Trong điều kiện, bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai đã khắc phục được khó khăn, thực hiện tốt việc hạn chế rủi ro tín dụng, đạt được những kết quả nổi bật: dư nợ tín dụng, nợ xấu, thu nợ đã XLRR đã hoàn thành kế hoạch kinh doanh trong những năm qua.
Đối với tỷ lệ nợ xấu: chất lượng tín dụng tiếp tục duy trì ở mức độ an toàn với tỷ lệ nợ xấu qua các năm <1% và đến cuối năm 2017 về mức 0,12%, điều này là do chi nhánh đã chú trọng củng cố, nâng cao, chất lượng tín dụng, xử lý nợ và dư nợ chủ yếu là dư nợ hộ sản xuất nên an toàn vốn hơn, các khoản nợ xấu phát sinh của những năm trước và phát sinh trong năm đã được xử lý cơ bản.
lý nợ trong hạn tiềm ẩn rủi ro tín dụng, phát hiện sớm và có các biện pháp xử lý thích hợp, rà soát và phân tích những khó khăn thuận lợi để tìm ra các biện pháp xử lý cho phù hợp nhất. Duy trì và nâng cao công tác cảnh báo nợ xấu, nợ tiềm ẩn để có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời ngăn ngừa nợ xấu phát sinh.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn vay đối với khách hàng, kiểm tra, chấn chỉnh hồ sơ vay, bảo đảm tiền vay, bảo lãnh ngân hàng. Thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Thực hiện lãi suất cho vay linh hoạt theo từng nhóm khách hàng đảm bảo tính cạnh tranh đồng thời nâng cao năng lực tài chính của đơn vị.
Việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng được thực hiện theo định kỳ quy định không quá 18 tháng và chương trình kế hoạch chuyển đổi được lập trước, thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo hình thức luân phiên, cuốn chiếu, không gây xáo trộn lớn trong phân công địa bàn, tạo điều kiện để kiểm tra giám sát, nâng cao chất lượng khoản vay.
Công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và tăng cường thu hồi nợ đã xử lý rủi ro theo đúng tinh thần chỉ đạo của Agribank góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu rủi ro nợ xấu cho chi nhánh. Bên cạnh đó, điều hành công tác tài chính gắn với công tác tín dụng trong việc tích cực thu lãi hàng tháng, hạn chế lãi dự thu phát sinh, phát hiện sớm tình hình tài chính suy yếu của khách hàng.
Nâng cao nhận thức của CBVC chấp hành quy trình nghiệp vụ phải được đặt lên hàng đầu, để hạn chế rủi ro đối với tài sản và con người, nâng cao hiệu lực công tác tự kiểm tra trong hoạt động kinh doanh, xử lý nghiêm minh đối với cán bộ làm sai quy trình nghiệp vụ, thường xuyên kiểm tra tín dụng cơ sở để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai sót tín dụng và nắm bắt tình hình khách hàng tại cơ sở. Tập trung công tác tiếp cận và chăm sóc khách hàng nhằm nắm bắt tâm tư nguyện vọng của khách hàng để đưa ra các chính sách, giải pháp phù hợp với điều kiện cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng thương mại khác đang nhắm tới thị trường nông thôn.