Các giải pháp về tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn huyện đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 103 - 104)

Các cấp chính quyền, các chủ rừng phải xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch hoạt động và phương án bảo vệ rừng từng năm, từng giai đoạn trên phạm vi địa phương mình quản lý. Các chủ rừng cần chú trọng tăng cường lực lượng và trang thiết bị đủ mạnh để bảo vệ rừng, đồng thời có biện pháp quản lý hiệu quả đối với diện tích rừng đã được giao. Lực lượng kiểm lâm cũng cần phải được củng cố và đổi mới hoạt động nhằm làm tốt công tác tham mưu giúp chính quyền cơ sở xây dựng và triển khai các phương án, biện pháp, kế hoạch bảo vệ rừng. Duy trì và tổ chức hoạt động của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng có hiệu quả. Các cấp chính quyền, các ngành chức năng cần nhanh chóng triển khai thực hiện các chính sách về hưởng lợi của người dân từ rừng. Các biện pháp bảo vệ rừng phải được xây dựng trên cơ sở gắn với các hoạt động bảo vệ & phát triển rừng và hướng tới cộng đồng.

Một phương án bảo vệ rừng có tính khả thi, hợp lý và hiệu quả chính là biết lợi dụng nhiều yếu tố, kết hợp với nhiều bên tham gia, phương thức hoạt động đa dạng, chủ động, phù hợp với hoàn cảnh từng vùng, từng khu vực. Muốn vậy, phải xác định được các vùng trọng điểm, các điểm nóng về vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp để có phương án cụ thể.

Tuy nhiên do thực tế cấp thôn, bản không được công nhận là một cấp hành chính, nên không thể xem tổ bảo vệ rừng thôn, bản là một chủ thể pháp lý vì vậy trách nhiệm, quyền hạn của tổ bảo vệ rừng thôn, bản chỉ giới hạn trong thôn, bản và chỉ tác động đến các thành viên trong cộng đồng.

Tiếp tục triển khai hiệu quả các mô hình “đồng quản lý rừng” trên cơ sở phối hợp quản lý bảo vệ rừng rừng giữa các cộng đồng địa phương với các Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ. Mô hình “đồng quản lý rừng” tập trung vào nội dung chia sẻ lợi ích, quyền lực và trách nhiệm.

Tăng cường kiểm tra giám sát của các cơ quan chuyên môn như kiểm lâm, Nông nghiệp & PTNT, chính quyền cơ sở và sự hỗ trợ của các các nhà

tài trợ về kỹ thuật và vốn để thực hiện. Sau đó tổng kết đúc rút kinh nghiệm và nhân rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn huyện đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)