Thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đak đoa đông gia lai (Trang 91 - 94)

Bản thân hoạt động tín dụng luôn chứa đựng nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, chính vì vậy, Chi nhánh khi xem xét cho vay đều phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng: từ khâu thẩm định, giải ngân cho vay đến các khâu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay… Việc thực hiện và quản lý nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro các khoản nợ xấu phát sinh, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm và các thiếu sót trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Kiểm tra, thẩm định trước khi cho vay:

Thẩm định chính là cơ sở cho việc đưa ra quyết định cho vay một cách chính xác. Do vậy yêu cầu của công tác thẩm định phải tìm hiểu và đánh giá xác thực về người vay trên các phương diện như: tư cách, khả năng tài chính, năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh... đồng thời xem xét, đánh giá tính khả thi và hiệu quả mang lại từ các dự án, phương án vay vốn của KH để đảm bảo rằng: các khoản vốn được cho vay ra sẽ có khả năng và cơ hội tốt nhất trong việc thu hồi lại chúng. Tổ chức tốt công tác thẩm định sẽ giúp NH lựa chọn và thiết lập được danh mục các khoản vay tốt, đồng thời chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp để kiểm soát và hạn chế rủi ro. Công tác thẩm định của chi nhánh cần được đẩy đủ, chính xác:

+ Pháp lý: loại hình bên vay, đại diện pháp lý của bên vay có đúng và đủ thẩm quyền đại diện ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và chịu trách nhiệm với nghĩa vụ nợ vay bằng tài sản đảm bảo.

+ Tài sản đảm bảo: Là biện pháp đảm bảo khỏan vay, do đó, tính khả mại, giá trị định giá và tỷ lệ cho vay phải phù hợp, đủ thời gian để ngân hàng xữ lý để thu hồi nợ vay, bảo hiểm tài sản cầm cố phải được mua đầy đủ trước khi giải ngân (rủi ro về cháy, mất mát, hư hỏng,….). Thực hiện đầy đủ các thủ tục ký kết Hợp đồng thế chấp, đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm. Cần đặc biệt chú ý khi nhận thế chấp tài sản là động sản ( xe cơ giới, xe chuyên dụng, máy móc thiết bị) vì tài sản dễ suy giảm giá trị sau khi nhận thế chấp và khó khăn trong công tác quản lý tài sản thế chấp.

+ Tình hình kinh doanh: Mục đích đánh giá doanh nghiệp, cá nhân này đang ở giai đoạn nào của sự phát triễn=> cho vay giai đoạn này có phù hợp không (ví du: DN khởi sự nên hạn chế cho vay, vì chưa nắm thị trường,chưa có doanh thu, tính khả thi của dòng tiền đảm bảo trả nợ chưa được rõ ràng. Thông thường cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động từ 2 năm trở lên, ban lãnh đạo là người có kinh nghiệm trong ngành đang kinh doanh từ 3 năm trở lên).

+ Báo cáo tài chính: Đây là ngôn ngữ của kinh doanh, những con số chỉ cho ta thấy những gì bên vay cung cấp có phù hợp tương ứng với những chỉ số tài chính hay chưa, báo cáo chính xác, minh bạch, phương pháp ghi nhận đúng. Tình hình tài chính có bị mất cân đối không, thanh khoản và dòng tiền có đảm bảo đủ trả nợ ngắn hạn và dài hạn đến hạn trả không, đòn bẩy tài chính có cao quá không? tỷ lệ vốn vay quá cao, mất cân đối (vay ngăn hạn đầu tư trung dài hạn). Đánh giá hiệu quả dự án so với đòn bẩy tài chính có phù hợp không, so với việc góp vốn có an toàn không? Những điều này dẫn tới khẳ năng trả nợ và ảnh hưởng đến nợ quá hạn. Những điểm này giúp cho ngân hàng đánh giá năng lực tài chính của bên vay để tránh việc tài trợ vốn không đúng mục đích, hoặc tránh tài trợ cho doanh nghiệp có tình hình tài chính không khỏe mạnh.

+ Thông tin ngành và chính sách: Các ngành nghề nằm trong chủ trương ưu tiên của chính phủ, chính sách kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp hay không.

+ Các mặt khác: Thị trường hoạt động, tính ổn định, đối thủ, đối tác, cung ứng đầu vào của bên vay có ổn định không? có bị làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của bên vay không.

- Kiểm tra Sau khi giải ngân:

+ Kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích: Tránh trường hợp sử dụng vào việc khác không tạo ra nguồn thu từ việc sử dụng vốn vay, vay để trả nợ bên ngòai … phương án cho vay không đúng dẫn đến phát sinh quá hạn, nợ xấu.

Kiểm tra, giám sát để đảm bảo chắc chắn rằng khách hàng vay không làm những việc rủi ro bằng món tiền của ngân hàng cho vay. Ngân hàng thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay theo định kỳ. Đây là một yêu cầu bắt buộc trong quy trình tín dụng của Agribank. Một số biện pháp để kiểm tra, giám sát khoản vay, bao gồm:

+ Tiến hành kiểm tra, giám sát tất cả các khoản tín dụng theo định kỳ nhất định, đồng thời cũng tiến hành kiểm tra bất thường đối với những khoản tín dụng có dấu hiệu rủi ro cao.

+ Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết, bảo đảm rằng những khía cạnh quan trọng nhất của mỗi khoản vay phải được kiểm tra.

+ Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra giám sát khi phát hiện những dấu hiệu không lành mạnh liên quan đến khoản vay. Ngoài ra CBTD tăng cường giám sát trên hệ thống IPCAS để từ đó đôn đốc, nhắc nhở KH kỳ hạn trả nợ gốc và lãi cho NH đúng trên HĐTD. Nếu KH gặp khó khăn thì CBTD dễ dàng nắm bắt kịp thời và hướng dẫn cách giải quyết như hướng dẫn KH gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, miễn giảm lãi để hạn chế tình trạng KH không trả được nợ sẽ gây ra rủi ro cho NH.

+ Kiểm soát dòng tiền của doanh nghiệp: Đây là động tác quan trọng và cần giám sát thường xuyên. Giám sát bằng công cụ về quản lý dòng tiền cash in, cash out. Dòng tiền được giải ngân và chuyển khoản đúng mục đích vay theo phương án bên vay đã trình bày với ngân hàng, dòng tiền có từ doanh thu, phải đảm bảo giám sát thời hạn khi nào tiền về, kỳ hạn dòng tiền phù hợp với kỳ hạn Hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đak đoa đông gia lai (Trang 91 - 94)