Ảnh hưởng của phong tục tập quán, kiến thức và thể chế bản địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn huyện đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 48 - 58)

cộng đồng liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng

Theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, Việt Nam có hơn 50 dân tộc thiểu số, phần lớn sinh sống ở miền núi. Trước đây, với tập quán làm nương rẫy là phổ biến thì tài nguyên quan trọng nhất đối họ là rừng và đất rừng. Tuy có sự khác nhau, nhưng nét chung nhất trong việc quản lý đất đai, tài nguyên của các đồng bào dân tộc thiểu số là quản lý cộng đồng theo thôn.

Thôn, bản là đơn vị xã hội truyền thống, cơ bản trong nông thôn, cấu thành đơn vị hành chính cơ sở, tương đối độc lập, có tính ổn định cao; là cộng đồng dân cư tự nhiên của các tộc người có mối quan hệ ràng buộc, bởi có chung các yếu tố như:

- Chung nơi cư trú, trong đó có rừng, sông suối, bãi chăn thả, nguồn nước… trong phạm vi của thôn.

- Chung tôn giáo, tín ngưỡng, mọi người đều thờ cúng chung thổ thần, thần linh hoặc thành hoàng làng của thôn, các thổ thần, thần linh là vị thần bảo hộ cho đời sống của toàn cộng đồng.

- Chung văn hóa, biểu hiện rõ nét ở ngôn ngữ và tập quán thống nhất của cộng đồng.

- Mỗi thôn, đều quản lý một diện tích đất đai nhất định. Ranh giới thường căn cứ vào sông suối, khe núi, mảnh đất, tảng đá, vạt ruộng mà cư dân trong thôn canh tác từ lâuđời... Có thể có những đường ranh giới chỉ mang tính ước lệ nhưng đều được các cộng đồng láng giềng công nhận và tôn trọng. Ranh giới này thường do người già hoặc người có công khai phá vùng đất đó hoạch định. Địa vực của thôn không phải chỉ là khu vực đất cư trú (đó chỉ là một phần đất của thôn), mà thường bao gồm: Đất ở; đất canh tác là những phần rừng đã được khai phá đưa vào canh tác nương rẫy đang gieo trồng, ruộng, bãi...; đất dự trữ là những cánh rừng sẽ được khai phá trong những mùa rẫy sắp tới và những rẫy cũ đang bỏ hóa; Đất cấm canh tác là những rừng nguồn nước, rừng trên chóp núi để giữ nước, chống xói mòn rẫy và những khu rừng làm nơi chôn cất người chết, rừng thờ cúng (rừng thiêng); Rừng sử dụng vào các mục đích lấy gỗ, lâm sản, săn bắn...; Bến nước, nơi đánh bắt cá...

Đất đai, tài nguyên thuộc công cộng là sở hữu của tất cả các thành viên trong thôn. Mọi thành viên đều được bình đẳng trong việc khai thác sử dụng theo quy ước của thôn, dưới sự điều hành của già làng, trưởng thôn mà người ngoài cộng đồng không được vi phạm.

Đặc trưng của luật tục là chứa đựng các quy tắc ứng xử chung, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số, được cộng đồng bảo đảm thực hiện. Nội dung của luật tục gồm một hệ thống phong phú các quy phạm xã hội phản ánh các chuẩn mực của phong tục tập quán, ý chí, nguyện vọng của cộng đồng dân cư. Luật tục là một sản phẩm

của xã hội cổ truyền, gắn với cơ cấu xã hội mà ở đó gia đình, thôn giữ vai trò then chốt trong hệ thống xã hội. Luật tục đã từng phát huy vai trò liên kết cộng đồng và điều hòa mối quan hệ con người với con người và con người với thiên nhiên. Thôn, bản là môi trường để vận hành luật tục. Luật tục với ý nghĩa là tri trức dân gian về quản lý cộng đồng, được sinh ra từ nội tại cộng đồng và được các thành viên tự nguyện, tự kiểm soát lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Môi trường vận hành của luật tục truyền thống là cộng đồng dân cư tự nhiên tức là các thôn và đôi khi còn ở phạm vi liên thôn. Việc vận hành luật tục còn gắn với họat động tín ngưỡng, vào dịp cúng thổ thần, thần linh đầu năm người ta thường nhắc lại những quy ước trước đông đủ các chủ hộ thành viên cộng đồng.

Luật tục thường thiên về đề cao trách nhiệm của các thành viên trong thôn và dẫu có hình thức phạt nhưng thường là hợp lý, hợp tình. Luật tục có thể coi là biểu hiện thái độ ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên và đối với cộng đồng xã hội. Nó được hình thành trong quá trình phát triển của dân tộc trên cơ sở những kinh nghiệm tích lũy từ đời này sang đời khác, được bổ sung qua nhiều thế hệ và trở thành hình thái văn hóa- pháp luật đặc biệt của một dân tộc, giúp dân tộc đó phát triển một cách bền vững, lâu dài. Bởi vậy, luật tục của một dân tộc cũng chứa đựng những yếu tố hợp lý đặc biệt trong không gian xã hội văn hóa riêng của dân tộc đó.

Một đặc điểm hết sức nổi bật của luật tục là vai trò của già làng, trưởng thôn, trưởng dòng họ được đề cao. Họ là những người có uy tín, có kinh nghiệm trong ứng xử xã hội, trong sản xuất và xử lý những vướng mắc trong cộng đồng. Họ không chỉ giữ vai trò quan trọng trong duy trì trật tự đối với công việc chung của dòng họ mà còn đối với cuộc sống của mỗi gia đình. Ở nhiều nơi trưởng dòng họ lớn thường được coi là đại diện của cộng đồng. Giữa luật tục và vai trò của họ có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Luật tục

của các dân tộc đều công nhận và là cơ chế bảo đảm vị trí, vai trò của các già làng trưởng thôn và ngược lại, họ là người áp dụng luật tục để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong đời sống của nội bộ cộng đồng.

Kiến thức và thể chế bản địa là những luật tục, luật lệ, hương ước của cộng đồng, là những nguyên tắc, quy tắc xử sự trong cộng đồng thể hiện ý chí, nguyện vọng của cộng đồng hoặc người có uy tín trong cộng đồng, nó được các người dân trong cộng đồng chấp thuận xây dựng nên và thực hiện nghiêm túc. Sự phát triển hệ thống kiến thức bản địa bao trùm mọi khía cạnh trong cuộc sống, trong đó bao gồm cả lĩnh vực quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nó là vấn đề tồn tại của con người ở từng địa phương.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu điểm ở thôn Pa Tầng, thôn Tà Lềng, thôn Làng Cát thuộc xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị với cộng đồng dân tộc gồm Vân Kiều, Pa Kô thì nhận thấy rằng, trong quá trình lao động, sản xuất đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ, nhưng vẫn giữ được bản sắc và đã hình thành một kho tàng phong tục, tập quán, kiến thức bản địa nói chung, về quản lý bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng nói riêng. Các phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa đã được cộng đồng quy định để duy trì, phát huy kiến thức truyền thống tốt đẹp của thế hệ trước và có cải tiến những phong tục tập quán mang tính cũ kỹ, cổ hủ để áp dụng vào cuộc sống, lao động, sản xuất hàng ngày, cụ thể:

4.1.2.1. Canh tác nương rẫy

Canh tác nương rẫy là hình thái nông nghiệp cổ xưa nhất, đó là phương thức “phát, đốt, cốt, trỉa”. Vấn đề nương rẫy, canh tác trên đất dốc của đồng bào miền núi đã hình thành, tồn tại hàng nghìn năm và là một loại hình canh tác truyền thống. Trong một chừng mức nào đó thì nương rẫy không phải là nguy cơ phá rừng tự nhiên mà nó góp phần ổn định tình hình dân cư sinh

sống, tạo nguồn lương thực tại chổ đảm bảo an ninh lương thực. Ở huyện Đakrông theo số liệu thống kê hiện có 4.988 hộ dân tộc Vân Kiều, 2.759 hộ dân tộc Pa Cô, 11 hộ dân tộc khác thuộc 14 xã, thị trấn với diện tích 17.823,5 ha. Phương thức canh tác nương rẫy chủ yếu là quảng canh, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, có những nương rẫy cách nhà từ 5 - 10km, các phương thức chủ yếu là:

- Canh tác nương rẫy tiến triển: Nương rẫy chỉ được canh tác trong một số năm đến khi đất bạc màu (2-3 năm) sẽ bỏ rẫy.

- Canh tác nương rẫy quay vòng: Theo phương thức này nương rẫy được canh tác trong một số năm, khi đất bạc màu thì bỏ hoá và chuyển sang canh tác tại vùng khác, đến khi trạng thái thực bì và đất được phục hồi tự nhiên (khoảng 3 - 5 năm) thì quay lại rẫy cũ để canh tác. Vì vậy việc làm các rẫy mới luôn tiềm ẩn nguy cơ xâm hại rừng để có đất làm rẫy.

Từ nguồn ngân sách Nhà nước và sự hỗ trợ của dự án, từ năm 2001 đến 2019, Hạt Kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy cho 3.575 hộ ở 68 thôn với 6.165 ha đã góp phần ổn định đất sản xuất nương rẫy, hạn chế du canh, lấn chiếm đất rừng. Qua điều tra ở cộng đồng 3 dân tộc trên, sản lượng lương thực thu được từ sản xuất nương rẫy đáp ứng từ 50 – 55% nhu cầu lương thực trong cuộc sống hàng ngày của họ. Thời gian phát nương tập trung diễn ra từ tháng 1- 4, phương thức gieo trồng là “phát, đốt, cốt, trĩa” với những giống lúa truyền thống nên năng suất còn rất thấp. Khi đốt thực bì để sản xuất nương rẫy, người dân luôn có ý thức PCCCR như đốt ngược theo chiều gió, đốt từ trên cao xuống, một số hộ đã tạo băng phân cách để đề phòng khả năng lửa cháy lan vào rừng. Tuy nhiên do bất cẩn hoặc không kiểm soát được nên cũng đã xảy ra một số vụ cháy lan vào rừng.

4.1.2.2. Khai thác gỗ, lâm sản để phục vụ cuộc sống

Cộng đồng thôn, bản tại địa điểm nghiên cứu có tập quán và thói quen vào rừng để khai thác gỗ về làm nhà, lấy củi để đun nấu, và sử dụng để làm vật liệu khác phục vụ cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, qua điều tra thấy rằng 100% hộ gia đình có sử dụng gỗ, và các sản phẩm từ rừng. Đối với người Pa kô và Vân Kiều thì nhu cầu sử dụng củi đun để phục vụ sinh hoạt là rất lớn, trung bình mỗi ngày họ đốt khoảng 0,2 – 0,3 ste củi để nấu nướng, sưởi ấm. Tất cả các vật liệu để làm các vật dụng phục vụ trong gia đình đều làm bằng gỗ.

Ngoài việc sử dụng gỗ và lâm sản tại chỗ, do nhu cầu thị trường và sự lôi kéo của một số đầu nậu nên một số người dân lén lút vào rừng khai thác trái phép gỗ đem về bán cho tư thương, vì vậy các hoạt động trên cũng đã gây ảnh hưởng khó khăn rất lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.

4.1.2.3. Săn, bẫy động vật rừng

Cộng đồng dân tộc Pakô và Vân Kiều có các hoạt động mang tính thói quen và tập quán như: Săn, bắt, bẫy động vật rừng. Trước đây họ chủ yếu săn bắt bằng bẫy để cung cấp thực phẩm trong gia đình theo lối tự cung, tự cấp nhưng ngày này do ảnh hưởng của kinh tế thị trường nên đối với các loài động vật có giá trị kinh tế cao sẽ được bán cho các quán đặc sản hoặc các tư thương từ dưới xuôi lên. Theo số liệu thu thập từ Hạt Kiểm lâm của huyện, từ năm 2016 đến năm 2018, Hạt đã tịch thu 66 cá thể, 75 kg động vật và sản phẩm động vật hoang dã…. Đây là mối đe doạ, khó khăn để quản lý bảo vệ các loài động vật rừng trên địa bàn huyện.

4.1.2.4. Ý thức bảo vệ rừng thiêng, rừng ma

Các dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa kô và các dân tộc ít người từ trước đã tồn tại một hình thức quản lý bảo vệ rừng dựa vào phong tục và tín ngưỡng. Rừng có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống và tâm linh. Luật tục của người Vân Kiều, Pakô quy định không được phát rẫy tại các khu rừng sau đây:

- Rừng đầu nguồn: Đây là khu rừng thuộc sở hữu chung của nhiều làng, cấm không được phát rẫy để giữ nguồn nước. Ai vi phạm bị phạt bằng cảnh cáo, giáo dục. Không cấm săn bắn khai thác mây, đót. (lâm sản ngoài gỗ).

- Rừng thiêng: có các loại như sau:

+Kốh Sã: Là khu rừng thuộc sở hữu chung của nhiều làng bản. Đây là khu rừng dùng vào thờ cúng thường xuyên. Vì vậy, cấm không được phát rẫy, không được nói tục trong rừng này. Ai vi phạm phải nộp phạt bằng trâu bò. Không cấm săn bắn và khai thác lâm sản ngoài gỗ.

+ Kôh tâng Kỉn: Cũng là khu rừng thuộc sở hữu chung của nhiều làng bản. Không được phát rẫy, săn bắn, khai thác lâm sản, không được đại tiểu tiện. Ai vi phạm phải nộp phạt bằng trâu bò. Khi săn được cọp hoặc khi hai làng có xích mích cần hòa giải, đồng bào thường tổ chức lễ cúng rất lớn, lễ vật có lợn gà, rượu thịt.

+ Trạm Kanéa: Đây là khu rừng nhỏ thuộc sở hữu riêng của từng làng bản. Rừng này là nơi dân làng bản tổ chức cúng hàng năm để cầu xin ma rừng phù hộ cho con người. Đồng bào quan niệm rằng khu rừng này là nơi trú ngụ của ma rừng nên cấm không được phát rẫy, không được săn bắn, lấy mây đót, không được đại tiểu tiện, không được bẻ cây cối. Ai vi phạm phải nộp phạt bằng trâu bò.

+ Rừng độc: Là loại rừng có cây đa, cây dâu, cây xoài. Loại rừng này cũng không được phát rẫy. Ai vi phạm phải nộp phạt bằng lợn, gà trống dê để dùng làm lễ vật tạ tội với thần linh.

Qua những dẫn chứng trên cho thấy, các dân tộc thiểu số đều có tập quán quản lý đất đai và tài nguyên theo cộng đồng. Những tập quán ấy là một phần luật tục cổ truyền của cộng đồng dân tộc giúp họ quản lý cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát triển. Nếu ai không chấp hành sẽ bị tách khỏi cộng đồng, không cho tham gia các sinh hoạt, đây là điều mà các thành viên trong cộng đồng ngại nhất.

4.1.2.5. Ý thức chấp hành pháp luật và các quy ước, hương ước

Trược đây thực hiện Thông tư số 56/1999/TT-BNN-KL và Thông Tư 70/2007/TT-BNN của Bộ NN&PTNT và nay là Quyết định 22/2018/QĐ-TTg, Kiểm lâm địa bàn đã hỗ trợ cộng đồng xây dựng được 79 quy ước bảo vệ rừng ở từng thôn bản. Việc xây dựng Quy ước của thôn bản là do một số người già có kinh nghiệm thu thập các tài liệu, bàn bạc và soạn thảo phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn để ràng buộc mọi người chấp hành dưới sự hỗ trợ của Kiểm lâm địa bàn và cán bộ tư pháp xã. Cụ thể trình tự xây dựng như sau:

Bước 1: Trưởng thôn phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận tổ chức Hội nghị của thôn lấy ý kiến về chủ trương xây dựng quy ước và những nội dung cơ bản dự kiến quy định trong quy ước.

Bước 2: Lấy ý kiến dự thảo quy ước

Dự thảo quy ước trước khi đưa ra cộng đồng dân cư thôn phải được niêm yết công khai tại điểm sinh hoạt cộng đồng bảo đảm thuận tiện để hộ gia đình, cá nhân trong thôn tiếp cận, tìm hiểu và góp ý. Thời hạn niêm yết do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố quyết định nhưng ít nhất là 30 ngày kể từ ngày niêm yết.

Bước 3: Tổ chức họp đại diện hộ gia đình thông qua quy ước; Bước 4: UBND huyện phê duyệt quyết định công nhận quy ước

Quá trình trên thể hiện vai trò quan trọng của Ban quản lý thôn, hiểu biết của những người có kinh nghiệm trong cộng đồng cũng được coi trọng.

Sơ đồ 4.1: Quá trình xây dựng quy ƣớc bảo vệ rừng của thôn, bản

Gắn với việc xây dựng quy ước bảo vệ rừng, Kiểm lâm địa bàn còn tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng cho các hộ gia đình. Hàng năm hạt Kiểm lâm tổ chức đánh giá việc thực hiện và sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết mỗi người dân đều có ý thức chấp hành, tôn trọng Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn huyện đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)