Tổ chức bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố cao bằng​ (Trang 31 - 32)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường

trung học cơ sở

Tổ chức đánh giá đúng thực trạng năng lực tham vấn học đường của GV THCS, xác định những điểm mạnh, những hạn chế quá trình thực hiện hoạt độngtham vấn học đường; xác định những năng lực tham vấn học đường cần bồi dưỡng để đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Tổ chức thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng. Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả bồi dưỡng.

Giao nhiệm vụ cho các bộ phân liên quan chuẩn bị tài liệu bồi dưỡng, tài chính phục vụ bồi dưỡng.

Đảm bảo điều kiện và phối hợp hoạt động bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho GV THCS nhằm các hoạt động được diễn ra trong điều kiện thuận lợi, theo đúng tiến trình đã đặt ra. Các điều kiện đảm bảo ở đây bao gồm các nguồn lực: cơ sở vật chất, nguồn nhân lực tham gia thực hiện chương trình bồi dưỡng, nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác.

vấn học đường cho GV các trường THCS để họ tham dự đầy đủ và có sự tập trung cao trong suốt khóa bồi dưỡng.

Lựa chọn giảng viên tham gia bồi dưỡng phải căn cứ vào mục đích nội dung của từng đợt bồi dưỡng. Nếu bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ thường mời giảng viên đầu ngành có trình độ cao am hiểu sâu sắc về tham vấn học đường. Nhưng nếu bồi dưỡng cập nhật các thông tin về đổi mới thì giảng viên là cán bộ Sở, Phòng Giáo dục vì có sự chỉ đạo xuyên suốt. Nếu bồi dưỡng các chuyên đề, có tổ chức kiến tập thực hành thì phải kết hợp các lực lượng: CQBL, GV cốt cán tại các trường THCS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố cao bằng​ (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)