triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai
Qua những kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
(i) Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở đến các phòng giao dịch với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư …
(ii) Chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều ngang sang mô hình theo chiều dọc. Theo mô hình này, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp
tín dụng, được quản lý tập trung tại Hội sở, phòng giao dịch chủ yếu làm chức năng bán hàng.
(iii) Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay…).
Thực hiện sự tách bạch giữa bộ phận tiếp thị và bộ phận thẩm định giúp cho các quyết định cho vay mang tính khách quan hơn, cũng như nhờ sự chuyên môn hóa sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân tích và phản biện tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận dạng các rủi ro tiềm năng và có các biện pháp phòng ngừa thích hợp… Thêm vào đó, chính sự giám sát của bộ phận quản lý rủi ro đối với quan hệ khách hàng trong quá trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng đã tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục, song song trong quá trình cho vay, phát hiện và giảm thiểu được những rủi ro sau khi cho vay mà cơ chế kiểm tra nội bộ của ngân hàng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế.
(iv) Hoàn thiện hệ thống thông tin và các mô hình chấm điểm xếp hạng khách hàng hỗ trợ cho công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Trên cơ sở đó có chính sách tín dụng và biện pháp quản lý rủi ro phù hợp với từng khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng phải chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu đầu vào nhằm phục vụ tích cực hơn nữa cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro cho vay, thực hiện chấm điểm xếp hạng cho vay, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng.
(v) Xây dựng và thực hiện chính sách tăng trưởng cho vay linh hoạt, phù hợp trong từng thời kỳ, cân đối hiệu quả giữa nguồn vốn huy động với tăng trưởng dư nợ; ứng xử hợp lý với các đối tượng cho vay cụ thể, tuân thủ danh mục cho vay đã được thiết lập, ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu
chuẩn lựa chọn khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng, phương án kinh doanh hiệu quả hơn là chú trọng đến tài sản thế chấp, tăng cường biện pháp quản lý rủi ro cho vay đối với khách hàng, tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và các quy định về an toàn hoạt động kinh doanh ngân hàng.
(vi) Ngân hàng cần phải tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định và quy chế cho vay, đào tạo và nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của các nhân viên tín dụng, bảo đảm chính xác từ khâu đầu tiên của quá trình cho vay là một trong những biện pháp quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả nhất.
(vii) Ngân hàng cũng cần quan tâm đến giai đoạn sau giải ngân, có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng theo định kỳ cũng như đánh giá lại tài sản của khách hàng để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Luận văn nghiên cứu kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng của một số NHTM trong nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM.
Cơ sở lý luận chương 1 là nền tảng để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng; thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai; đánh giá những mặt đạt được và hạn chế; tìm ra nguyên nhân đặc thù gây ra rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai; đồng thời đưa ra một số giải pháp, đề xuất, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong thời gian tới.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN ĐAK ĐOA
ĐÔNG GIA LAI