xây dựng các tiêu chí đánh giá, từ đó đánh giá chất lượng bồi dưỡng cho giáo viên và kết quả toàn diện trong quá trình bồi dưỡng.

1.4.5. Vai trò của hiệu trưởng trong quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên trung học cơ sở

Hoạt động bồi dưỡng giáo viên nói chung và hoạt đông bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên Trung học cơ sởđược thực hiện thường xuyên trong các năm học. Hoạt động này được thực hiện nhằm làm thay đổi nhận thức và kỹ năng và thái độ của giáo viên THCS để tiến đến một trình độ cao hơn, phục vụ hiệu quả hơn cho công tác tham vấn học đường. Vì vậy, muốn đạt kết quả thì người Hiệu trưởng trường THCS phải vận dụng khoa học và khéo léo nghệ thuật quản lý và các chức năng của quản lý.

giáo viên Trung học cơ sở chính là thực hiện chức năng quản lý. Chức năng quản lý xác định khối lượng công việc cơ bản và trình tự các công việc của quá trình quản lý. Mỗi chức năng có nhiều nhiệm vụ cụ thể, là quá trình liên tục của các bước công việc tất yếu phải thực hiện.

Coi trọng, đề cao vai trò của tổ tham vấn học đường trong nhà trường: Bởi vì tổ tham vấn học đường là lực lượng nòng cốt giúp ban giám hiệu quản lý tốt nhiệm vụ tham vấn học đường cho HS THCS, giúp Hiệu trưởng quản lý việc tự học, tự bồi dưỡng, giám sát, đánh giá xếp loại hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên nhằm nâng cao năng lực tham vấn học đường cho GV các trường THCS.

Để nâng cao hiệu quả công tác tham vấn học đường đỏi hỏi Hiệu trưởng phải có khả năng thuyết phục đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường tin tưởng, tích cực và tâm huyết với nhiệm vụ được giao, đặc biệt là trong công tác tham vấn học đường. Nắm việc, sâu sát, gần gũi, chia sẻ với đội ngũ làm công tác tham vấn học đường là những yêu cầu năng lực cần có của Hiêu ̣ trưởng để giải quyết khó khăn nhất là khi bắt đầu đổi mới nhà trường, cũng như đổi mới hoạt động bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên Trung học cơ sở.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên trung học cơ sở cho giáo viên trung học cơ sở

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên Trung học cơ sở:

- Nhận thức và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên:Nhận thức của giáo viên về bồi dưỡng là yếu tố tạo nên kết quả bền vững của hoạt động bồi dưỡng. Mỗi giáo viên hiểu được bồi dưỡng là nghĩa vụ và quyền lợi của mình, từ đó xác định được nhu cầu thực sự, tích cực, chủ động, sáng tạo với lòng đam mê học tập và tự học hướng tối hoàn thiện nhân cách nhà giáo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy học, giáo dục trong nhà trường.

- Nhận thức của cán bộ quản lý: Nhận thức và tầm nhìn chiến lược đối với bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho GV các trường THCS là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng này. Nhận thức của

GV giúp họ thấy được nhu cầu bồi dưỡng là cấp thiết, nếu không bồi dưỡng thì không thể tham vấn học đường cho HS THCS tốt, do đó GV sẽ xây dựng ý thức tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực tham vấn học đường.

- Trình độ, năng lực GV: Là tiền đề quan trong giúp GV tiếp thu kiến thức. GV được đào tạo chính quy sẽ có kiến thức cơ bản, nền tảng cho tham vấn học đường, học có khả năng tiếp cận nhanh với những yêu cầu mới. Những GV chưa được đào tạo chính quy, trình độ năng lực hạn chế sẽ khó khăn hơn trong việc cập nhật những kiến thức mới về năng lực, khi được bồi dưỡng về năng lực, GV sẽ lập kế hoạch sát thực tế, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các phương tiện dạy học mới, phương tiện hiện đại đáp ứng nhu cầu tham vấn học đường của HS THCS.

Cơ chế, chính sách của nhà trường trong quản lý bồi dưỡngnăng lực tham vấn học đường cho GV các trường THCS: Nếu cơ chế, chính sách thông thoáng, các văn bản rõ ràng, đầy đủ không chồng chéo, tổ chức hiệu quả các nguồn lực tài chính, xây dựng quy chế nội bộ phù hợp công khai minh bạch sẽ tác động tích cực và tạo điều kiện thuận lợi đến bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên Trung học cơ sở.

Phương pháp làm việc của cán bộ quản lý: CBQL cần sắp xếp công việc khoa học, chủ động trong công việc. Là một nhà quản lý phải xác định được trường mình đang thiếu gì, yếu về phần nào, cần gì, vấn đề nào thực hiện trước, vấn đề nào thực hiện sau, thời điểm thực hiện như thế nào, vấn đề nào là quan trọng, vấn đề nào quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường để xây dựng kế hoạch và điều hành công việc một cách hợp lý. Bố trí đúng người đúng việc, sắp xếp công việc khoa học để phát huy được tối đa khả năng, năng lực của từng cá nhân giáo viên, đặc biệt phát huy được tiềm năng của đội ngũ giáo viên làm công tác tham vấn học đường.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, tài liệu phục vụ hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS: Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, học liệu, tài liệu phục vụ hoạt động bồi dưỡng GV THCS có vai trò rất quan trọng đến chất lượng hoạt động bồi dưỡng GV.

của đội ngũ giảng viên, GV tham gia hướng dẫn, giảng dạy, bồi dưỡng có vai trò quyết định chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho GV các trường THCS. Việc sử dụng đa dạng các lực lượng, thành phần tham gia vào quá trình bồi dưỡng sẽ giúp GV THCS có cơ hội học tập, tiếp thu được nhiều tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm từ những giảng viên để không ngừng nâng cao và hoàn thiện năng lực tham vấn học đường của mình.

Kết luận chương 1

Năng lực tham vấn học đường của giáo viên THCS là quá trình giáo viên THCS vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để tham vấn học đường cho HS THCS về những nội dung như vấn đề học tập, mối quan hệ với gia đình, mối quan hệ bạn bè, mối quan hệ thân mật, hướng nghiệp, định hướng giá trị, vấn đề giới tính và sức khỏe….giúp HS THCS giải quyết những vấn đề đang gặp phải và giải quyết những vấn đề tương tự nảy sinh trong tương lai.

Hoạt động bồi dưỡng GV với mục tiêu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng mới còn đòi hỏi GV tự học tập, bồi dưỡng, học tập suốt đời, bồi dưỡng kiến thức nhằm phát triển sự nghiệp của bản thân giáo viên.

Lý luận về bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường Trung học cơ sở đã đề cập đến những vấn đề như: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng, từ đó xây dựng quy trình bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường Trung học cơ sở.

Lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường Trung học cơ sở nhấn mạnh đến các chức năng quản lý gồm: Lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên Trung học cơ sở gồm các yếu tố như: Nhận thức của GV và cán bộ quản lý; Trình độ, năng lực GV; Cơ chế, chính sách của nhà trường trong quản lý bồi dưỡng; Phương pháp làm việc của cán bộ quản lý; Đội ngũ giảng viên, hướng dẫn viên tham gia giảng dạy, bồi dưỡng…

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

THÀNH PHỐ CAO BẰNG

2.1. Một vài nét về các trường THCS thành phố Cao Bằng

Thành phố Cao Bằng hiện nay gồm 9 trường THCS, đó là các trường: THCS Hợp Giang, THCS Tân Giang, THCS Hòa Chung, THCS Ngọc Xuân, THCS Thị Xuân, THCS Đề Thám, THCS Sông Hiến, THCS Cao Bình, THCS Chu Trinh.

Quy mô HS THCS từ năm học 2016 đến năm học 2019 như sau:

Bảng 2.1. Quy mô học sinh các khối lớp tại các trường THCS ở thành phố Cao Bằng

Năm học Tổng số

học sinh Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9

2016-2017 3.609 977 936 888 808 2017-2018 3.727 934 987 919 887 2018-2019 3.880 1.080 931 974 895

Phòng GD&ĐT thành phố Cao Bằng

Trong năm học 2016 - 2017, tổng số HS là 3.609 HS, trong đó khối 6 là 977 HS, khối 7 là 936 HS, khối 8 là 888 HS, khối 9 là 808 HS.

Trong năm học 2017 - 2018, tổng số HS tăng lên 3.727 HS, trong đó khối 6 là 934 HS, khối 7 là 987 HS, khối 8 là 919 HS, khối 9 là 887 HS.

Trong năm học 2018 - 2019, tổng số HS tăng lên 3.880 HS, trong đó khối 6 là 1.080 HS, khối 7 là 931 HS, khối 8 là 974 HS, khối 9 là 895 HS.

Trình độ GV, CBQL các trường THCS ở thành phố Cao Bằng thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2. Trình độ GV, CBQL các trường THCS ở thành phố Cao Bằng

Trình độ Thành phần

Tổng số Đại học Thạc

Tiến

Giáo viên Cán bộ quản lý Số lượng 250 205 02 0 188 17

Phòng GD&ĐT thành phố Cao Bằng

Trong tổng số 250 cán bộ, giáo viên có 205 cán bộ, giáo viên đạt trình độ đại học, chiếm 82%, trong đó có 2 thạc sĩ, chiếm 0,8%. Số giáo viên có 188 người, chiếm 75,2%, số CBQL có 17 người, chiếm 6,8%.

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường THCS và thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường THCS thành phố Cao Bằng, qua đó thấy được thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho GV các trường THCS thành phố Cao Bằng.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường THCS thành phố Cao Bằng.

- Thực trạng hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường THCS thành phố Cao Bằng.

- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường THCS thành phố Cao Bằng.

2.2.3. Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát

Đề tài giới hạn khảo sát 19 CBQL và 188 cán bộ, GV THCS đang trực tiếp làm công tác tham vấn học đường tại 9 trường THCS Thành phố Cao Bằng

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Tác giả luận văn sử dụng các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, kết hợp với phỏng vấn sâu và sử dụng một số phần mềm để xử lý số liệu thống kê, nghiên cứu sản phẩm quản lý.

Đối với sử dụng thang đo 5 bậc, qui ước điểm đánh giá như sau:

Khoảng điểm Đánh giá

1 - 1.80 điểm Kém /Không khả thi/Không ảnh hưởng 1,81 - 2,60 điểm Yếu/ ít khả thi/Ít ảnh hưởng

2,61 - 3.40 điểm Trung bình

3,41 - 4,20 điểm Khá/ Ảnh hưởng/Cần thiết/Khả thi

2.3. Tự đánh giá năng lực tham vấn học đường của giáo viên trung học cơ sở thành phố Cao Bằng phố Cao Bằng

Chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục 2) kết hợp phỏng vấn CBQL, GV, quan sát quá trình thực hiện về tự đánh giá năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng, thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Tự đánh giá của GV về năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng

1=Kém; 2= Yếu; 3= Trung bình; 4= Khá; 5 = Tốt

TT Tự đánh giá của GV về năng lực tham vấn học đường Mức độ đánh giá Giá trị Trung bình Tốt Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 1 Năng lực tìm hiểu và đánh giá khó khăn tâm

lý học sinh 44 9.0 59 19.0 68 32.9 24 11.6 12 5.8 3.48 2

Năng lực vận dụng phương pháp, kỹ thuật trong việc tìm hiểu và đánh giá khó khăn tâm lý của học sinh

43 20.8 22 10.6 70 11.0 59 28.5 13 6.3 3.11

3 Năng lực xây dựng kế hoạch giáo dục cá

nhân trong trường hợp cụ thể 41 19.8 20 9.7 68 32.9 65 31.4 13 6.3 3.05 4 Năng lực tham vấn học sinh có hành vi lệch chuẩn 40 19.3 21 10.1 70 33.8 60 29.0 16 7.7 3.04

5

Năng lực lập kế hoạch và thực hiện tham vấn nhằm điều chỉnh hành vi lệch chuẩn ở học sinh

39 18.8 24 11.6 69 33.3 55 26.6 20 9.7 3.03

6 Năng lực tham vấn học tập và hướng nghiệp 44 21.3 23 11.1 79 38.2 53 25.6 8 3.9 3.20 7 Năng lực tham vấn giới tính và sức khỏe sinh

Kết quả khảo sát cho thấy, nội dung năng lực tìm hiểu và đánh giá khó khăn tâm lý học sinh GV tự đánh giá thực hiện khá (3.48 điểm). Tuy nhiên, năng lực vận dụng phương pháp, kỹ thuật trong việc tìm hiểu và đánh giá khó khăn tâm lý của học sinh (3.11 điểm), GV tự đánh giá ở mức trung bình. Với câu hỏi: Anh/chị đã sử dụng các kỹ thuật đánh giá như phỏng vấn, quan sát hành vi, sử dụng các thang đo đánh giá hành vi của HS để đánh giá khó khăn tâm lý của học sinh chưa? Chúng tôi đều nhận được câu trả lời từ các GV THCS là chưa sử dụng, GV trường THCS Ngọc Xuân cho biết: chúng tôi có nhu cầu bổ sung nội dung chương trình bồi dưỡng về nội dung năng lực vận dụng phương pháp, kỹ thuật trong việc tìm hiểu và đánh giá khó khăn tâm lý của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố cao bằng​ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)