Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đak đoa đông gia lai (Trang 100 - 115)

Agribank trong quyền hạn của mình, cần tiếp tục hoàn thiện các thủ tục pháp lý về hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản đảm bảo. Nhất là cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn khi tài sản là vườn cây phần lớn chưa được cấp quyền sổ hữu. Hiện nay các thủ tục pháp lý trong trường hợp ngân hàng phải phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay còn nhiều bất cập, tốn nhiều thời gian gây tâm lý e ngại cho các ngân hàng. Agribank cần ban hành cẩm nang về nghiệp vụ xử lý tài sản thế chấp nêu rõ cách thức thực hiện từng trường hợp cụ thể để CBTD thực hiện hiệu quả trong công tác xử lý nợ.

Agribank cần ban hành chương trình, phần mền thiết lập hồ sơ tín dụng một cách thống nhất trong toàn hệ thống. Trong đó, Hồ sơ tài sản đảm bảo có những phần quan trọng thì không được chỉnh sửa gây rủi ro về mặt pháp lý nếu có tranh tụng. Hiện nay, mỗi chi nhánh trong hệ thống thực hiện theo chương trình riêng của mình, không có sự thống nhất về mặt hồ sơ, nên khả năng phát sinh rủi ro là rất lớn.

các rủi ro về ngành nghề, cây trồng, giá cà thị trường để giúp cho việc đưa ra những chính sách tín dụng phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiệu quả.

Agribank cần nghiên cứu nhu cầu khách hàng và phát triển sản phẩm mới để chiếm lĩnh thị phần, đặc biệt là đối với tín dụng trong nông nghiệp, nông thôn về sản phẩm dịch vụ, đồng thời tiếp tục cải tiến quy trình giao dịch để rút ngắn thời gian giao dịch cho KH nhưng vẫn đảm bảo an toàn, đúng quy trình nghiệp vụ, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với quy định quốc tế, tách bạch trách nhiệm và chức năng của các phòng ban trong quy trình tín dụng như: bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro nhằm đảm bảo sự độc lập, đảm bảo tính khách quan, nâng cao chất lượng trong hoạt động tín dụng, phát hiện kịp thời những dấu hiệu gây ra rủi ro tín dụng.

Quan tâm trong công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống; tiêu chuẩn hóa về quy định đối với mỗi chức danh và vị trí công việc để có kế hoạch đào tạo, kết hợp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ với đạo đức kinh doanh và kiến thức pháp luật; thực hiện khoán tài chính và động viên, khuyến khích kịp thời đối với cán bộ, nhất là CBTD và kiểm tra kiểm soát nội bộ.

Xây dựng và triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo trực tuyến nhằm động viên, khuyến khích cán bộ, nhân viên các vùng sâu, vùng xa không có điều kiện tham dự các lớp tập trung, có thể tự nắm vững và nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kiến thức bổ trợ trên mạng internet. Hàng năm, tổ chức đánh giá và kiểm tra trình độ cán bộ, nhân viên theo từng mảng nghiệp vụ kết hợp với kiến thức bổ trợ, đặc biệt là CBTD để phân loại, sắp xếp phù hợp.

Triển khai dự án hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Trên cơ sở đó, hoàn thiện hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với KH. Ngoài việc kiểm tra kiểm soát theo đề cương, định kỳ hàng năm, Agribank cần tổ chức nhiều đợt kiểm tra đột xuất tại các Chi nhánh có biểu hiện bất thường.

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng, nâng cấp hệ thống công nghệ để giảm thời gian tra cứu và nhận kết quả tại trung tâm thông tin tín dụng của NHNN nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng.

Tăng cường hiệu quả thanh tra giám sát hoạt động tín dụng tại NHTM nhằm hạn chế phòng ngừa rủi ro tín dụng. Phát hiện và xử phát nghiêm các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh của một số TCTD trong công tác huy động vốn, cấp tín dụng ...

NHNN kiến nghị với Quốc hội: Nghị quyết 42 tái lập quyền thu giữ tài sản bảo đảm của bên nhận tài sản bảo đảm. Mặc dù vậy, khi khách hàng không hợp tác thì các tổ chức tín dụng vẫn phải khởi kiện khách hàng ra TAND có thẩm quyền để được quyền xử lý tài sản bảo đảm thông qua thi hành án. Như vậy, tổ chức tín dụng chỉ thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm thành công đối với một số trường hợp nhất định như: khách hàng đã bỏ trốn khỏi địa phương mà tài sản bảo đảm không có tranh chấp; tài sản bảo đảm là đất trống… Điều này vô hình chung cũng hạn chế việc xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, việc chưa có hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc nộp thuế khi xử lý tài sản bảo đảm cũng là một vướng mắc cần sớm được giải quyết. Mặc dù đã có sự phối hợp giữa các bên liên quan, song để việc triển khai Nghị quyết 42 đạt hiệu quả hơn nữa, cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, quyết liệt giữa các đơn vị liên quan, tránh tình trạng tổ chức tín dụng đơn độc trong xử lý nợ xấu.

Việc triển khai mua bán nợ xấu của các tổ chức tín dụng chưa tạo lập được

một thị trường mua bán nợ thật sự chuyên nghiệp. Các nhà đầu tư có nhu cầu mua

bán khoản nợ vẫn còn tâm lý e ngại nên hoạt động này chưa thật sự sôi động, chưa có nhiều thương vụ lớn, chủ yếu mới dừng lại ở việc bán nợ theo phương thức chuyển khoản nợ đã bán thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt sang bán nợ theo giá thị trường cho VAMC…

Chỉ đạo, triển khai phát triển và mở rộng chính sách bảo hiểm cho nông nghiệp và nông thôn, trong đó có bảo hiểm tín dụng. Nông nghiệp là lĩnh vực có rủi

ro thiên tai bất khả kháng cao, trong giai đoạn tái cơ cấu hiện nay, Nhà nước cần hiện diện trong lĩnh vực tái bảo hiểm các khoản vay lớn để hỗ trợ người dân mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, cây trồng vật nuôi tạo điều kiện cho người nông dân.

3.3.3 Đối với chính quyền địa phương

Hoàn thiện và ổn định các chính sách phát tiển kinh tế xã hội trên cơ sở tạo môi trường kinh tế, môi trường pháp luận thuận lợi cho các NHTM và doanh nghiệp hoạt động.

Đề nghị UBND tỉnh Gia Lai xem xét quan tâm đến công tác quy hoạch vùng, tiểu vùng phát triển kinh tế trên địa bàn một cách ổn định, lâu dài để giúp các hộ sản xuất giảm thiểu rủi ro do phát triển tự phát và thiếu thông tin tạo điều kiện đến Agribank có cơ sở đầu tư tín dụng bền vững theo quy hoạch của địa phương; khuyến khích nông dân tham gia mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong các khâu của quá trình sản xuất - thu mua - chế biến - tiêu thụ sản phẩm với DN, hợp tác xã và mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, có những chính sách phù hợp nhằm phát triển loại hình kinh tế hợp tác, nhất là tổ hợp tác; quản lý và định hướng phát triển loại hình trang trại, kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư ngành công nghiệp chế biến nông sản tại chỗ phát huy thế mạnh về nguồn sản lượng lớn tại địa phương để tránh tình trạng người dân bán nông sản thô mà giá trị kinh tế không cao.

Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã đo đạt cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất cho các hộ dân yên tâm canh tác lâu dài, phát triển sản xuất và có điều kiện tiếp cận vốn vay nhiều hơn để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nâng cao năng suất lao động. Tăng cường trách nhiệm trong việc xác nhận đất chưa được cấp quyền sử dụng đất và không có tranh chấp để hộ dân vay vốn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ; theo dõi và quản lý chặt chẽ để bảo đảm chỉ xác nhận cho hộ gia đình, cá nhân không có bảo đảm bằng tài sản tại một TCTD khi sử dụng loại giấy tờ này đồng thời phối hợp, thông báo kịp thời cho Agribank biết khi

hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức để có biện pháp quản lý thống nhất, tránh cho vay trùng lắp giữa các NH.

UBND tỉnh Gia Lai, UBND huyện Đak Đoa chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát các đại lý mua bán thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trên địa bàn. Nhằm phát hiện tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng gây hại cây trồng, giảm năng suất, thậm chí cây trồng chết. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, đời sống của nhân dân trên địa bàn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hạn chế rủi ro tín dụng ở Chương 1 và phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai trong thời gian qua mà tác giả đã trình bày chương 2 với những mặt đạt được và hạn chế của Chi nhánh trong giai đoạn 2013-2017, tác giả đã đề ra những giải pháp trong Chương 3 có tính khả thi và nêu lên kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền những vấn đề về cơ chế, chính sách... nhằm góp phần nâng cao chất lượng cho vay và hạn chế rủi ro cho vay tại Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai trong thời gian tới.

Sau khi đã xác định những nhận thực nhất quán về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, luận văn đã đưa ra các hệ giải pháp toàn diện, từ giải pháp về cơ chế chính sách, nghiệp vụ, quy trình tín dụng, chất lượng cán bộ trong hoạt động tín dụng... đến các giải pháp quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai trong thời gian tới. Và luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị Agribank, NHNN và chính quyền địa phương chỉ đạo, phối kết hợp và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị.

KẾT LUẬN

Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng, là một hiên tượng xảy ra tất yếu trong tất cả các hoạt động kinh doanh. Rủi ro tín dụng rất phức tạp và đa dạng, bao gồm rủi ro có thể kiểm soát và rủi ro không thể kiểm soát được. Rủi ro tín dụng bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan. Và hậu quả của rủi ro tín dụng thường rất nặng nề, không những làm giảm thu nhập, thất thoát vốn vay, tổn hạn đến uy tín và vị thế của ngân hàng mà rủi ro tín dụng còn có tác động ảnh hưởng dây chuyền đến sự tồn tại của hệ thống ngân hàng và “sức khỏe” của toàn bộ nền kinh tế.

Hệ thống NH Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng đang trong quá trình hoàn thiện để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và quan trọng hơn là để nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro. Tại Agribank những năm gần đây nợ xấu tuy đã giảm mạnh nhưng vẫn còn tiềm ẩn rủi ro. Việc nghiên cứu các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng có ý nghĩa lớn trong việc phát triển hoạt động NH, thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển kinh tế.

Vì vậy việc tìm kiếm và áp dụng phù hợp các biện pháp phòng ngừa có thể giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra. Khi ngân hàng kinh doanh với một mức tổn thất thấp hơn hoặc bằng mức tỷ lệ tổn thất dự kiến thì đó là sự thành công trong quản lý rủi ro. Ngân hàng cùng với sự phối hợp, hỗ trợ của các ngành, các cấp có liên quan bằng nhiều biện pháp tác động đến hoạt động tín dụng nhằm góp phần đạt tới mục tiêu hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả trong tăng trưởng.

Đây là vấn đề lớn và phức tạp, là yêu cầu cấp bách trong quản lý kinh doanh NH hiện nay. Trong phạm vi nghiên cứu hẹp của đề tài luận văn, giới hạn trong phạm vi hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai, luận văn đã tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất, những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng tại các NHTM. Luận văn

trình bày rõ những khái niệm, đặc điểm, phân loại, nguyên nhân rủi ro tín dụng; các chỉ tiêu đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng; các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín

dụng.

Thứ hai, Phân tích, đánh giá tổng quan hoạt động tín dụng của Agribank Chi

nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai trong giai đoạn 2013-2017, thực trạng rủi ro tín dụng, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, các biện pháp đang áp dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai.

Cuối cùng, đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế

rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai để nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng.

Do tính chất phức tạp và đa dạng của rủi ro tín dụng nên nội dung luận văn chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Tác giả rất mong nhận được sự tham gia đóng góp, chỉnh sửa của các nhà khoa học, Quý thầy cô và những người nghiên cứu tiếp theo để những khiếm khuyết và hạn chế của luận văn được bổ sung hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

[1]. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống Kê. [2]. Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. [3]. Nguyễn Văn Tiến (2015), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê.

[4]. Peter S.Rose (2004), Quảntrị ngân hàng thương mại,NXB Tài chính.

[5]. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013),Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013

[6]. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2014),Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014

[7]. Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị ngân hàng, NXB Lao động xã hội.

[8]. Nguyễn Tuấn Anh (2009),Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam,luận văn Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

[9]. PGS.TS. Võ Thị Quý, ThS. Bùi Ngọc Toản (2014), “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Đại học Mở 2014, số 3 tr.16-25.

[10].ThS. Đào Thị Thanh Tú (2014), Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các NHTM Việt Nam, , Tạp chí tài chính ngày 17 tháng 07, truy cập tại http://tapchitaichinh.vn, truy cập ngày 17/07/2014

[11].Agribank (2017),Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Quyết định số 226/QĐ-

HĐTV-TD ngày 09/03/2017

[12]. Agribank (2011), Ban hành hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng KH trên hệ thống xếp hạng cho vay nội bộ Agribank, Quyết định số 1197/QĐ- NHNo-XLRR ngày 18/10/2011

[13].Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2013 đến 2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đak đoa đông gia lai (Trang 100 - 115)