Nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đak đoa đông gia lai (Trang 80)

2.5.1.1 Môi trường kinh tế

Trong những năm qua, nền kinh tế tỉnh Gia Lai nói chung và huyện Đak Đoa nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, các chính sách của tỉnh, của huyện đã phát huy hiệu quả; cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Tuy nhiên, trong thời gian qua nền kinh tế của tỉnh còn gặp nhiều bất lợi tác động đến hoạt động tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai như sau: (i) ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường giảm sút, chi phí nguyên liệu đầu vào tăng nhanh; (ii) công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động do vậy khách hàng tốn nhiều chi phí và thời gian để giải quyết hồ sơ; (iii) chưa có các cơ chế, giải pháp thiết thực trong thu hút xúc tiến đầu tư.

Công tác quy hoạch vùng kinh tế, vùng chuyên canh và định hướng phát triển ngành nghề, cây công nghiệp trong huyện còn hạn chế, nên người dân phát triển tự phát, thiếu thông tin; việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp chưa được triển khai rộng rãi để hỗ trợ cho khách hàng và tạo sự yên tâm cho Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai đầu tư vốn vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; việc triển khai mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong các khâu của quá trình sản xuất - thu mua - chế biến - tiêu thụ các mặt hàng nông sản xuất khẩu trên địa bàn Gia Lai còn ít, chưa đảm bảo đầu ra sản phẩm cho người dân cả về số lượng và chất lượng, do vậy người dân vẫn còn chịu chi phối của thương lái cũng như những đại lý vật tư nông nghiệp… Tất cả các yếu tố trên ảnh hưởng rất lớn nguồn thu nhập của người dân, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khi vay ngân hàng.

Hệ thống giao thông trên địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa phát triển, một số tuyến đường giao thông đã xuống cấp chưa được tu bổ, mở rộng, các

tuyến đường liên xã, mùa mưa trơn trợt nên việc đi lại, vận chuyển, giao thương trong địa bàn và các vùng kinh tế lân cận của người dân còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động SXKD.

2.5.1.2 Môi trường tự nhiên

Trong những năm qua huyện Đak Đoa tình hình hạn hán diễn ra gay gắt gây thiệt hại cây trồng, trong đó có những diện tích nông sản mất trắng, giảm năng suất sản phẩm nông nghiệp, dịch bệnh ảnh hưởng đến chăn nuôi gia súc, gia cầm… Cụ thể là đầu năm 2013 nắng hạn gay gắt làm cho 980 ha cây trồng bị khô hạn, tổng thiệt hại trên 70 tỷ đồng (trong đó cà phê thiếu nước tưới khoảng 670 ha giảm sản lượng gần 30%), năm 2014-2015 thiệt hại 1.050 ha trong đó mất trắng 80 ha, giảm năng suất 30 - 70% 970 ha cây trồng, tổng thiệt hại năm 2015 trên 85 tỷ đồng. Ảnh hưởng của mưa bão trong các năm qua gây thiệt hại không nhỏ trên địa bản huyện khoảng trên 20 tỷ đồng (trong đó vốn của Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai ước thiệt khoảng 16 tỷ đồng). Mùa mưa những năm qua đến chậm và lượng mưa không nhiều nên ảnh hưởng đến trữ lượng nước tại các hồ thủy điện, lượng nước tưới tiêu khi vào mùa khô. Do vậy, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và sản lượng các đối tượng đầu tư chủ lực của Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai. Giá cả các mặt hàng nông sản chủ lực giảm mạnh so với thời điểm đỉnh cao: cà phê giảm 35%, giá mủ cao su giảm khoảng 60%, hồ tiêu giảm 70%. Do những điều kiện tự nhiên bất lợi trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động SXKD, thu nhập của người dân để tạo ra nguồn trả nợ và hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua và đây cũng là nguyên nhân làm phát sinh nợ nhóm 2, nếu kéo dài sẽ thành nợ xấu, gây rủi ro tín dụng cho Chi nhánh.

2.5.1.3 Môi trường pháp lý

Trình tự thủ tục xử lý tài sản, tố tụng và thi hành án phức tạp, chậm trễ, kéo dài. Đặc biệt là khâu giải quyết thi hành án, mất nhiều thời gian, chi phí của ngân hàng. Trên thực tế tại Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai có bản án của Tòa án Tỉnh đã có hiệu lực nhưng cơ quan thi hành án kéo dài thời hạn thi hành hoặc trì hoãn hoặc chưa quyết liệt trong việc xử lý, tài sản đấu giá nhiều lần mà vẫn

chưa bán do không có người mua, dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ cho chi nhánh trong công tác xử lý nợ, xử lý nợ xấu, xử lý TSBĐ. Hiệu quả trong việc xử lý nợ xấu còn thấp, quá trình xử lý của các cơ quan pháp luật trong các tranh chấp kinh tế thường chậm và kéo dài. Việc xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ vay theo Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 06 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT- NHNN ngày 06/6/2014 của 03 Bộ, Ngành còn nhiều vướng mắc, thiếu sự phối hợp đồng bộ của các sở, ngành địa phương.

2.5.2 Nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng

Qua việc phân tích thực tế tình hình rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai trong những năm qua có thể rút ra một số nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu từ phía khách hàng như sau:

2.5.2.1 Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích

Do vốn tự có của khách hàng thấp, vốn kinh doanh chủ yếu là vốn vay ngân hàng, khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, dùng vốn lưu động đầu tư vào tài sản cố định, thiết bị sản xuất hay lĩnh vực kinh doanh khác với dự án đã trình ngân hàng trước khi vay dẫn đến luân chuyển vốn không lành mạnh, rủi ro xảy ra khiến doanh thu không trả được nợ và lãi đến hạn.

Đa phần khách hàng của Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai là hộ gia đình, cá nhân gây khó khăn việc kiểm soát vốn vay theo đúng như phương án/dự án SXKD theo kế hoạch đề ra. Việc khách hàng sử dụng vốn ngân hàng cho những mục đích khác dẫn đến hiệu quả hoạt động SXKD không cao, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và làm tăng rủi ro tín dụng của ngân hàng.

2.5.2.2 Năng lực quản lý của một số khách hàng còn yếu kém

Nguyên nhân phát sinh nợ xấu tại Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai đa phần là do năng lực quản lý còn yếu kém, việc lập kế hoạch và thực hiện các dự án của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, gây khó khăn cho các CBTD trong quá trình thẩm định và đánh giá khách hàng. Nhiều doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, năng lực cạnh

tranh còn yếu, do vậy dễ bị ảnh hưởng khi gặp biến động bất lợi của nền kinh tế. TSBĐ nợ vay không đủ, hạn chế trong việc đưa ra những dự án, phương án kinh doanh có tính khả thi cao, BCTC hầu như không được kiểm toán, độ tin cậy trong số liệu báo cáo tài chính chưa cao và thiếu minh bạch ... Đây là những lý do gây trở ngại cho việc tiếp cận vốn từ ngân hàng. Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp SXKD đều phải dựa vào vốn vay do vậy khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp đang đối mặt là nợ phải trả lớn, trong khi việc thu hồi nợ từ các khoản phải thu gặp những khó khăn nhất định, từ đó dẫn tới đến trì trệ hoạt động SXKD.

Ngoài ra, đa số khách hàng tại Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai là hộ nông dân nên trình độ còn hạn chế nên những hiểu biết về luật pháp, năng lực tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất khá yếu do vậy người dân đa phần vẫn sản xuất theo lối truyền thống nên giá cả các sản phẩm nông sản bấp bênh do chất lượng thấp... Tất cả những khó khăn trên của khách hàng ảnh hưởng việc hoàn trả nợ gốc và lãi vay, cũng như tiến độ thu hồi nợ của ngân hàng.

2.5.2.3 Khách hàng ít quan tâm đến việc mua bảo hiểm khoản vay

Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai đầu tư chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đây là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như: rủi ro lớn hơn so với các lĩnh vực kinh tế khác; sản xuất nông nghiệp thường lệ thuộc vào thời tiết; giá cả một số mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh trong thời gian qua giảm mạnh và có những biến động lớn (hạn hán, dịch bệnh…) gây tổn thất cao cho người dân và ngân hàng. Do vậy có một cách phòng ngừa nhằm hạn chế một phần rủi ro tín dụng trong cho vay đó là việc khách hàng mua bảo hiểm. Tuy nhiên, việc mua bảo hiểm cho TSBĐ, sản phẩm bảo an tín dụng ABIC, bảo hiểm nông nghiệp ở huyện Đak Đoa còn rất ít, khách hàng chưa thực sự quan tâm đúng mức. Nguyên do là do ngại phát sinh chi phí, chủ quan với những rủi ro có thể xảy ra. Do vậy khi gặp rủi ro sẽ gây áp lực đến khả năng trả nợ của khách hàng.

2.5.3 Nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng

có những biện pháp tích cực để giảm thiểu rủi ro nên nợ xấu có xu hướng giảm. Tuy nhiên, cũng không thể kiểm soát hết những rủi ro do hoạt động này mang lại. Các nguyên nhân xuất phát từ phía Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai gồm những nguyên nhân sau.

2.5.3.1 Giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng chưa tốt

Số lượng nhân viên tín dụng còn ít, bình quân 1 CBTD phải quản lý đến 640 khách hàng với mức tổng mức dư nợ bình quân 170 tỷ đồng/CBTD. Mặt khác theo quy trình tín dụng của Agribank hiện nay thì CBTD Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai vẫn phải đảm đương nhiều khâu từ tìm kiếm khách hàng, phân tích và thẩm định cho vay, TSBĐ, soạn thảo hồ sơ, công chứng và đăng ký TSBĐ, giải ngân… Do vậy khối lượng công việc hàng ngày nhiều, cộng với áp lực công việc cao khiến cho việc kiểm tra không kịp thời, sâu sát và kỹ lưỡng, nhiều trường hợp chỉ thực hiện kiểm tra chiếu lệ dẫn đến việc phát hiện những rủi ro cho vay chưa kịp thời, ngoài tầm kiểm soát. Bên cạnh đó, các chi nhánh trực thuộc còn yếu kém và sai phạm khi áp dụng các nội dung trong quy trình cho vay được phát hiện trong công tác thanh tra, kiểm tra.

2.5.3.2 Trình độ năng lực của của cán bộ còn hạn chế

Agribank phát triển hệ thống chương trình hiện đại IPCAS, tuy nhiên do độ tuổi trung bình của CBVC Agriabank chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai lớn nên khả năng tiếp cận công nghệ thông tin còn hạn chế, chưa khai thác hết các chức năng của chương trình để hỗ trợ trong quá trình xử lý công việc. Bên cạnh đó, hoạt động ngân hàng hiện nay chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, công tác đào tạo của đơn vị chưa đạt yêu cầu nên cán bộ tác nghiệp còn hạn chế trong việc nắm bắt và thực thi các quy định pháp luật và của Agribank.

2.5.3.3 Phân loại nợ theo kết quả của CIC làm tăng nợ xấu cho ngân hàng

Hiện nay việc áp dụng phân loại nợ CIC làm gia tăng nợ xấu cho Chi nhánh, cụ thể một số trường hợp khách hàng là Hộ sản xuất, cá nhân, có quan hệ vay vốn với Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai được phân loại nợ vào nhóm

1 hoặc nhóm 2 nhưng theo kết quả của CIC nợ được phân vào nhóm nợ xấu do có phát sinh nợ xấu tại TCTD khác (chủ yếu là vay tiêu dùng của Công ty tài chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai), điều này làm tăng nợ xấu cho Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai gây ảnh hưởng đến việc theo dõi thu hồi nợ xấu và chính sách khách hàng của Chi nhánh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong Chương 2 của Luận văn đã đánh giá, phân tích được tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai trong giai đoạn 2013-2017.

Luận văn đã trình bày, phân tích thực trạng tín dụng; thực trạng rủi ro tín dụng; những mặt đạt được và tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng, nguyên nhân của những hạn chế bao gồm cả khách quan và nguyên nhân chủ quan xuất phát từ Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai và KH. Những nguyên nhân nêu trên là cơ sở cho định hướng giải pháp, đề xuất, kiến nghị cụ thể ở Chương 3 để góp phần hạn chế rủi ro cho vay tại Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH

HUYỆN ĐAK ĐOA ĐÔNG GIA LAI

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

3.1.1 Sứ mệnh và tầm nhìn

Agribank trải qua hành trình 30 năm đổi mới với xu hướng hợp tác, phát triển, hội nhập khu vực và quốc tế.Là NHTM được thành lập ngày 26/3/1988, lịch sử 30 năm hình thành và phát triển của Agribank tạo nên những dấu ấn đáng ghi nhớ. Thời gian và thực tiễn đã định hình nên một Agribank bản lĩnh, đoàn kết, thống nhất ý chí, tạo dựng một phong cách nghề nghiệp luôn sẵn sàng vượt lên khó khăn, có những đột phá sáng tạo, cách làm mới trong gánh vác sứ mệnh vì “Tam nông” mà Đảng và Nhà nước tin tưởng giao phó.

Sứ mệnh của Agribank được xác định là NHTM Nhà nước hàng đầu Việt Nam giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tầm nhìn của Agribank hướng tới là: Agribank phát triển theo hướng NH hiện đại, “tăng trưởng - an toàn - hiệu quả - bền vững”, khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân; đủ sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

3.1.2 Định hướng, mục tiêu kinh doanh giai đoạn 2018 -2020

Agribank trải qua năm 2017 đầy ấn tượng, khi các chỉ tiêu kế hoạch đều đạt và vượt mức đề ra, lợi nhuận đạt cao nhất từ trước tới nay, tiếp tục làm tròn sứ mệnh Ngân hàng vì sự nghiệp “Tam nông”. Toàn hệ thống Agribank đang thực sự có những bước chuyển mình quan trọng với quyết tâm củng cố nền tảng vững chắc để sẵn sàng lộ trình cổ phần hóa, bước sang giai đoạn phát triển mới. Agribank triển khai Đề án chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016- 2020, tầm nhìn 2030, cũng là triển khai tái cơ cấu giai đoạn 2 gắn với xử lý nợ xấu, tiếp tục xử lý dứt điểm các

công việc còn lại của tái cơ cấu giai đoạn 1 và củng cố tiềm lực, nền tảng vững chắc sẵn sàng cho lộ trình cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ.

Agribank thực hiện chiến lược kinh doanh giai đoạn 2018- 2020 với mục tiêu trọng tâm được Agribank đề ra đó là: Tiếp tục củng cố, ổn định và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, giải quyết dứt điểm các bất cập, tồn tại, tiếp tục giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng “Tam nông”, khôi phục vị thế hoạt động tại khu vực thành thị; Kiểm soát tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; đa dạng hóa SPDV trên nền tảng công nghệ hiện đại; Nâng cao năng lực tài chính,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đak đoa đông gia lai (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)