+ Đánh giá giá trị tài sản đảm bảo: thường xuyên kiểm tra, định giá lại giá trị tài sản bảo đảm sau thời gian cho vay. Thông thường với vay trung hạn 1 năm định giá lại 1 lần, ngắn hạn 6 tháng 1 lần, hoặc tùy loại tài sản đảm bảo mà có biện pháp kiểm tra thường xuyên (ví dụ tài sản là hàng hóa cầm cố thì phải kiểm kê số lượng và chất lượng hàng thường xuyên định kỳ hàng tháng thông qua báo cáo nhập, xuất, tồn của doanh nghiệp). Việc này đảm bảo rằng trong mọi thời điểm dư nợ luôn được đảm bảo hoàn toàn bằng tài sản đang có giá trị của bên vay đang thế chấp tại chi nhánh.
+ Trích lập dự phòng: Đây là một hoạt động thường xuyên theo định kỳ và trích lập dự phòng rủi ro có tính bắt buộc. Rủi ro của ngân hàng là hoạt động mang tính tiềm ẩn và rủi ro kỳ hạn, do đó việc chấm điểm và xếp hạng KH định kỳ, phân loại nợ theo các mức độ rủi ro, trích lập dự phòng phản ánh như 1 khoảng chi phí trong giai đoạn trích lập và sử dụng quỹ dự phòng này khi có biến cố không thu được các khoản đã cho vay. Nợ xấu sẽ được xử lý bằng quỹ dự phòng nếu xảy ra.
3.2.5 Nâng cao năng lực, trình độ và đạo đức của cán bộ trong hoạt động tín dụng tín dụng
CBTD là người thường xuyên tiếp cận KH, phát triển các dịch vụ do vậy yêu cầu đối với CBTD trong giai đoạn hiện nay là phải đa năng, vừa giỏi nghiệp vụ cho vay vừa phải am hiểu các sản phẩm dịch vụ để làm tốt dịch vụ marketing, quảng bá sản phẩm đến từng KH. Bên cạnh đó, CBTD phải là người tư vấn, người cán bộ khuyến nông giúp đỡ người dân sản xuất đạt hiểu quả kinh tế cao. Khi thực hiện cho vay phải hoàn thiện thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, phù hợp với những KH vay ở vùng sâu, vùng xa.
Tăng cường đạo tạo, đào tạo lại kỹ năng phù hợp với nghiệp vụ đảm nhiệm, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ
đối với CBTD mới vào NH và tổ chức các lớp đào tạo lại cán bộ làm công tác tín dụng thông qua những khoá học ngắn ngày/dài ngày; có kế hoạch đào tạo kỹ năng phân tích sâu về lĩnh vực tài chính kế toán đơn vị cho những CBTD theo dõi cho vay KH pháp nhân.
Phân công lại khối lượng công việc một cách hợp lý, không để tình trạng CBTD bị quá tải về khối lượng công việc hay KH đang quản lý, thực hiện luân chuyển địa bàn của CBTD theo thời hạn quy định của Agribank không để CBTD phụ trách 1 địa bàn quá 3 năm nhằm hạn chế những hiện tượng tiêu cực xảy ra. Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin đối với CBTD nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tổ chức những Hội thi nghiệp vụ chuyên môn về các quy trình nghiệp vụ, các văn bản liên quan công tác cho vay; đổi mới công tác tổ chức và nâng cao chất lượng nội dung tập huấn nghiệp vụ hàng tuần.
Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của CBTD: Cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn, chính sách, pháp luật của nhà nước cho CBTD thì giáo dục, rèn luyện về đạo đức nghề nghiệp cần được đưa lên hàng đầu. Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, làm việc tâm huyết với Agribank. Nếu có trường hợp CBTD vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì phải có những hình thức xử lý phải đủ mạnh, đủ khả năng răn đe để không tái diễn vi phạm. Bên cạnh đó, ngân hàng cần quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên, thường xuyên bồi dưỡng, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở đoàn kết, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cán bộ nhân viên tại chi nhánh.