8. Cấu trúc của luận văn
3.4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát
Nội dung khảo sát: Nội dung khảo sát tập trung vào hai vấn đề chính:
Thứ nhất: Các biện pháp được đề xuất có thực sự cấp thiết đối với quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở?
Thứ hai: Trong điều kiện hiện tại, các biện pháp được đề xuất có khả thi đối với quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở?
Phương pháp khảo sát: Điều tra bằng bảng hỏi
3.4.3. Đối tượng khảo sát
Để tìm hiểu sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã khảo sát các đối tượng: Trưởng, Phó phòng GD&ĐT huyện; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường THCS; Tổ trưởng chuyên môn trường THCS; GV làm công tác tham vấn học đường tại 9 trường THCS. Cụ thể như sau:
3.4.4. Kết quả khảo sát
Chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục 3) để khảo sát tính cần thiết của các biện pháp, thu được kết quả như sau:
Bảng 3.4. Tính cần thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng
1=Không cần thiết; 2= Ít cần thiết; 3= Trung bình; 4= Cần thiết; 5 = Rất cần thiết
TT Các biện pháp Mức độ cần thiết Giá trị Trung bình Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Ít cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % SL % SL % 1
Chỉ đạo thực hiện quy trình bồi dưỡng năng lực tham vấn tâm lý cho giáo viên tại các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng phù hợp điều kiện thực tiễn
95 9.0 32 19.0 15 10.0 8 5.3 0 0.0 4.43
2
Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Cao Bằng
98 65.3 24 16.0 19 11.0 9 6.0 0 0.0 4.41
3
Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường đáp ứng nhu cầu của giáo viên trung học cơ sở Thành phố Cao Bằng
98 65.3 24 16.0 19 11.0 9 6.0 0 0.0 4.41
4
Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Cao Bằng
87 58.0 28 18.7 20 13.3 15 10.0 0 0.0 4.25
5
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở.
Kết quả khảo sát cho thấy, các biện pháp rất cần thiết và có thể áp dụng vào các trường THCS thành phố Cao Bằng hiện nay.
Biện pháp: Chỉ đạo thực hiện quy trình bồi dưỡng năng lực tham vấn tâm lý cho giáo viên tại các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng phù hợp điều kiện thực tiễn là cần thiết nhất (4.43 điểm). Biện pháp: Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Cao Bằng và Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường đáp ứng nhu cầu của giáo viên trung học cơ sở Thành phố Cao Bằng xếp vị trí thứ hai (4.41 điểm).
Biện pháp: Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Cao Bằng xếp vị trí thứ tư (4.25 điểm).
Biện pháp: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở xếp vị trí thứ năm (4.17 điểm).
Chúng tôi sử dụng câu hỏi 2 (phụ lục 3) để khảo sát tính khả thi của các biện pháp, thu được kết quả như sau:
Bảng 3.5. Tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng
1=Không khả thi; 2= Ít khả thi; 3= Trung bình; 4= Khả thi; 5 = Rất khả thi
TT Các biện pháp
Mức độ khả thi
Giá trị Trung bình Rất khả thi Khả thi Bình
thường Ít khả thi
Không khả thi
SL % SL % SL % SL % SL %
1
Chỉ đạo thực hiện quy trình bồi dưỡng năng lực tham vấn tâm lý cho giáo viên tại các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng phù hợp điều kiện thực tiễn
91 9.0 31 19.0 16 10.7 12 8.0 0 0.0 4.34
2
Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trun g học cơ sở thành phố Cao Bằng
91 60.7 23 15.3 20 11.0 16 10.7 0 0.0 4.26
3
Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường đáp ứng nhu cầu của giáo viên trung học cơ sở Thành phố Cao Bằng
85 56.7 26 17.3 22 14.7 17 11.3 0 0.0 4.19
4
Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Cao Bằng
85 56.7 26 17.3 22 14.7 17 11.3 0 0.0 4.19
5
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở
Kết quả khảo sát cho thấy, các biện pháp rất khả thi và có thể áp dụng vào các trường THCS thành phố Cao Bằng hiện nay.
Biện pháp: Chỉ đạo thực hiện quy trình bồi dưỡng năng lực tham vấn tâm lý cho giáo viên tại các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng phù hợp điều kiện thực tiễn là khả thi nhất (4.34 điểm).
Biện pháp: Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Cao Bằng xếp vị trí thứ hai (4.26 điểm).
Biện pháp: Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Cao Bằng và Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường đáp ứng nhu cầu của giáo viên trung học cơ sở Thành phố Cao Bằng xếp vị trí thứ ba (4.19 điểm).
Biện pháp: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở xếp vị trí thứ năm (4.15 điểm).
Giữa tính cần thiết và tính khả thi có sự tương quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, các biện pháp này có thể triển khai trong thực tiễn quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng.
Kết luận chương 3
Trong chương 3, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, tác giả đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho GV các trường tiểu học thành phố Cao Bằng như sau:
Biện pháp 1: Chỉ đạo thực hiện quy trình bồi dưỡng năng lực tham vấn tâm lý cho giáo viên tại các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng phù hợp thực tiễn
Biện pháp 2: Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Cao Bằng.
Biện pháp 3: Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường đáp ứng nhu cầu của giáo viên trung học cơ sở Thành phố Cao Bằng.
Biện pháp 4: Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Cao Bằng.
Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở.
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy, các biện pháp hoàn toàn có thể áp dụng vào điều kiện cụ thể của từng trường THCS.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tham vấn là một quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn và kỹ năng tham vấn) với thân chủ (người đang có khó khăn về tâm lý cần sự giúp đỡ). Bản chất của tham vấn là hoạt động hay phương pháp trợ giúp người có vấn đề tự giải quyết vấn đề của chính mình. Trong những năm gần đây, các khoá tập huấn đã chú trọng bồi dưỡng mảng kiến thức và kỹ năng tham vấn cho các giáo viên trong nhà trường phổ thông.
Cơ sở lý luận của đề tài đã nêu bật những khái niệm, trong đó có các khái niệm trọng tâm như năng lực tham vấn học đường của giáo viên, bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường của giáo viên và quản lý năng lực tham vấn học đường của giáo viên. Trên cơ sở đó, lý luận về bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường của giáo viên đã đề cập đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, quy trình bồi dưỡng. Lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường của giáo viên đã chú trọng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường THCS.
Cơ sở thực tiễn của luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên và quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường THCS cho thấy, CBQL các trường THCS thành phố Cao Bằng đã thực hiện các mục tiêu bồi dưỡng, cụ thể hóa thành các nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng cụ thể. Tuy nhiên, mức độ thực hiện một số nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng vẫn chưa thường xuyên. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường THCS thành phố Cao Bằng cho thấy, CBQL các trường đã tiến hành lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và đánh giá kế hoạch. Tuy nhiên, chưa thực hiện đúng theo quy trình quản lý, chưa tiến hành đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV, điều kiện thực hiện và tính hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng.
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cho thấy cơ chế, chính sách của nhà trường trong quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho GV các trường THCS; Nhận
thức và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên; Đội ngũ giảng viên, hướng dẫn viên tham gia giảng dạy, bồi dưỡng là những yếu tố rất ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho GV các trường THCS.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp sau:
Biện pháp 1: Chỉ đạo thực hiện quy trình bồi dưỡng năng lực tham vấn tâm lý cho giáo viên tại các trường Trung học cơ sở thành phố Cao Bằng phù hợp điều kiện thực tiễn.
Biện pháp 2: Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Cao Bằng.
Biện pháp 3: Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường đáp ứng nhu cầu của giáo viên trung học cơ sở Thành phố Cao Bằng.
Biện pháp 4: Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Cao Bằng.
Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho giáo viên các trường trung học cơ sở.
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy, các biện pháp hoàn toàn có thể áp dụng vào điều kiện cụ thể của từng trường THCS.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở/Phòng GD&ĐT
- Ưu tiên hỗ trợ kinh phí nhằm xây dựng chương trình, phát triển nguồn học liệu để thực hiện tốt bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho GV các trường THCS.
- Phụ cấp ưu đãi và chú trọng đào tạo, bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho GV các trường THCS.
- Nâng cao nhận thức trách nhiệm của cá nhân và tập thể đối với công tác đào tạo bồi dưỡng để nâng cao năng lực tham vấn học đường cho GV các trường THCS.
- Đổi mới quản lý nội dung, phát triển chương trình bồi dưỡng GV THCS;
2.2. Đối với các trường THCS thành phố Cao Bằng
- CBQL các trường làm tốt công tác tuyên truyền vận động phong trào tự học, tự bồi dưỡng để phát triển năng lực tham vấn học đường cho GV, có hình thức khen thưởng về vật chất và tinh thần đối với những GV nỗ lực vươn lên trong đào tạo bồi dưỡng.
- CBQL các trường nghiên cứu và ban hành các văn bản pháp quy kịp thời về hoạt động và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho GV các trường THCS.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường THCS đảm bảo điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng.
- CBQL các trường chủ động xây dựng quy trình bồi dưỡng và quản lý quy trình bồi dưỡng năng lực tham vấn học đường cho GV các trường THCS.
2.3. Đối với GV các trường THCS thành phố Cao Bằng
- Tích cực tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu năng lực tham vấn học đường. Chủ động trong việc trang bị thông tin, tri thức cho bản thân thông qua tài liệu, các phương tiện thông tin đại chúng.
- Chủ động phối hợp với CBQL, các chuyên gia tham khảo, vận dụng kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm từ thực tiễn và các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực TVHĐ cho HS THCS ở nhà trường nơi GV công tác.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thảo Anh, Nguyễn Huyên, Đào tạo chuyên gia tham vấn học đường, hưa hẹn “bình cũ, rượu mới”, https://laodong.vn/giao-duc/dao-tao-chuyen-gia-tham-van- hoc-duong-hua-hen-binh-cu-ruou-moi-603972.ldo.
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện công tác học sinh, sinh viên, giáo dục thể chất và y tế học đường năm học 2016-2017, Số 4436/BGDĐT-CTHSS, Hà Nội, 9/9/2016.
3. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Số: 1876/QĐ-BGDĐT, Chương trình bồi dưỡng năng lực tham vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tham vấn cho học sinh. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005),Công văn số 9971/BGD&ĐT-HSSV ngày
28/10/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Triển khai công tác tham vấn cho học sinh, sinh viên.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/2/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện công tác tham vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Quyết định số 1876/QĐ-BGDĐT ngày 21/5/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng năng lực tham vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tham vấn tâm tý cho học sinh. 7. Nguyễn Xuân Đoàn (2018), Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn giáo
dục cho giáo viên các trường Phổ thông Dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
8. Trần Khánh Đức (2013), Nghiên cứu nhu câu và xây dng mô hình đào tạo theo năng lực trong linh vực giáo dục, Đề tài Trọng điểm ĐHQGHN, mã số: QGTD. 9. Trần Thị Minh Đức, Giáo trình tham vấn tâm lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển
giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội
11. Nguyễn Thanh Hùng (2018), Quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện trong bối cảnh đổi mới, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
12. Đào Lan Hương (2009), Nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh THPT Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Khoa Tâm lý giáo dục (2017), Tài liệu tập huấn kỹ năng tham vấn học đường,