Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đak đoa đông gia lai (Trang 27 - 30)

Những nguyên nhân từ phía khách hàng

Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng là yếu tố quan trọng trong việc trả nợ cho ngân hàng, các hoạt động tạo ra nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng hàng là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến rủi ro cho vay. Một số nguyên nhân rủi ro cho vay từ phía khách hàng gồm:

+ Do khách hàng không đủ năng lực pháp lý: người vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng.

+ Nhân cách, trình độ quản lý của khách hàng: đây cũng là nguyên nhân quan trọng trong việc dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng, khách hàng có khả năng trả nợ nhưng cố tình chây ì không có thiện chí trả nợ. Nhân tố không lành mạnh từ phía khách hàng là việc khách hàng lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích, trốn tránh trách nhiệm uỷ quyền và bảo lãnh. Khi mà khách hàng lừa đảo họ lợi dụng các điểm yếu và kẽ hở của ngân hàng. Họ lập các phương án kinh doanh giả, cùng các giấy tờ thế chấp giả mạo hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với cùng một bộ hồ sơ …

+ Sử dụng vốn vay sai mục đích kém hiệu quả: Sau khi vay được vốn, khách hàng tự ý thay đổi mục đích sử dụng vốn, dẫn đến thua lỗ không trả được nợ cho ngân hàng.

+ Do kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được. + Quản lý vốn vay không hợp lý dẫn đến thiếu khả năng thanh khoản.

+ Khách hàng cố tình lừa đảo, chiếm đoạt vốn ngân hàng bằng nhiều hình thức như: làm giả hồ sơ giấy tờ, con dấu, nhất là giấy tờ TSBĐ và tư cách pháp nhân.

Ngoài ra, trong một số trường hợp năng lực quản lý kinh doanh kém, khả năng tổ chức điều hành SXKD không bắt kịp thay đổi của thị trường dẫn đến kinh doanh thua lỗ, khách hàng không nắm bắt được thông tin kịp thời, thiếu thích nghi với cạnh tranh, sự không minh bạch về tài chính của khách hàng gây khó khăn cho

ngân hàng trong việc thẩm định, đánh giá rủi ro; sức ì lớn trong SXKD, thiếu vắng sự linh hoạt cần thiết, không cải tiến quy trình công nghệ, không đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại, không cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các nguyên nhân này dẫn tới hàng hóa sản xuất ra thiếu sự cạnh tranh, không tiêu thụ được, hàng hóa bị ứ đọng trong kho, không tạo đủ doanh thu để hoàn trả nợ vay cho ngân hàng dẫn đến rủi ro về tín dụng.

Dù rủi ro tín dụng xuất từ nguyên nhân nào đi nữa thì hậu quả mà nó mang lại sẽ là rất lớn, khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm hoặc không còn khả năng trả nợ. Dẫn đến ngân hàng không thể thu hồi được nợ vay. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nguyên nhân và biện pháp hạn chế rủi ro cho vay sẽ góp phần quan trọng trong việc quản lý và phòng ngừa rủi ro nói chung cho ngân hàng.

Những nguyên nhân từ phía ngân hàng

Lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu thu được từ hoạt động tín dụng. Đây là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng. Do đó, việc tăng lợi nhuận tức là phải tăng trưởng tín dụng, mở rộng quy mô tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng tăng trưởng tín dụng mà không có sự kiểm soát chất lượng tín dụng dẫn đến xuất hiện nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng. Mặt khác, do sức ép cạnh tranh giữa các ngân hàng quá gay gắt thậm chí còn chưa thực sự lành mạnh trong việc mở rộng thị phần tín dụng, trong quá trình vận dụng không ít NHTM đã bỏ qua các bước của quy trình, điều kiện cho vay, hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, không chú ý đúng mức đến tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ dẫn đến nguồn trả nợ của khách hàng vay nên nảy sinh nhiều sai phạm: về điều kiện vay vốn, về việc lập hồ sơ vay vốn, về việc kiểm tra, quản lý nợ vay.

Trình độ và năng lực của cán bộ tín dụng yếu kém, đây cũng là một nhân tố gây ra rủi ro trong tín dụng. Điều này dẫn đến việc đánh giá, thẩm định phương án/dự án SXKD không chính xác, khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng thì khả năng phân tích và thẩm định dự án không tốt. Trong trường hợp này nhân viên tín dụng có thể bị khách hàng lừa gạt, hoặc lựa chọn dự án tài trợ không chính xác, xảy ra tình trạng dự án không khả thi mà vẫn cho vay, cho vay với số lượng vốn vay thừa

hoặc thiếu so với nhu cầu dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, kỳ hạn trả nợ không phù hợp với dòng tiền thu được của khách hàng hoặc dòng đời dự án, thời hạn rút vốn, tài sản đảm bảo.... Như vậy khả năng mất vốn rất cao. Điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

Đạo đức của cán bộ tín dụng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro cho vay. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM. Một cán bộ hạn chế về năng lực có thể được bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhưng một cán bộ suy thoái, tha hóa về đạo đức thì nguy cơ gây ra tổn thất là vô cùng lớn, thật sự nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng của ngân hàng. Phần lớn các vụ án liên quan đến hoạt động ngân hàng trong thời gian vừa qua gây ra tổn thất nghiêm trọng là do sự suy thoái về đạo đức của cán bộ ngân hàng. Rủi ro này rất khó để phòng ngừa, đặc biệt nguy hại khi cán bộ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của NHTM bị sa sút phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Khi nói đến rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng ngân hàng, chúng ta thường đề cập đến rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng mà ít nói đến rủi ro đạo đức của người quản lý. Một nhà quản lý làm đúng chức năng, nhiệm vụ thì phòng ngừa được sự phát sinh của loại rủi ro này. Nhưng trên thực tế, vì lợi ích cá nhân hay một nhóm tập thể cán bộ quản lý trong công tác điều hành đã vô tình hoặc cố ý tạo điều kiện, kẽ hở cho loại rủi ro này phát triển. Trên thực tế, việc quản lý rủi ro tín dụng được các ngân hàng đặc biệt chú trọng và được đề cập rất nhiều bằng việc đưa ra các mô hình nghiên cứu và quản trị rủi ro tín dụng. Khía cạnh rủi ro đạo đức tuy đã được nghiên cứu nhưng rất khó đo lường vì tính chất định tính và việc quản lý là rất khó khăn do liên quan đến yếu tố con người khi cố ý làm trái quy định của NHTM nhằm trục lợi riêng cho bản thân.

Quy trình tín dụng đối với các NHTM được ví như xương sống trên cơ thể, nó đảm bảo cho tín dụng của ngân hàng hoạt động trôi chảy. Nếu quy trình tín dụng chưa chặt chẽ hoặc quá linh hoạt đều có thể là nhân tố gây ra rủi ro tín dụng. Những vấn đề phát sinh chủ yếu hiện nay trong các quy trình tín dụng là định giá, định giá

lại giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố. Định giá tài sản không đảm bảo tính chính xác, khách quan hoặc không thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý cần thiết, định giá còn mang tính chủ quan và thiếu tính khoa học. Nếu định giá thấp, khách hàng không hài lòng và không quan hệ tín dụng với ngân hàng đó nữa. Nhưng nếu định giá cao NHTM sẽ khó đảm bảo khả năng thu hồi đủ nợ gốc và lãi tiền vay trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán buộc phải xử lý tài sản thế chấp, cầm cố.

Mặc khác, giá bất động sản trong một vài năm gần đây bị đẩy lên cao hơn so với giá trị thực tế do đầu cơ và tích trữ. Nếu NHTM quyết định cho vay dựa trên giá trị tài sản bảo đảm mà bỏ qua các điều kiện vay vốn khác thì rủi ro xảy ra là rất lớn. Nguồn trả nợ cho khoản vay được tạo ra từ dòng tiền sản xuất kinh doanh của khách hàng chứ không phải bằng tiền bán TSBĐ. TSBĐ chỉ là sự đảm bảo cuối cùng khi phương án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro ngoài dự kiến. Tâm lý dựa chủ yếu vào TSBĐ sẽ làm giảm chất lượng thẩm định khoản vay dẫn đến không đánh giá chính xác được hiệu quả của phương án vay vốn. Đây là thực trạng đáng lo ngại trong quan điểm cấp tín dụng hiện nay của các NHTM.

Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các NHTM hoạt động thật sự chưa hiệu quả, nhân sự tham gia công tác kiểm tra còn thiếu, trình độ năng lực chưa cao, chưa đáp ứng cả về nghiệp vụ lẫn kinh nghiệm, còn cả nể trong công tác kiểm tra nên không thể phát hiện được các sai phạm để có những kiến nghị, chấn chỉnh kịp thời nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro từ ban đầu và tham mưu cho Ban lãnh đạo khắc phục các lỗ hổng trong hoạt động tín dụng của NHTM.

Ngoài ra còn có nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng thuộc về ngân hàng như: chất lượng thông tin và xử lý thông tin trong ngân hàng, cơ cấu tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ, năng lực công nghệ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đak đoa đông gia lai (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)