Thực trạng mục tiêu bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố cao bằng​ (Trang 43)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.1. Thực trạng mục tiêu bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên

các trường trung học cơ sở thành phố Cao Bằng

Chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động để tìm hiểu thực trạng mục tiêu bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường THCS Thành phố Cao Bằng, kết quả thu được như sau: Để thực hiện mục tiêu bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng, Sở GD & ĐT Cao Bằng đã mở các lớp bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường sau:

Năm học 2017-2018: Sở GD&ĐT đã mở được các lớp tập huấn bồi dưỡng các lớp tập huấn bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cấp THCS, trong đó giảng viên là chuyên viên của Sở GD&ĐT. Lớp bồi dưỡng gồm 6 lớp có 47 lượt giáo viên và cán bộ quản lý tham gia. Trong năm học, các nhà trường, các tổ chuyên môn đã tổ chức triển khai công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao năng lực tham vấn học đường. Phỏng vấn CBQL một số trường THCS, nội dung bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường đã bám sát Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện công tác tham vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông. Các lớp bồi dưỡng đã bước đầu đáp ứng yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức và kỹ năng cho GV về các năng lực tham vấn cho HS gặp khó khăn tâm lý; Tham vấn học đường giúp các em lựa chọn cách xử lý đúng góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm, giúp các em đạt được nguyện vọng của mình; Tạo ra môi trường thuận lợi, tích cưc, thân thiện cho sự phát triển nhân cách của HS.

2.4.2. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Cao Bằng

Chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục 1) kết hợp phỏng vấn CBQL, GV, quan sát quá trình thực hiện về thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng, thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng

1=Kém; 2= Yếu; 3= Trung bình; 4= Khá; 5 = Tốt TT Nội dung Mức độ đánh giá Giá trị Trung bình Tốt Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 1 Bồi dưỡng kiến thức về tham vấn học

đường 123 59.4 12 5.8 51 24.6 9 4.3 12 5.8 4.09 2 Bồi dưỡng năng lực tìm hiểu đăch đặc

điểm tâm lý học sinh 100 48.3 11 5.3 5 2.4 42 20.3 49 23.7 3.34 3 Bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch giáo

dục cá nhân trong trường hợp cụ thể 90 43.5 9 4.3 20 9.7 43 20.8 45 21.7 3.27 4 Bồi dưỡng năng lực tham vấn học tập 91 44.0 15 7.2 14 6.8 41 19.8 46 22.2 3.31 5 Bồi dưỡng năng lực tham vấn hướng

nghiệp 94 45.4 6 2.9 14 6.8 46 22.2 47 22.7 3.26 6 Bồi dưỡng năng lực tham vấn về định

hướng giá trị 92 44.4 9 4.3 9 4.3 43 20.8 54 26.1 3.20 7 Bồi dưỡng năng lực tham vấn về vấn đề

giới tính và sức khỏe 90 43.5 9 4.3 11 5.3 51 24.6 46 22.2 3.22 8 Bồi dưỡng năng lực tham vấn cho HS có

hành vi lệch chuẩn 94 45.4 8 3.9 5 2.4 33 15.9 67 32.4 3.14 9 Bồi dưỡng quy trình tham vấn học

Kết quả số liệu khảo sát cho thấy, các nội dung bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng thực hiện ở mức trung bình. Nội dung "Bồi dưỡng kiến thức về tham vấn học đường" thực hiện ở mức độ tốt 4.09 điểm. Đối với nội dung bồi dưỡng này, năm học 2018-2019, Phòng GDĐT thành phố Cao Bằng đã tổ chức bồi dưỡng cho 120 GV ở các trường THCS tham gia, giảng viên là chuyên viên của Phòng GDĐT.

Nội dung "Bồi dưỡng năng lực tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh" thực hiện ở mức trung bình 3.34 điểm. Trao đổi với GV L.P.G (trường THCS Thị Xuân), GV cho biết: Hiện nay, nội dung bồi dưỡng này, giảng viên đã cung cấp kiến thức về cách thức nhận diện năng lực học tập của HS, phát hiện HS có khó khăn về học, biết cách tham vấn và hỗ trợ tối đa khả năng học tập và đáp ứng mục tiêu học tập, theo dõi quá trình học tập của HS để giúp HS điều chỉnh kịp thời hoạt động học tập và giúp HS đưa ra lựa chọn đúng trong hoạt động học tập. Sau khóa bồi dưỡng, GV thực hiện tốt nội dung này bởi GV tham vấn học đường trong các trường THCS đa số là GV chủ nhiệm, họ người có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, tổ chức được các buổi trò chuyện, chia sẻ cho HS và cả cho phụ huynh, nhằm mục đích giúp HS và phụ huynh đối với các vấn đề mà HS đang gặp phải là khó khăn học tập như học kém, không làm bài tập, không hiểu bài....GV L.T.M (trường THCS Ngọc Xuân) chia sẻ với chúng tôi: Nội dung này GV gặp khó khăn trong thực tế khi trong những trường hợp chính cha mẹ chưa đưa con đến gặp chuyên viên tham vấn, một số cha mẹ đặt còn e ngại vấn đề muốn chuyên viên tham vấn uốn nắn con của họ theo ý họ bởi mối quan hệ giữa HS THCS và cha mẹ có những đặc trưng, đồng thời cũng dễ xuất hiện những mâu thuẫn khi đây là giai đoạn HS THCS muốn thể hiện sự độc lập trong vị thế giao tiếp của mình với người lớn, muốn cho thấy mình đã trưởng thành trong khi cha mẹ chưa dễ dàng chấp nhận điều này. CBQL P.M.H (trường THCS Sông Hiến) cho biết: Trong công tác tham vấn tâm lý cho HS THCS, những đặc trưng tâm lý trong mối quan hệ giữa cha mẹ với HS THCS rất cần được quan tâm nhằm tạo điều kiện cho quá trình tham vấn diễn ra thuận lợi. GV trường THCS Chu Trinh cho biết: Giảng viên chưa hướng dẫn học viên xây dựng khung làm việc với cha mẹ trong quá trình tham vấn cho HS THCS, theo GV, khung làm việc này bao gồm: Việc xác định vai trò, mục tiêu, cách thức tương tác, phân định vấn đề và phạm vi tham vấn.

Nội dung "Bồi dưỡng năng lực tham vấn về vấn đề hướng nghiệp” (3.26 điểm) và “Bồi dưỡng năng lực tham vấn về định hướng giá trị” (3.20 điểm) thực hiện mức trung bình. Đối với vấn đề hướng nghiệp, giảng viên đã hướng dẫn GV tìm hiểu sở thích nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp của HS và tham vấn cho HS hướng nghiệp phù hợp. Tuy nhiên, một số GV lúng túng khi lập kế hoạch nghề nghiệp và chuẩn bị nghề nghiệp tương lai cho HS. Đối với nội dung tham vấn về định hướng giá trị một số GV trẻ chưa chú trọng các nội dung hình thành cho HS THCS lý tưởng, đam mê, sự lựa chọn các giá trị sống... Đối với nội dung “Bồi dưỡng năng lực tham vấn đối với HS có hành vi lệch chuẩn" thực hiện mức trung bình 3.14 điểm, trao đổi với GV về nội dung này, giáo viên đã xác định được các dấu hiệu cơ bản về hành vi lệch chuẩn của HS THCS trong một số trường hợp cụ thể, tuy nhiên giáo viên chưa xây dựng chương trình phòng ngừa những hành vi lệch chuẩn của HS THCS và hướng dẫn GV sử dụng các thang đo để đánh giá hành vi lệch chuẩn của HS.

2.4.3. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng

Chúng tôi sử dụng câu hỏi 2 (phụ lục 1) kết hợp phỏng vấn CBQL, GV, quan sát quá trình thực hiện về thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng, thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng

1=Kém; 2= Yếu; 3= Trung bình; 4= Khá; 5 = Tốt T T Phương pháp Mức độ đánh giá Giá trị Trung bình Tốt Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 1 Thuyết trình 86 41.5 34 16.4 13 6.3 35 16.9 39 18.8 3.45 2 Thảo luận nhóm, thảo luận chuyên đề 72 34.8 38 18.4 11 5.3 32 15.5 54 26.1 3.20 3 Nói chuyện với chuyên gia 74 35.7 18 8.7 41 19.8 39 18.8 35 16.9 3.28

4 Giải quyết vấn đề thông qua bài tập

tình huống 75 36.2 42 20.3 9 4.3 34 16.4 47 22.7 3.31

5 Quan sát thực nghiệm; Làm bài tập

thực hành 68 32.9 15 7.2 44 21.3 36 17.4 44 21.3 3.13

6 Thuyết trình kết hợp với minh hoạ

bằng hình ảnh 69 33.3 46 22.2 47 22.7 37 17.9 8 3.9 3.63 7 Kết hợp nhiều phương pháp 71 34.3 8 3.9 35 16.9 48 23.2 45 21.7 3.06

Kết quả số liệu khảo sát cho thấy:

Phương pháp Thuyết trình (3.45 điểm) và thuyết trình kết hợp với minh họa bằng hình ảnh (3.63 điểm) thực hiện ở mức độ tốt và khá. Giảng viên tại các lớp bồi dưỡng phần lớn sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng viên H.K cho biết: Sử dụng phương pháp thuyết trình sẽ đem lại hiệu quả nhất định vì thời gian lên kế hoạch cho việc tổ chức các hoạt động khác ít hơn thời gian đầu tham cho bài giảng; thuyết trình rất linh hoạt và có thể thích nghi với nhiều loại đối tượng; hầu hết mọi người có thể học, cùng tồn tại trong một lớp học. Giảng viên T.V.M cho biết: Giảng viên với bài giảng hiện đại có sử dụng công nghệ thông tin nhằm làm tăng sức hấp dẫn và chất lượng bài giảng. Ngoài ra, giảng viên có thể minh họa bài giảng bằng cách sử dụng lời nói giàu hình tượng, kèm theo những cử chỉ, điệu bộ, diễn tả nội tâm kết hợp với lựa chọn sử dụng phương tiện kỹ thuật: Máy chiếu, đĩa CD, phần mềm máy tính… trong giảng dạy nhằm đạt kết quả tối ưu.

Các phương pháp thảo luận nhóm, thảo luận chuyên đề; Giải quyết vấn đề thông qua bài tập tình huống; Quan sát thực nghiệm, làm bài tập thực hành; Kết hợp nhiều phương pháp thực hiện ở mức trung bình từ 3.13 đến 3.31 điểm.

Các trường THCS chưa thực hiện phương pháp nói chuyện với chuyên gia (3.28 điểm) nên có 18.8% cho rằng kết quả yếu và 16.9% cho rằng kết quả kém, điều này cho thấy tâm lý đối phó, qua loa trong chuyên môn và một số CBQL các trường THCS chưa tâm huyết với công tác bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho GV THCS.

2.4.4. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng

Chúng tôi sử dụng câu hỏi 3 (phụ lục 1) kết hợp phỏng vấn CBQL, GV, quan sát quá trình thực hiện về thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng, thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng

1=Kém; 2= Yếu; 3= Trung bình; 4= Khá; 5 = Tốt

TT Hình thức

Mức độ đánh giá

Giá trị Trung bình Tốt Khá Trung bình Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL %

1

Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn theo kế

hoạch của Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo 55 26.6 37 17.9 67 32.4 34 16.4 14 6.8 3.41

2

Bồi dưỡng tập trung ở cụm trường theo kế

hoạch của phòng Giáo dục và Đào tạo 22 10.6 23 11.1 69 33.3 56 27.1 37 17.9 2.70

3

Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ, nhóm

chuyên môn tại trường 26 12.6 33 15.9 65 31.4 38 18.4 45 21.7 2.79

4

Bồi dưỡng thông qua việc tự học của cán bộ giáo viên (thông qua giáo trình, tài liệu được cung cấp)

35 16.9 15 7.2 70 33.8 51 24.6 36 17.4 2.82

Kết quả số liệu khảo sát cho thấy, hình thức bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn theo kế hoạch của Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo (3.41 điểm) thực hiện ở mức khá. Trao đổi với cán bộ Sở Giáo dục & Đào tạo thì đồng chí cho biết: Thông qua hình thức bồi dưỡng này, trước khi học viên về tập huấn trực tiếp, cán bộ phụ trách đã gửi trước tài liệu về các trường THCS. Vì thế, trong đợt tập huấn GV THCS có sự chuẩn bị về nội dung, thực tiễn trong nhà trường để trao đổi với giảng viên. Trong năm học 2017-2018, Phòng GDĐT tổ chức lớp bồi dưỡng gồm 6 lớp có 47 lượt giáo viên và cán bộ quản lý tham gia; Năm học 2018-2019 gồm 9 lớp có 400 lượt GV và cán bộ quản lý tham gia.

Hình thức bồi dưỡng thông qua việc tự học của cán bộ giáo viên (thông qua giáo trình, tài liệu được cung cấp) thực hiện ở mức trung bình 2.82 điểm. Tìm hiểu nguyên nhân, GV L.T.T (trường THCS Hợp Giang cho biết) nguyên nhân: tham vấn học đường chỉ là hoạt động cá thể, riêng lẻ của từng tham vấn viên, có nghĩa là hoạt động này thiếu sự hỗ trợ từ CBQL và các lực lượng giáo dục, thiếu sự hỗ trợ từ một tổ chức chuyên môn, cho nên cán bộ, giáo viên tham vấn có thể làm tất cả theo ý mình mà không được giám sát, kiểm tra, đôn đốc, do vậy, cán bộ giáo viên làm công tác tham vấn chưa có ý thức tự học, tự bồi dưỡng.

Hình thức bồi dưỡng tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện trung bình (2.70 điểm). Tìm hiểu nguyên nhân, CBQL B.T.H (trường THCS Hợp Giang) cho biết: hiện nay các trường THCS thiếu sự hợp tác với cán bộ, giáo viên làm công tác tham vấn học đường, hội đồng sư phạm chưa quan tâm nhiều đến tham vấn học đường do vậy chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa thường xuyên hình thức này.

Hình thức bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn tại trường thực hiện trung bình (2.79 điểm). Tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi nhận thấy các trường THCS hiện naychưa có điều kiện tổ chức bồi dưỡng chuyên đề về tham vấn học đường, chưa có hệ thống hỗ trợ công tác tham vấn học đường trong trường. Ngoài ra, theo CBQL N.K.X (trường THCS Cao Bình) thì nhận thức vai trò cần thiết của công tác tham vấn học đường chưa cao; CBQL chỉ đạo công tác tuyên truyền còn hạn chế; GV chịu áp lực trách nhiệm giữa thời gian tham vấn ít ỏi và thời gian dạy học ở trường;

Công tác tổ chức thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở các trường THCS chưa đồng bộ.

Hình thức bồi dưỡng từ xa (3.02 điểm) thực hiện ở mức trung bình, các lớp bồi dưỡng hiện nay chưa thường xuyên sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ bồi dưỡng tại chỗ để bồi dưỡng trực tuyến và giúp GV trao đổi với chuyên gia qua hình thức này.

2.4.5. Thực trạng quy trình bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng

Chúng tôi sử dụng câu hỏi 4 (phụ lục 1) kết hợp phỏng vấn CBQL, GV, quan sát quá trình thực hiện về thực trạng quy trình bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng, thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng quy trình bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng

1=Kém; 2= Yếu; 3= Trung bình; 4= Khá; 5 = Tốt

TT Quy trình bồi dưỡng

Mức độ đánh giá

Giá trị Trung bình

Tốt Khá Trung bình Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL %

1 Xác định mục tiêu bồi dưỡng 32 15.5 45 21.7 28 13.5 48 23.2 54 26.1 2.77

2 Xác định nhu cầu bồi dưỡng của

đội ngũ GV 34 16.4 48 23.2 27 13.0 42 20.3 56 27.1 2.82

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố cao bằng​ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)