Các chỉ tiêu đánh giá RRTD tại các ngân hàng thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó trực tiếp phản ánh RRTD của ngân hàng, cụ thể:
- Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD. Nợ quá hạn sẽ phát sinh
khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả năng trả được nợ một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay. Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ này sẽ được xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn... Nợ quá hạn được phản ánh qua chỉ tiêu sau:
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑁𝑄𝐻 =𝑆ố 𝑑ư 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ × 100%
Tỷ lệ NQH phản ánh số dư nợ đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Tỷ lệ này cho biết, cứ 100 đồng dư nợ có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một trong những chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động cho vay. Nếu ngân hàng có chỉ tiêu nợ
quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn lớn thì ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao và ngược lại.
NQH xuất hiện làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các tổ chức tín dụng, làm giảm hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả kinh doanh. Đồng thời hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng cho vay, khả năng kinh doanh cũng như giảm uy tín của NH và khả năng cạnh tranh của NH với các tổ chức cho vay khác. Vì vậy, nếu NQH được kiểm soát chặt chẽ sẽ góp phần làm lành mạnh hóa toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của NH; Do đó các NH phải thường xuyên theo dõi tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ để có các biện pháp xử lý thích hợp nhằm giảm tỷ lệ này.
- Nợ xấu: Là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà khó hoặc không thể thu
hồi được do KH làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, KH mất khả năng thanh toán... Theo Điều 10 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 và Điều 1 Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định Phân loại nợ của các TCTD như sau: Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), Nhóm 2 (nợ cần chú ý), Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), Nhóm 4 (nợ nghi ngờ), Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
Nợ xấu (Non Performance Loan - NPL) là các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5.
Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất lượng tín dụng của ngân hàng thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay. Nợ xấu được phản ánh rõ nhất qua các chỉ số:
+ Tỷ lệ nợ xấu
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢 = 𝑁ợ 𝑥ấ𝑢
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ× 100%
Tỷ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chính vì vậy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất
lượng tín dụng của NH. Tỷ lệ này càng cao cho thấy rủi ro tín dụng của NH càng lớn và ngược lại. Do vậy đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng rủi ro tín dụng của NHTM, mức khống chế hiện nay của tỷ lệ nợ xấu là dưới 3%.
+ Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢/𝑉ố𝑛 𝐶𝑆𝐻 = 𝑁ợ 𝑥ấ𝑢
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢× 100%
+ Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢/𝑄𝑢ỹ 𝐷𝑃𝑅𝑅𝑇𝐷 = 𝑁ợ 𝑥ấ𝑢
𝑄𝑢ỹ 𝑑ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑅𝑅𝑇𝐷× 100%
Các chỉ số này làm cho chúng ta nhìn một cách rõ nét hơn về nợ xấu và nguy cơ xảy ra rủi ro trong tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các NHTM.
-Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑛ℎó𝑚 5 = 𝑁ợ 𝑛ℎó𝑚 5
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ× 100%
Nợ nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn: là các khoản nợ mà NH khó có khả năng thu hồi được; ngân hàng phải trích lập dự phòng cụ thể 100% đối với những khoản nợ này, điều này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các NHTM. Do đó tỷ lệ này càng tăng thì NH càng phải đối mặt với tình trạng tăng chi phí, giảm lợi nhuận, suy giảm năng lực tài chính. Vì vậy, các ngân hàng luôn chú trọng, đã và đang ra sức kiểm soát chặt chất lượng khoản vay nhằm giảm tỷ lệ này.
- Dự phòng RRTD: Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân
hàng khi rủi ro xảy ra. Mục đích của việc sử dụng dự phòng rủi ro của một ngân hàng là nhằm bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả do giải thể, phá sản, chết, mất tích, hoặc khi khoản nợ được xếp vào nhóm 5.
Dự phòng rủi ro tín dụng được tính trên số dư nợ gốc của khách hàng bao gồm: (i) Dự phòng cụ thể - để bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay; (ii) Dự
phòng chung - bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Việc sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng theo nguyên tắc là sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, và cuối cùng nếu phát mãi tài sản không đủ thu hồi nợ thì mới sử dụng dự phòng chung. Các chỉ số thể hiện dự phòng RRTD:
+ Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙ậ𝑝 𝐷𝑃𝑅𝑅𝑇𝐷 =𝐷𝑃𝑅𝑅𝑇𝐷 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙ậ𝑝
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ × 100%
Chỉ số này càng cao cho thấy chi phí trích lập DPRR cho vay cao, chất lượng cho vay của NH đang có dấu hiệu xấu đi và khả năng thu hồi nợ thấp.
Trích lập DPRR cho vay là biện pháp ngân hàng sử dụng để ghi nhận tổn thất các khoản cấp tín dụng cho KH. Cách tính trích lập dự phòng tín dụng như sau: + Đối với dự phòng chung được trích lập cho tất cả các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 và bằng 0,75% tổng giá trị các khoản vay.
+ Đối với dự phòng cụ thể được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50%, 100% [5]. Riêng đối với các khoản vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thì tỷ lệ này bằng 50% tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo quy định [16].
Bảng 1.1: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
Cho vay thông thường 0% 5% 20% 50% 100%
Cho vay theo NĐ 55/2015/NĐ-CP 0% 2,5% 10% 25% 50%
(Nguồn: Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑏ùđắ𝑝 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 =𝐷𝑃𝑅𝑅𝑇𝐷 đượ𝑐 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙ậ𝑝
𝑁ợ 𝑥ấ𝑢 × 100%
Chỉ số này phản ánh khả năng bù đắp của Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng so với dư nợ xấu tại NHTM. Chỉ số này càng lớn thể hiện khả năng chịu đựng của NHTM khi có nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng của các khoản dư nợ xấu xảy ra.
- Các chỉ tiêu gián tiếp đánh giá rủi ro tín dụng
Các chỉ tiêu gián tiếp mặc dù không phản ánh cụ thể RRTD của ngân hàng, tuy nhiên các chỉ tiêu này có sự thay đổi lớn của kỳ này so với kỳ trước hay so với trung bình của hệ thống ngân hàng thì các chỉ tiêu này là dấu hiệu phản ánh RRTD của ngân hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể xem xét thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá toàn diện về RRTD của ngân hàng.
+ Quy mô tín dụng: Không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp RRTD nhưng nếu quy mô tín dụng tăng quá nóng, không tương ứng với khả năng kiểm soát của ngân hàng thì lúc đó, quy mô tín dụng sẽ phản ánh RRTD. Quy mô tín dụng thể hiện rõ qua các chỉ tiêu:
𝐷ư 𝑛ợ 𝑡𝑟ê𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛× 100%
Dư nợ bình quân trên số lượng cán bộ tín dụng
𝐷ư 𝑛ợ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑠ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝐶𝐵𝑇𝐷 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝐶𝐵𝑇𝐷× 100%
Số lượng khách hàng trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng số khách hàng/Tổng số cán bộ tín dụng bình quân
𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝐾𝐻 𝑡𝑟ê𝑛 𝑠ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝐶𝐵𝑇𝐷 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝐾𝐻
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝐶𝐵𝑇𝐷× 100%
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế = Tốc độ tăng trưởng tín dụng/Tốc độ tăng trưởng kinh tế x 100%
Nếu ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng vượt khỏi khả năng quản lý tín dụng hoặc theo hướng nới lỏng tín dụng thì rủi ro tín dụng phát sinh là điều tất yếu. Điều này sẽ dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, ngân hàng không kiểm