Từ những lý luận và thực tiển có thể rút ra những bài học chủ yếu cho quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam như sau :
- Một là: Quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng là phương thức quản lý cần thiết, hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu sinh kế ở các vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với tập quán truyền thống, điều kiện sản xuất và thị trường kém phát triển, trình độ quản lý còn thấp. Các sản
phẩm từ rừng chủ yếu được sử dụng cho tiêu dùng trong cộng đồng như gỗ để làm nhà, củi đốt, khai thác lâm sản ngoài gỗ. Rừng được quản lý theo truyền thống được quy định trong hương ước của cộng đồng.
- Hai là : Quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng sẽ thành công khi kết hợp hài hoà giữa lợi ích người dân - cộng đồng- nhà nước.
- Ba là : Thái độ, sự tham gia của người dân là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng.
- Bốn là : Quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng cần phải được phối hợp với các phương thức quản lý khác mà trước hết là phương thức quản lý dựa vào chính sách thể chế của Nhà nước, phương thức phát huy mọi tiềm năng nội lực của các thành phần trong cộng đồng.
Nhìn chung, quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng là một vấn đề tổng hợp và phụ thuộc nhiều vào khuôn khổ thể chế, chính sách của từng quốc gia, từng địa phương. Do vậy, không thể sao chép nguyên vẹn một mô hình nào từ nơi này sang nơi khác. Tuy nhiên, việc chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ những bài học thành công hay thất bại trong cả nước và khu vực là rất cần thiết trong bối cảnh chính sách lâm nghiệp đang cải cách và hoàn thiện như hiện nay. Điều đáng chú ý là phải có những nghiên cứu tổng hợp đánh giá và đúc kết kinh nghiệm, bổ sung và xây dựng những chính sách mới phù hợp cho mỗi vùng.
Vì vậy quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng được xem như nền tảng của sự phát triển vì nó đảm bảo đáp ứng được những nhu cầu lợi ích cho cộng đồng, góp phần xoá đói giảm nghèo và khắc phục được tình trạng khánh kiệt tài nguyên trong những phương thức sử dụng kém bền vững.
Đề tài tập trung phân tích đánh giá sâu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, phong tục tập quán, kiến thức, thể chế bản địa và đánh giá thực trạng công tác bảo vệ rừng trên địa bàn huyện, đồng thời đánh giá mức độ đe doạ, mối quan tâm và khả năng hợp tác của các bên liên quan trong, ngoài cộng đồng đến công tác bảo vệ rừng cũng như đánh giá tiềm năng quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng.
Chƣơng 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Đakrông.
2.1.1. Vị trí địa lý
Đakrông là huyện miền núi nằm phía Tây Nam tỉnh Quảng Trị, có vị trí địa lý từ 160 27’55’’ đến 16 0 49’12’’ vĩ độ Bắc; 1070 14’15’’ đến 1070 14’15’’ kinh độ Đông
Phía Bắc giáp huyện Gio Linh và Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Phía Đông giáp huyện Triệu Phong và Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.
Phía Tây giáp huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Huyện có vị trí địa lý kinh tế quan trọng không chỉ đối với tỉnh Quảng trị mà còn với cả khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước. Trên địa bàn huyện có mạng lưới giao thông đường bộ đi qua như Quốc lộ 9, đường xuyên Á nối Việt Nam – Lào – Thái Lan – Mianma và đường Hồ Chí Minh huyền thoại là tuyến đường xuyên Việt, nối hệ thống cảng biển với các cửa khẩu Lao Bảo, La Lay, A Lưới... Ngoài ra, huyện có hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là tiềm năng dồi dào tạo ra thế mạnh không những trong việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện mà còn là cầu nối cho sự phát triển các địa phương khác.
2.1.2. Địa hình, địa mạo
Nhìn chung, địa hình của huyện là đồi núi bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, và hệ thống sông Đakrông và sông Quảng Trị (Ba Lòng). Đỉnh cao nhất là đỉnh Kovaladut 1.251m so với mắt nước biển nằm ở phía Đông Nam huyện, thấp nhất là bãi bồi ven sông Đakrông, đoạn chảy qua Ba Lòng với chiều dài 25km. Toàn huyện có ba dạng địa hình chính:
- Dạng thung lũng hẹp được phân bố ở các xã Hướng Hiệp, Mò Ó, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc và một số ở Tà Rụt. Dạng địa hình này tương đối bằng phẳng thích hợp cho việc phát triển cây nông nghiệp.
- Dạng địa hình đồi núi thấp có độ dốc 8-200m với độ cao địa hình từ 150-300m được phân bố chủ yếu ở các xã phía Bắc và Đông Bắc huyện, địa hình này thích hợp để phát triển cây lâu năm như cây ăn quả, mít, hồ tiêu...
- Dạng địa hình đồi núi cao, có độ cao địa hình trung bình 600-800m. Dạng này được phân bố hầu hết ở các xã trong huyện nhưng nhiều nhất là các xã Ba Nang, Tà Long, Húc Nghì, A Vao, Tà Rụt, A Bung, A Ngo. Đây là vùng địa hình đa phần thích nghi cho phát triển lâm nghiệp.
2.1.3. Đặc điểm khí hậu
* Chế độ nhiệt: Huyện Đakrông chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới - gió mùa, quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 240
C, cao hơn nhiệt độ của huyện Đakrông và huyện A Lưới 2-30C, chế độ nhiệt của Đakrông nhìn chung ảnh hưởng bơi độ cao địa hình.
* Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân 2.375 mm/năm. (các xã phía nam có lượng mưa lớn hơn 300-400mm). Lượng mưa phân bố không đều, 86% tổng lượng mưa tập trung vào các tháng 9, 10, 11. Đây là tác nhân hàng đầu gây rửa trôi, xói mòn đất, đặc biệt đối với địa bàn vùng là nơi có diện tích đất có độ dốc lớn chiếm tỷ lệ khá cao. Ngoài ra, còn gây ngập úng cho khu vực đất thấp. Đây là yếu tố giảm đáng kể độ màu mỡ và tầng dày của đật, hạn chế không ít tới việc khai thác sử dụng cho phát triển các hệ thống canh tác. Thời kỳ mưa lại trùng với thời kỳ nắng nóng, lượng bốc hơi lớn, độ ẩm không khí thấp gây khô hạn nặng trên diện rộng, hạn chế khả năng gieo trồng, năng suất các loài cây trồng bị giảm đáng kể.
* Gió: Đakrông chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, trung bình 45- 50 ngày/năm, thời kỳ có gió nóng độ ẩm hạ thấp, lượng bay hơi lớn, nền nhiệt cao ảnh hưởng đến phát triển cây trồng, gây nguy cơ cháy rừng lớn.
Do chịu tác động của các yếu tố độ cao và sự phân chia địa hình nên Đakrông có thể chia ra 2 tiểu vùng khí hậu mang những sắc thái khác nhau:
-Tiểu vùng khí hậu phía Bắc của huyện (dọc đường 9 và đường 14) chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt thấp vào mùa lạnh do ảnh hưởng của gió Đông Bắc. Nền nhiệt bình quân cả năm tương đối cao (24,80
C).
- Tiểu vùng phía Nam huyện (đường Hồ Chí Minh) cũng như tiểu vùng phía Bắc chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do độ cao địa hình và thảm thực vật rừng còn nhiều nên lượng mưa hàng năm, độ ẩm không khí lớn hơn tiểu vùng phía bắc. Nền nhiệt trung bình cả năm thấp hơn tiểu vùng trên 3,30
C.
2.1.4. Tài nguyên nước:
* Nguồn nước mặt:
Nguồn nước mặt trong vùng rất phong phú, hệ thống sông suối khá đều có hai sông lớn chảy qua: sông Quảng Trị và sông Đakrông.
+ Hệ thống sông Quảng Trị: Sông Quảng Trị được hợp lưu của hai con sông chính là sông Đakrông và sông Rào Quán, chiều dài chảy qua huyện 38km, qua các xã Đakrông, Mò Ó, Triệu Nguyên, ba Lòng, Hải Phúc.
+ Hệ thống sông Đakrông: Sông Đakrông được bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn phía Nam và Đông Nam huyện, qua các xã A Bung, A Ngo, Tà Rụt, Húc Nghì, Tà Log, ba nang và Đakrông với chiều dài 85 km.
Ngoài hệ thống sông lớn trên, phía bắc (xã Hướng Hiệp) có suối Khe Duyên đổ ra sông Trịnh Hinh (Cam Lộ) và các ao hồ sông suối nhỏ. Tuy nhiên lưu lượng nước mùa kiệt của hệ thống khe suối này khá nhỏ.
* Nguồn nước ngầm: Nhìn chung nguồn nước trong vùng khá phong phú nhưng có một số hạn chế do địa hình dốc, lòng sông sâu nên việc khai thác, sử dụng nguồn nước mặt rất khó khăn, nguồn nước ngầm phân bố sâu đòi hỏi phải đầu tư đáng kế mới có thể khai thác đưa và sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên phía hạ lưu sông Quảng Trị (đoạn chảy qua Triệu
81%
3%16% Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp Đất chƣa sử dụng
Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc) lòng sông rộng, sâu, nhân dân sử dụng vào vận tải đường sông khá thuận lợi.
2.1.5. Tài nguyên đất
Trong các loại đất trên địa bàn huyện Đakrông, nhóm đất dạng địa hình gò, đồi, núi chiếm tỷ lệ lớn so với diện tích tự nhiên và gồm 7 loại đất chính là: Đất phù sa được bồi, đất nâu vàng trên đất phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đất đá sét, đất nâu tím trên đá sét, đất đỏ vàng trên đá biến chất, đất vàng trên đá cát và đất vàng đỏ trên đá macma acid.
Biểu 2.1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Đakrông 2018
TT Mục đích sử dụng Tổng diện tích các loại đất (ha ) Cơ cấu Tổng diện tích tự nhiên 122.467,48
1 Đất Nông nghiệp 99.685,48 81,4% diện tích tự nhiên 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 17.823,5 17,87% đất nông nghiệp 1.2 Đất lâm nghiệp 81.851,61 82,11% đất nông nghiệp 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 10,37 0,01% đất nông nghiệp
2 Đất phi nông nghiệp 3.142,95 2,57% diện tích tự nhiên 3 Đất chưa sử dụng 19.638,78 16,03% diện tích tự nhiên
Nguồn: Phòng TN-MT huyện Đakrông 2018
Biểu đồ 2.1: Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Đakrông
Nhìn chung đất đai của Đakrông phù hợp với nhiều nhóm cây trồng khác nhau, song hiện nay nhiều diện tích đất đã và đang bị suy thoái do thảm thực vật bị tàn phá nặng nề và những tập quán canh tác lạc hậu, quảng canh bóc lột đất. Do vậy cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các mô hình canh tác hợp lý trên đất dốc, trồng rừng phòng hộ để bảo vệ đất sử dụng hiệu quả, lâu dài.
2.1.6 Tài nguyên rừng
Đakrông hiện có 80.022,94 ha rừng, độ che phủ chiếm 64,72% (Chi tiết tại Phụ biểu 3); Hiện nay trên địa bàn huyện Đakrông, trong số 1.452 loài thực vật, đã ghi nhận được 38 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, 40 loài trong Sách đỏ Thế giới; hệ động vật xương sống có 401 loài (91 loài thú, 193 loài chim, 32 loài bò sát, 17 loài lưỡng cư, 71 loài cá). Tuy nhiên trong những năm qua nguồn tài nguyên này có xu hướng giảm sút, nhiều loài thú quý hiế có xu hướng tuyệt chủng trên địa bàn (gấu, hổ…) cùng với việc tái tạo vốn rừng, nguồn động vật hoang dã quý hiếm cũng cần được bảo vệ chặt chẽ vì đây là nguồn tài nguyên có giá trị cao vệ nhiều mặt không dễ tái tạo, phát triển.
Biểu 2.2: Diện tích rừng và đất rừng huyện Đakrông phân theo mục đích sử dụng 2018 Phân loại rừng Diện tích có rừng Đặc dụng Phòng hộ (Đầu nguồn) Sản xuất Rừng ngoài quy hoạch 80022,94 36990,26 15806,55 26861,48 364,65 I. RỪNG THEO NGUỒN GỐC 79265,83 36926,64 15796,34 26203,99 338,86 1- Rừng tự nhiên 71659,32 35658,4 15475,81 20464,77 60,34 - Rừng nguyên sinh 0 0 0 0 0 - Rừng thứ sinh 71659,32 35658,4 15475,81 20464,77 60,34 2,Rừng trồng 7606,51 1268,24 320,53 5739,22 278,52 II, RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU
KIỆN LẬP ĐỊA 79265,83 36926,64 15796,34 26203,99 338,86 1, Rừng trên núi đất 78471,96 36789,21 15619,49 25725,75 337,51 2, Rừng trên núi đá 793,87 137,43 176,85 478,24 1,35 III, RỪNG THEO LOÀI CÂY 71659,32 35658,4 15475,81 20464,77 60,34 1, Rừng gỗ 71625,95 35658,4 15475,81 20431,4 60,34
2, Rừng tre nứa 33,37 0 0 33,37 0
IV, ĐẤT QUY HOẠCH PHÁT
TRIỂN RỪNG 38018,98 6493,94 7810,77 23680,29 33,98 1, Đất có rừng trồng chưa đạt
tiêu chí thành rừng 757,11 63,62 10,21 657,49 25,79 2, Đất có cây gỗ tái sinh chưa
đạt tiêu chí thành rừng 14041,51 2979,39 3400,28 7661,84 0 3, Đất có cây bụi thảm cỏ 17935,95 2060,93 3530,99 12337,07 6,96
4, Núi đá 33,3 0 0 33,3 0
5, Đất có cây nông nghiệp, nuôi
trồng thủy sản 3531,87 1291,9 415,02 1824,95 0 6, Đất khác 1719,24 98,1 454,27 1165,64 1,23
2.1.7. Tài nguyên khoáng sản
Đakrông có nhiều khoáng sản quý và có trữ lượng lớn gồm:
- Vàng ở A Vao, Tà Long, A Ngo, A Bung nằm ở dạng quặng chính: Các đới biến chất nhiệt dịch chồng lên các đới milonit giàu Sulphur và các đai mạch thạch anh – sulphur phân chia hai đới cấu trúc địa tầng A Vương và A Lin rất có triển vọng khai thác công nghiệp.
- Mỏ nước khoáng tự nhiên ở Đakrông có lưu lượng 1,7 l/s, cố nhiệt độ bình quân 53 0C, độ PH = 7
2.1.8. Tài nguyên nhân văn
Trong lịch sử vùng đất Đakrông từng thuộc các huyện Hướng Hóa, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong. Do ảnh hưởng của chiến tranh, yêu cầu cách mạng nên nhiều lần tách ra hợp vào. Đakrông là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa thời tiền sử. Qua các phát hiện khảo cổ đã tìm thấy nhiều dấu vết của thời kỳ đá mới thuộc văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn ở Đakrông. Ở đây còn phát hiện nhiều dấu vết của nền văn hóa đồ đồng như rìu đồng, giáo đồng, lưỡi câu đồng và một số đồ trang sức... Những dữ kiện nói trên chứng tỏ Đakrông có bề dày trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.
Dân cư ở đây không chỉ có người Chăm mà gồm cả đồng bào dân tộc ít người như Vân Kiều, PaCô cùng người kinh định cư lâu đời. Từ 1831 khi nhà Nguyễn thành lập tỉnh Quảng Trị thì Đakrông chính thức thuộc về tỉnh Quảng Trị. Mặc dù có nhiều thành phần dân tộc nhưng trải qua quá trình chung sống, đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm các dân tộc huyện Đakrông đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể tách rời của cộng đồng cư dân Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng.
Sau khi người Kinh đến sinh sống cùng, nơi đây đã trở thành một cộng đồng cư dân mới hết sức đoàn kết và gắn bó cùng nhau tồn tại và phát triển.
2.1.9. Thực trạng môi trường
* Thực trạng môi trường không khí:
máy công nghiệp; độ che phủ của rừng chiếm gần 63%. Một vài khu vực đông dân cư nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, các khu vực tập trung chất thải của người và gia súc; hay những đoạn đường có chất lượng mặt đường kém thường xảy ra tình trạng ô nhiệm không khí tuy nhiên chỉ mang tình cục bộ.
* Thực trạng môi trường đất:
Tập quán canh tác của người dân huyện Đakrông đang làm cho chất lượng môi trường đất ngày càng suy giảm, bị thoái hóa do xói mòn, rửa trôi, mất chất hữu cơ, khô hạn...dẫn đến nhiều vùng đất bị cằn cỗi, giảm năng suất, sản lượng, cây trồng.
Môi trường đất tại các thị trấn, thị tứ trong huyện cũng đang có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ do nước thải sản xuất, sinh hoạt không qua xử lý và tiêu thoát bằng cách ngấm tự nhiên xuống đất. Ngoài ra, tại các khu vực chứa rác chất lượng môi trường đất cũng bị ô nhiễm và suy thoái do các chất gây ô nhiễm trong nước rác thấm xuống.
Đặc biệt, việc sử dụng thuộc bảo vệ thực vật cho cây trồng trong nông nghiệp, việc khai thác không đi kèm với phục hồi đất trong lâm nghiệp cũng làm cho môi trường đất bị suy thoái
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế