Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố cao bằng​ (Trang 34 - 35)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên Trung học cơ sở:

- Nhận thức và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên:Nhận thức của giáo viên về bồi dưỡng là yếu tố tạo nên kết quả bền vững của hoạt động bồi dưỡng. Mỗi giáo viên hiểu được bồi dưỡng là nghĩa vụ và quyền lợi của mình, từ đó xác định được nhu cầu thực sự, tích cực, chủ động, sáng tạo với lòng đam mê học tập và tự học hướng tối hoàn thiện nhân cách nhà giáo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy học, giáo dục trong nhà trường.

- Nhận thức của cán bộ quản lý: Nhận thức và tầm nhìn chiến lược đối với bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho GV các trường THCS là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng này. Nhận thức của

GV giúp họ thấy được nhu cầu bồi dưỡng là cấp thiết, nếu không bồi dưỡng thì không thể tham vấn học đường cho HS THCS tốt, do đó GV sẽ xây dựng ý thức tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực tham vấn học đường.

- Trình độ, năng lực GV: Là tiền đề quan trong giúp GV tiếp thu kiến thức. GV được đào tạo chính quy sẽ có kiến thức cơ bản, nền tảng cho tham vấn học đường, học có khả năng tiếp cận nhanh với những yêu cầu mới. Những GV chưa được đào tạo chính quy, trình độ năng lực hạn chế sẽ khó khăn hơn trong việc cập nhật những kiến thức mới về năng lực, khi được bồi dưỡng về năng lực, GV sẽ lập kế hoạch sát thực tế, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các phương tiện dạy học mới, phương tiện hiện đại đáp ứng nhu cầu tham vấn học đường của HS THCS.

Cơ chế, chính sách của nhà trường trong quản lý bồi dưỡngnăng lực tham vấn học đường cho GV các trường THCS: Nếu cơ chế, chính sách thông thoáng, các văn bản rõ ràng, đầy đủ không chồng chéo, tổ chức hiệu quả các nguồn lực tài chính, xây dựng quy chế nội bộ phù hợp công khai minh bạch sẽ tác động tích cực và tạo điều kiện thuận lợi đến bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên Trung học cơ sở.

Phương pháp làm việc của cán bộ quản lý: CBQL cần sắp xếp công việc khoa học, chủ động trong công việc. Là một nhà quản lý phải xác định được trường mình đang thiếu gì, yếu về phần nào, cần gì, vấn đề nào thực hiện trước, vấn đề nào thực hiện sau, thời điểm thực hiện như thế nào, vấn đề nào là quan trọng, vấn đề nào quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường để xây dựng kế hoạch và điều hành công việc một cách hợp lý. Bố trí đúng người đúng việc, sắp xếp công việc khoa học để phát huy được tối đa khả năng, năng lực của từng cá nhân giáo viên, đặc biệt phát huy được tiềm năng của đội ngũ giáo viên làm công tác tham vấn học đường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố cao bằng​ (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)