Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai đã tiến hành đầu tư tín dụng theo đúng định hướng, trọng tâm đã đề ra. Tăng cường vai trò chủ lực, đi đầu trong lĩnh vực đầu tư, mở rộng cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, tập trung phát triển cho vay khách hàng hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, thực hiện nhất quán về chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, triển khai có hiệu quả sản phẩm tín dụng. Đẩy mạnh việc triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ như: Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước và của Chính phủ. Với sự chỉ đạo, điều hành sâu sát, bám sát kế hoạch kinh doanh của ban lãnh đạo và sự nỗ lực của tập thể CBNV, chi nhánh đã thực hiện có hiệu quả các giải pháp trong công tác tín dụng đạt được những kết quả đáng khích lệ, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, giữ vững thị phần tín dụng trên địa bàn huyện Đak Đoa.
Qua số liệu tại bảng 2.2, Quy mô dư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng trưởng đều hàng năm với mức tăng trưởng bình quân 27%. Để có được kết quả đó, Chi nhánh đã chủ động phân tích những mặt hạn chế yếu kém trong những năm trước, rút ra bài học kinh nghiệm, từng bước chấn chỉnh những hạn chế, phân tích chỉ tiêu
kế hoạch kinh doanh, những lợi thế cũng như những khó khăn cần phải đối mặt, phát huy tính tập trung dân chủ thống nhất trong điều hành kế hoạch kinh doanh, tính toán phương án kinh doanh, đồng thời có những giải pháp phù hợp đối với từng chỉ tiêu kinh doanh và nhiệm vụ của mỗi cán bộ CNVC trong đơn vị trong quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh.
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng giai đoạn 2013 - 2017
ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng Dư nợ tín dụng 583 791 1.103 1.333 1.534 Tốc độ tăng trưởng tín dụng 22% 36% 39% 21% 15% + Dư nợ ngắn hạn 380 531 772 1.002 1.067
+ Dư nợ trung, dài hạn 203 260 331 331 467
Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn/TDN 35% 33% 30% 25% 30%
Nợ nhóm 2 11 75 180 72 29
Tỉ lệ nợ nhóm 2/TDN 1,89% 9,48% 16,32% 5,40% 1,89%
Nợ xấu 5,8 6,1 4,4 3,0 1,9
Tỉ lệ nợ xấu/TDN 0,99% 0,77% 0,40% 0,23% 0,12%
Nguồn vốn huy động 160 228 279 356 463
Tổng Dư nợ và Nguồn vốn huy động 743 1.019 1.382 1.689 1997
(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD các năm 2013 – 2017 của Agribank chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai)
Tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình kinh tế địa phương, với định hướng hoạt động kinh doanh của Agribank, đáp ứng nhu cầu vốn trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Năm 2013, Dư nợ tín dụng chỉ đạt 583 tỷ đồng, sau 5 năm phát triển đến cuối năm 2017, dư nợ tín dụng đạt mức 1.534 tỷ đồng, tăng 1,63 lần so với năm 2013. Quy mô dư nợ tín dụng bình quân 1 cán bộ đạt 56,8 tỷ đồng/người, tăng gấp 2,4 lần so với quy mô bình quân của năm 2013.
Nguyên nhân tăng trưởng cao là do các yếu tố tích cực tác động như:(i) Huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai là một huyện có vị trí chiếc lược quan trọng của tỉnh,
nằm trên quốc lộ 19 thuận lợi trong việc giao thương, tình hình kinh tế chính trị xã hội ổn định, có nguồn tài nguyên đất đai khá dồi dào, đất đỏ Bazan màu mỡ và khí hậu thuận lợi để phát triển nông nghiệp đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày, diện tích đất sản xuất khá lớn. Huyện đã có chính sách khuyến nông phù hợp nên năng suất, sản lượng được giữ vững, các loại cây trồng chủ lực như cà phê, hồ tiêu, cao su … (ii) Triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ như: chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, Chính sách cho vay tái canh cây cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2015-2020… (iii) Định hướng mục tiêu phát triển của Agribank gắn với sứ mệnh giữ vai trò chủ lực trên thị trường Nông nghiệp Nông thôn, bằng mo ̣i giải pháp, tăng trưởng nguồn vốn ổn đi ̣nh vững chắc, duy trì mức tăng trưởng tín dụng hợp lý và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, ưu tiên vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân với các chính sách về lãi suất cho vay hấp dẫn, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển sản xuất kinh doanh.
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng đầu tư tín dụng của các TCTD trên địa bàn huyện Đak Đoa
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2018 của UBND Huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai)
Thị phần tín dụng của Chi nhánh trên địa bàn luôn giữ ở mức bình quân trên 50%. Với việc duy trì thị phần tín dụng ở mức ổn định, tăng trưởng khá qua các
Agribank CN Huyện Đak Đoa ĐGL 51% Vietinbank - PGD Đak Đoa 24% BIDV Gia Lai
6% NH CSXH- PGD Đak Đoa 8% Quỹ tín dụng ND 1% Các NHTM khác 10%
năm chứng tỏ Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai là điểm đến đáng tin cây của KH. Đây là một điều kiện và lợi thế rất lớn của chi nhánh trong việc mở rộng quy mô hoạt động trong điều kiện cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng khốc liệt hơn, đặc biệt tại địa bàn nông thôn khi các NHTM có định hướng thâm nhập, phát triển như hiện nay.
Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy: Trong cơ cấu dư nợ tín dụng, dư nợ tín dụng tăng trưởng đều cả tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn. Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn hợp lý, phù hợp với hoạt động kinh doanh của ngân hàng và khách hàng, Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn từ năm 2013 đến 2017 lần lượt 35%, 33%, 30%, 25%, 30%. Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai mở rộng quy mô tín dụng nhưng chất lượng tín dụng vẫn được kiểm soát, thể hiện tỷ lệ nợ xấu ngày càng giảm cả về số tuyệt đối và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh, nợ xấu có thể phát sinh bất cứ lức nào và sẽ gây khó khăn trong hoạt động của chi nhánh. Với quan điểm trên, Chi nhánh luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng và bài toán phòng ngừa rủi ro tín dụng.
*Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Khách hàng quan hệ tín dụng chủ yếu tại Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai là khách hàng pháp nhân và khách hàng cá nhân. Trong đó: khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu.
Hoạt động tín dụng khách hàng pháp nhân có xu hướng giảm dần qua các năm. Đến cuối năm 2017, tỷ trọng đầu tư cho vay đối với khách hàng pháp nhân chiếm 2%, giảm 44% so với năm 2013. Dư nợ cho vay khách hàng pháp nhân giảm do các khoản vay trung dài hạn đến kỳ hạn trả nợ và chi nhánh chủ động giảm dần dư nợ tín dụng đối với các khách hàng pháp nhân hoạt động kém hiệu quả.
Đối với hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân: Là lĩnh vực đầu tư tín dụng chủ yếu của Chi nhánh với số lượng 5.756 khách hàng. Chi nhánh giữ vững vai trò chủ lực đối với tín dụng nông thôn trên địa bàn công tác, thực hiện chính sách tín dụng của nhà nước về cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn từ Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 và thay thế bằng Nghị định số 55/2015/NĐ-CP
ngày 09 tháng 06 năm 2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ. Chính sách này đã tháo gỡ nhiều khó khăn vướng mắc trong đầu tư tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn và hộ gia đình cá nhân, tạo nhiều thuận lợi cho nông hộ trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để phát triển sản xuất. Đến cuối năm 2017, tỷ trọng tín dụng đối với khách hàng cá nhân đạt 1.506 tỷ đồng chiếm đến 98% tổng dư nợ, tăng 973 tỷ đồng so với năm 2013 với tốc độ tăng trưởng 183% so với năm 2013.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng dư nợ trong những năm qua có hiệu quả, Agribank CN Huyện Đak Đoa Đông Gia Lai đã quyết liệt chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiều biện pháp: Điều chỉnh lãi suất cho vay, thực hiện giảm lãi suất cho vay để giữ khách hàng hiện tại và huy động khách hàng mới quan hệ giao dịch, xem xét cơ cấu gia hạn, điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ đối với khách hàng hộ sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, nâng cao hiệu quả làm việc như rút ngắn thời gian làm hồ sơ khách hàng, thái độ phục vụ, chăm sóc khách hàng; Triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Agribank đến với từng nhóm khách hàng, tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn, đảm bảo hiệu quả và khả năng cạnh tranh với các TCTD khác; Tranh thủ sự đồng tình và chỉ đạo giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương. Đặc biệt là đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể - chính trị xã hội để xây dựng mạng lưới các tổ vay vốn nhằm giảm bớt tình trạng quá tải trong cho vay và nâng cao tính cộng đồng trong việc vay vốn, giúp đỡ nhau làm ăn có hiệu quả, nâng cao thu nhập và trả được nợ vay ngân hàng. Đến cuối năm 2017, có 55 tổ vay vốn thông qua các cấp Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ và Hội Cựu chiến binh, với 1.650 thành viên và tham gia quản lý số dư nợ 117 tỷ đồng, chiếm 7,8% dư nợ khách hàng cá nhân.
Tuy nhiên đặc thù trong cho vay thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là địa bàn rộng, số khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn, khoản vay nhỏ lẻ, phân tán; cùng với trình độ canh tác của đa số nông hộ còn thấp, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, trong khi đó giá cả nông sản biến động thất thường, thị trường tiêu thụ chưa ổn định... là những khó khăn và tiềm ẩn rủi ro lớn. Do đó, đòi hỏi Chi nhánh
phải tìm ra giải pháp thích hợp để tăng cường khả năng quản lý, việc mở rộng đầu tư tín dụng phải đi đôi với việc kiểm soát rủi ro tín dụng, tăng trưởng trong khả năng quản lý đối với lĩnh vực còn nhiều tiềm năng phát triển này.
* Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế:
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế giai đoạn 2013 - 2017
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Nông, lâm nghiệp 413 648 965 1.188 1.317
Thương mại, dịch vụ 97 116 110 116 172
Tiêu dùng 73 27 28 29 45
Tổng Dư nợ tín dụng 583 791 1.103 1.333 1.534
(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD các năm 2013 – 2017 của Agribank chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai)
Qua số liệu tại bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế phản ánh đúng định hướng, mục tiêu của chi nhánh nói riêng và của Agribank nói chung. Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai tập trung vốn đầu phát triển nông nghiệp, nông thôn mà chủ yếu là tập trung phát triển các vùng chuyên canh các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu, cao su...với tỷ trọng dư nợ lớn.
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng ngành nông nghiệp giai đoạn 2013 - 2017
ĐVT: tỷ đồng
Cơ cấu dư nợ tín dụng ngành nông nghiệp Năm 2017 Năm 2013 Tỷ lệ tăng/giảm
Trồng mới, chăm sóc, thu mua cà phê 694 178 290% Trồng mới, chăm sóc, thu mua cây hồ tiêu 453 34 1232% Trồng mới, chăm sóc, thu mua cây cao su 25 44 -43% Hoạt động sau thu hoạch trong nông nghiệp 125 152 -18%
Chăn nuôi bò, heo 20 5 300%
Tổng Dư nợ ngành nông nghiệp 1.317 413 219%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD năm 2013 và năm 2017 của Agribank chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai)
Tỷ trọng dư nợ tín dụng đầu tư đối với ngành nông, lâm nghiệp tăng mạnh qua các năm. Trong giai đoạn này, khách hàng tập trung đầu tư phát triển diện tích cây công nghiệp dài ngày như cà phê đặc biệt là cây hồ tiêu. Đến cuối năm 2017, Dư nợ đầu tư vào ngành nông, lâm nghiệp tăng 219% với với năm 2013. Trong đó, Dư nợ trồng mới, chăm sóc, thu mua cây hồ tiêu tăng 12,3 lần, dư nợ trồng mới, chăm sóc, thu mua cây cà phê tăng 2,9 lần so với dư nợ tại thời đểm 2013. Riêng dư nợ trồng mới, chăm sóc cây cao su do đang trong giai đoạn thu hồi vốn và khách hàng không mở rộng diện tích do giá mủ cao su hạ thấp trong thời gian dài nên dư nợ bị thu hẹp so với năm 2013, số dư nợ giảm là 19 tỷ đồng với tỷ lệ giảm là 43%.
Tỷ trọng dư nợ đối với ngành thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng. Dư nợ tín dụng ngành thương mại, dịch vụ năm 2017 tăng 77% so với năm 2013, đáp ứng kịp thời nguồn vốn trong kinh doanh của khách hàng phù hợp với tốc đô phát triển kinh tế của huyện.
Tỷ trọng dư nợ đối với lĩnh vực tiêu dùng có xu hướng giảm trong giai đoạn năm 2013 đến năm 2017. Do trong giai đoạn này là giai đoạn tăng trưởng nóng trong sản xuất nông nghiệp, nhân dân trên địa bàn đa số là sản xuất nông nghiệp nên họ dùng mọi nguồn lực để đầu tư, phát triển sản xuất. Vì vậy, nhu cầu vay vốn phục vụ tiêu dùng đời sống là không cao.
* Cơ cấu dư nợ tín dụng theo nhóm nợ:
Trong giai đoạn từ năm 2013 -2017, Chi nhánh tăng trưởng tín dụng có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo chất lượng, khả năng quản lý, phù hợp với tăng trưởng nguồn vốn. Bên cạnh đó, chi nhánh nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định, theo dõi giám sát khoản vay, tăng cường chất lượng việc thu thập thông tin, công tác quản lý nợ, xử lý nợ. Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát, năng lực đánh giá tài sản đảm bảo, giảm thiểu tồn thất khi xảy ra rủi ro, tăng cường công tác xử lý nợ xấu, nợ đã XLRR ngay từ đầu năm khi hộ vay có nguồn thu nhập từ thu hoạch cây cà phê, hồ tiêu… Dư nợ nhóm 1 tăng 938 tỷ đồng so với năm 2013 và chiếm tỷ trọng lớn lên đến 98% tổng dư nợ năm 2017; trong khi đó tỷ trọng các nhóm nợ còn lại đều giảm, đặc biệt là nợ nhóm 2 trong các năm trước ở mức cao
nhưng đến cuối năm 2017 tỷ trọng giảm xuống chỉ còn 1,86% tổng dư nợ năm 2017.
Nhờ làm tốt công tác xử lý nợ quá hạn phát sinh, nợ xấu và quản lý dư nợ tín dụng hiệu quả nên tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2017 chỉ còn 0,12%, năm 2013 tỷ lệ này là 0,99% (Số liệu chi tiết tại Phụ lục 2.1)
Đạt được kết quả như trên là nhờ sự cố gắng của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên toàn chi nhánh trong tất cả các nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng. Mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động, nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh thua lỗ, khách hàng vay vốn gặp khó khăn nhưng chi nhánh vẫn đạt được lợi nhuận khá cao và đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động tín dụng luôn ở mức an toàn, thực hiện tốt những chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Nhờ vậy mà hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh huyện Đak Đoa Đông Gia Lai trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.