Năng lực quản lý của một số khách hàng còn yếu kém

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đak đoa đông gia lai (Trang 82 - 86)

Nguyên nhân phát sinh nợ xấu tại Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai đa phần là do năng lực quản lý còn yếu kém, việc lập kế hoạch và thực hiện các dự án của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, gây khó khăn cho các CBTD trong quá trình thẩm định và đánh giá khách hàng. Nhiều doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, năng lực cạnh

tranh còn yếu, do vậy dễ bị ảnh hưởng khi gặp biến động bất lợi của nền kinh tế. TSBĐ nợ vay không đủ, hạn chế trong việc đưa ra những dự án, phương án kinh doanh có tính khả thi cao, BCTC hầu như không được kiểm toán, độ tin cậy trong số liệu báo cáo tài chính chưa cao và thiếu minh bạch ... Đây là những lý do gây trở ngại cho việc tiếp cận vốn từ ngân hàng. Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp SXKD đều phải dựa vào vốn vay do vậy khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp đang đối mặt là nợ phải trả lớn, trong khi việc thu hồi nợ từ các khoản phải thu gặp những khó khăn nhất định, từ đó dẫn tới đến trì trệ hoạt động SXKD.

Ngoài ra, đa số khách hàng tại Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai là hộ nông dân nên trình độ còn hạn chế nên những hiểu biết về luật pháp, năng lực tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất khá yếu do vậy người dân đa phần vẫn sản xuất theo lối truyền thống nên giá cả các sản phẩm nông sản bấp bênh do chất lượng thấp... Tất cả những khó khăn trên của khách hàng ảnh hưởng việc hoàn trả nợ gốc và lãi vay, cũng như tiến độ thu hồi nợ của ngân hàng.

2.5.2.3 Khách hàng ít quan tâm đến việc mua bảo hiểm khoản vay

Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai đầu tư chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đây là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như: rủi ro lớn hơn so với các lĩnh vực kinh tế khác; sản xuất nông nghiệp thường lệ thuộc vào thời tiết; giá cả một số mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh trong thời gian qua giảm mạnh và có những biến động lớn (hạn hán, dịch bệnh…) gây tổn thất cao cho người dân và ngân hàng. Do vậy có một cách phòng ngừa nhằm hạn chế một phần rủi ro tín dụng trong cho vay đó là việc khách hàng mua bảo hiểm. Tuy nhiên, việc mua bảo hiểm cho TSBĐ, sản phẩm bảo an tín dụng ABIC, bảo hiểm nông nghiệp ở huyện Đak Đoa còn rất ít, khách hàng chưa thực sự quan tâm đúng mức. Nguyên do là do ngại phát sinh chi phí, chủ quan với những rủi ro có thể xảy ra. Do vậy khi gặp rủi ro sẽ gây áp lực đến khả năng trả nợ của khách hàng.

2.5.3 Nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng

có những biện pháp tích cực để giảm thiểu rủi ro nên nợ xấu có xu hướng giảm. Tuy nhiên, cũng không thể kiểm soát hết những rủi ro do hoạt động này mang lại. Các nguyên nhân xuất phát từ phía Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai gồm những nguyên nhân sau.

2.5.3.1 Giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng chưa tốt

Số lượng nhân viên tín dụng còn ít, bình quân 1 CBTD phải quản lý đến 640 khách hàng với mức tổng mức dư nợ bình quân 170 tỷ đồng/CBTD. Mặt khác theo quy trình tín dụng của Agribank hiện nay thì CBTD Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai vẫn phải đảm đương nhiều khâu từ tìm kiếm khách hàng, phân tích và thẩm định cho vay, TSBĐ, soạn thảo hồ sơ, công chứng và đăng ký TSBĐ, giải ngân… Do vậy khối lượng công việc hàng ngày nhiều, cộng với áp lực công việc cao khiến cho việc kiểm tra không kịp thời, sâu sát và kỹ lưỡng, nhiều trường hợp chỉ thực hiện kiểm tra chiếu lệ dẫn đến việc phát hiện những rủi ro cho vay chưa kịp thời, ngoài tầm kiểm soát. Bên cạnh đó, các chi nhánh trực thuộc còn yếu kém và sai phạm khi áp dụng các nội dung trong quy trình cho vay được phát hiện trong công tác thanh tra, kiểm tra.

2.5.3.2 Trình độ năng lực của của cán bộ còn hạn chế

Agribank phát triển hệ thống chương trình hiện đại IPCAS, tuy nhiên do độ tuổi trung bình của CBVC Agriabank chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai lớn nên khả năng tiếp cận công nghệ thông tin còn hạn chế, chưa khai thác hết các chức năng của chương trình để hỗ trợ trong quá trình xử lý công việc. Bên cạnh đó, hoạt động ngân hàng hiện nay chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, công tác đào tạo của đơn vị chưa đạt yêu cầu nên cán bộ tác nghiệp còn hạn chế trong việc nắm bắt và thực thi các quy định pháp luật và của Agribank.

2.5.3.3 Phân loại nợ theo kết quả của CIC làm tăng nợ xấu cho ngân hàng

Hiện nay việc áp dụng phân loại nợ CIC làm gia tăng nợ xấu cho Chi nhánh, cụ thể một số trường hợp khách hàng là Hộ sản xuất, cá nhân, có quan hệ vay vốn với Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai được phân loại nợ vào nhóm

1 hoặc nhóm 2 nhưng theo kết quả của CIC nợ được phân vào nhóm nợ xấu do có phát sinh nợ xấu tại TCTD khác (chủ yếu là vay tiêu dùng của Công ty tài chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai), điều này làm tăng nợ xấu cho Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai gây ảnh hưởng đến việc theo dõi thu hồi nợ xấu và chính sách khách hàng của Chi nhánh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong Chương 2 của Luận văn đã đánh giá, phân tích được tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai trong giai đoạn 2013-2017.

Luận văn đã trình bày, phân tích thực trạng tín dụng; thực trạng rủi ro tín dụng; những mặt đạt được và tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng, nguyên nhân của những hạn chế bao gồm cả khách quan và nguyên nhân chủ quan xuất phát từ Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai và KH. Những nguyên nhân nêu trên là cơ sở cho định hướng giải pháp, đề xuất, kiến nghị cụ thể ở Chương 3 để góp phần hạn chế rủi ro cho vay tại Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH

HUYỆN ĐAK ĐOA ĐÔNG GIA LAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đak đoa đông gia lai (Trang 82 - 86)