2.2.2.1. Dân số
Theo số liệu thống kê của đợt tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, đến tháng 4 toàn huyện có 10.274 hộ, 43.208 người, trong đó khu vực đô thị 4.732 người, khu vực nông thôn 38.476 người.
Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 67 người/ km2, song phân bố không đều chủ yếu tập trung ở thị trấn.
Về dân tộc, toàn huyện có 3 dân tộc chính, dân tộc Vân Kiều chiếm 51,42%, Pa Cô 27,54%, Kinh chiếm 20,84%, và dân tộc khác 0,2%.
Phần lớn các dân tộc thiểu số nhưng chiếm đa số trên địa bàn huyện có trình độ dân trí thấp, sống phân tán rải rác, sản xuất lạc hậu còn mang tính tự cung tự cấp.
2.2.2.2 Lao động - việc làm
Theo số liệu thống kê, năm 2018 dân số trong độ tuổi lao động của Đakrông có 22.254 lao động, chiếm 51,5% tổng số dân, trong khu vục thành thị chiếm 20,25% và khu vực nông thôn 79,75%, dân số chưa đến độ tuổi lao động 20.954 người chiếm 48,5% dân số toàn huyện. Như vậy dân số huyện Đakrông là dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, song chất lượng nguồn lao động nhìn chung còn thấp, số lao động đã qua đào tạo hiện nay mới chiếm khoảng 12% tổng số lao động.
Về cơ cấu, lao động nông – lâm nghiệp chiếm chủ yếu 93 % lao động phi nông nghiệp chiếm 7% tổng số lao động. Do tốc độ tăng dân số còn khá cao (1,84% năm 2010 ), tình trạng không có hoặc thiếu việc làm nhất là với
lực lượng lao động nông lâm nghiệp vẫn là vấn đề bức xúc cần được tập trung giải quyết.
2.2.2.3. Thu nhập và mức sống
Tình hình thu nhập và mức sống hiện nay phân thành hai vùng rõ rệt. Vùng dọc quốc lộ 9 do tài nguyên đất đai, giao thông thuận lợi hơn so với các vùng khác nên kinh tế phát triển mạnh, đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt, nhiều hộ có thu nhập từ 10 đến 15 triệu/người/năm trở lên. Trong khi đó ở khu vực vùng sâu vùng xa, vùng cao chưa thoát khỏi tình trạng thiếu đói cục bộ thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo theo tiêu chuẩn mới còn khá cao, chiếm 48,3%.
Có thể thấy, Đakrông có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu quốc tế, đặc biệt với Lào, Thái Lan và một số nước Đông Nam Á bằng đường bộ. Trên địa bàn có nhiều địa điểm như suối nước nóng Klu, khu danh thắng Đakrông, Chiến khu Ba Lòng...có lợi thế cho phát triển du lịch, dịch vụ cũng như hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội khác.
Đakrông có tiềm năng về khai thác khoáng sản có thể phát triển công nghiệp. Mật độ dân cư trên địa bàn còn thấp cũng là điều kiện để thu hút lao động có kỹ thuật và có trình độ thâm canh vào vùng góp phần tạo chuyển biến nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Khu kinh tế và cửa khẩu Quốc tế La Lay là động lực thu hút các doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh cũng như nước ngoài đầu tư phát triển các dịch vụ phụ trợ trong chuỗi Logistic từ Việt Nam qua Lào,
Với điều kiện tự nhiên không thuận lợi, Đakrông đối mặt với những thách thức không nhỏ trong phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đòi hỏi phải có đầu tư lớn; Ý thức trách nhiệm bảo vệ rừng của một bộ phận dân cư chưa cao, đời sống của đa số đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chủ yếu dựa vào rừng nên tình hình xâm hại rừng vẫn bị xâm hại. Điều này đặt ra cho công tác quản lý, bảo vệ rừng phải đảm bảo hài hòa lợi ích của dân với Nhà nước, giữa bảo tồn và phát triển rừng với phát triển kinh tế huyện nhà.
Chƣơng 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng quản lý bảo vệ rừng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần quản lý bảo vệ tài nguyên rừng bền vững dựa vào cộng đồng ở huyện Đakrông.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng Quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Đakrông và sự tham gia của cộng đồng vào việc quản lý bảo vệ rừng.
- Đánh giá vai trò của một số cộng đồng trên địa bàn xã Đakrông, huyện Đakrông đối với công tác quản lý bảo vệ rừng và xác định những nhân tố cản trở hoặc thúc đẩy cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ rừng.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả dựa vào cộng đồng.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
- Cộng đồng dân cư thôn, bản ở huyện Đakrông là chủ thể quản lý rừng cộng đồng và cộng đồng tham gia quản lý rừng).
- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và các đối tác liên quan đến quản lý bảo vệ rừng.
- Tài nguyên rừng của huyện Đakrông
- Luật pháp và chính sách của Trung ương, địa phương và phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa có liên quan đến quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa trên địa bàn huyện đến công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Phân tích, đánh giá các hình thức quản lý rừng và thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng của huyện.
- Đánh giá tiềm năng quản lý rừng của cộng đồng dân cư thôn, bản và phân tích mối quan tâm đến tài nguyên rừng và vai trò của các bên liên quan đến quản lý rừng cộng đồng.
- Đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả dựa vào cộng đồng ở huyện Đakrông.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp luận
Lý thuyết hệ thống sẽ được sử dụng như một cơ sở quan trọng về phương pháp luận của luận văn . Theo quan điểm này, rừng vừa một bộ phận của hệ thống tự nhiên vừa là bộ phận của hệ thống kinh tế - xã hội.
Rừng là một bộ phận của hệ thống tự nhiên, do sự tồn tại và phát triển của rừng phụ thuộc vào những quy luật tự nhiên, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong hệ thống tự nhiên, như đất đai, khí hậu, địa hình.
Rừng là một bộ phận của hệ thống kinh tế - xã hội vì sự tồn tại và phát triển của rừng gắn chặt với các hoạt động kinh tế của con người, như chặt phá rừng, khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng... Mặt khác, các hoạt động tác động vào rừng của con người lại phụ thuộc vào đời sống kinh tế, trình độ, nhận thức, phong tục tập quán. Bên cạnh đó, rừng có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố kinh tế thông qua cung cấp tài nguyên và mhững yếu tố khác cho hoạt động của con người.
Rừng là một thực thể sinh vật, sự tồn tại và phát triển của rừng phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động của con người. Hoạt động của con người theo hướng bảo vệ, phát triển hay tàn phá rừng luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố xã hội, như nhận thức về vai trò, tác dụng của rừng, ý thức chấp hành luật pháp của Nhà nước về bảo vệ rừng, trách nhiệm của cộng đồng, phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa về bảo vệ rừng.
Hiệu quả của các hoạt động quản lý bảo vệ rừng phụ thuộc vào những vấn đề thể chế và chính sách, như hoạt động của của hệ thống tổ chức Nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, chính sách giao đất, giao rừng, chính sách hưởng lợi từ rừng. Hiệu quả quản lý bảo vệ rừng còn phụ thuộc vào sự hiện diện và quan tâm đến tài nguyên rừng của tổ chức đoàn thể trong cộng đồng, của các đối tác và quy định của cộng đồng trong quản lý bảo vệ rừng. Các thành phần này hỗ trợ các cơ quan chức năng liên quan trong việc tuyên truyền vận động người dân, động viên và giám sát lẫn nhau trong việc thức hiện chính sách về quản lý bảo vệ rừng. Tổ chức và phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa cộng đồng sẻ gắn kết các thành viên đơn lẻ thành lực lượng đủ sức mạnh thực hiện những chương trình, kế hoạch quản lý bảo vệ rừng vì quyền lợi của các thành viên và cộng đồng. Bởi vậy việc phân tích ảnh hưởng của các yếu tố xã hội đến quản lý bảo vệ rừng là một nội dung quan trọng.
Khi cộng đồng dân cư thôn bản tham gia vào các hoạt động quản lý bảo vệ rừng là hoạt động trong hệ thống kinh tế - xã hội tác động tới hệ thống sinh thái tự nhiên.
3.4.2. Phương pháp kế thừa
- Kế thừa có chọn lọc những thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhân văn của khu vực nghiên cứu.
- Kế thừa các nghiên cứu của các nhà khoa học về quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng.
- Các tài liệu liên quan về quản lý bảo vệ rừng từ cơ quan chuyên ngành như: Phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Hạt Kiểm lâm huyện, Phòng tài nguyên – Môi trường, Phòng thống kê huyện, UBND xã trong khu vực nghiên cứu.
Các tài liệu kế thừa phải đảm bảo tính mới nhất, tính chính thống, tính đảm bảo độ chính xác cao.
3.4.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Nguyên tắc của chọn điểm nghiên cứu là đại diện tương đối cho khu vực nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn chọn điểm nghiên cứu là: Thành phần dân tộc, khả năng tiếp cận và địa hình.
Thành phần dân tộc là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến thói quen sử dụng tài nguyên rừng, đến sinh kế, hình thức tác động của cộng đồng, khả năng tiếp thu thông tin bên ngoài, dân tộc và tập tục văn hoá có thể ảnh hưởng đến quá trình đổi mới chấp nhận các kỹ thuật mới và sự tham gia vào các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy, thành phần dân tộc là yếu tố lựa chọn làm tiêu chí chọn thôn, bản nghiên cứu của đề tài.
- Tiêu chí chọn các xã, thôn, bản nghiên cứu:
+ Người dân trong xã có các hoạt động phụ thuộc vào tài nguyên như: Đất canh tác nông nghiệp, gỗ, củi, động vật và các tài nguyên khác.
+ Có các dân tộc ít người đang sinh sống (Vân Kiều, Pa Kô).
+ Có vị trí quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, có các hoạt động quản lý rừng cộng đồng và có ranh giới giáp ranh với các đơn vị ngoài huyện.
+ Chọn một số thôn bản điển hình để nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn chọn hộ gia đình để phỏng vấn: Các hộ gia đình là đại diện các dân tộc Pa Cô, Vân Kiều và phải có hộ khá, trung bình, nghèo theo tiêu chí của địa phương. Ở mổi thôn, bản chọn 30 hộ gia đình để phỏng vấn.
Trên cơ sở các tiêu chuẩn trên, chúng tôi chọn 3 thôn Tà Lềng, Làng Cát, Pa Tầng thuộc xã Đakrông, huyện Đakrông làm điểm nghiên cứu.
Biểu 3.1: Các điểm tiến hành nghiên cứu tại huyện Đakrông
TT Thôn
bản, Xã,
Huyện, tỉnh
Vị trí, vai trò liên quan đến hoạt động quản lý rừng Số hộ phỏng vấn Dân tộc 1 Thôn Tà Lềng, xã Đakrông Đakrông, Quảng Trị
Giáp ranh với rừng của Ban quản lý phòng hộ Hướng Hóa-Đakrông, BQL KBTTN Đakrông; Cộng đồng được giao rừng để quản lý bảo vệ và hưởng lợi 30 Vân Kiều 2 Thôn Làng Cát, xã Đakrông Đakrông, Quảng Trị
Nằm giáp ranh với xã Húc, huyện Hướng Hóa, xã Ba Nang huyện Đakrông; Cộng đồng được giao rừng để quản lý bảo vệ và hưởng lợi.
30 Vân Kiều 3 Thôn Pa Tầng, xã Đakrông Đakrông, Quảng Trị
Giáp ranh với rừng của Ban quản phòng hộ Hướng Hóa-Đakrông, Ban quản lý KBTTN Đakrông; Cộng đồng được giao rừng để quản lý bảo vệ và hưởng lợi
30 Vân Kiều
3.4.4. Phương pháp đánh giá
- Lập ô tiêu chuẩn điển hình trong khu vực rừng do cộng đồng quản lý để
đánh giá tài nguyên trong khu rừng được giao từ đó có biện pháp lâm sinh, quản lý bảo vệ rừng phù hợp.
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Được thực hiện để thu thập những thông tin bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, ảnh hưởng của các nhân tố này đến công tác quản lý bảo vệ rừng cũng như thuận lợi, khó khăn, nguy cơ, thách thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA): Được áp dụng để củng cố những thông tin thu thập được từ phương pháp kế thừa và phương pháp RRA. Đồng thời, xác định những phong tục, tập quán, kiến thức và thể
chế bản địa liên quan đến việc quản lý rừng, bảo vệ rừng và tiềm năng quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng cũng như vai trò của các bên liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, mâu thuẫn và khả năng hợp tác của các bên liên quan trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Theo phương pháp này, đề tài đã tổ chức những cuộc thảo luận nhóm với chủ đề tập trung vào những nội dung trên. Trong quá trình thảo luận, những người thực hiện đề tài giữ vai trò thúc đẩy và định hướng cuộc thảo luận, không đưa ra những ý kiến mang tính quyết định và không áp đặt tư tưởng của mình cho các thành viên tham gia thảo luận.
Ngoài ra, những người thực hiện đề tài còn thực hiện phỏng vấn cán bộ huyện, xã, các cơ quan để tìm hiểu rõ hơn nữa về tình hình quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn và phỏng vấn người dân để thu thập thông tin về các nguồn thu nhập có liên quan đến tài nguyên rừng (lúa nương, sản xuất nương rẫy, khai thác tài nguyên rừng, chăn thả gia súc) và tổng thu nhập để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp Học hỏi và Hành động có sự Tham gia (PLA) : Thông qua các cuộc tiếp xúc, thu thập số liệu người thực hiện đề tài đã học hỏi từ những người tham gia cũng như phát huy nội lực bởi những người tham gia trong khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Những người thực hiện đề tài đã tiến hành phỏng vấn cán bộ xã, cán bộ của các cơ quan có kinh nghiệm trong quản lý bảo vệ rừng, từ đó làm cơ sở để phân tích, đề xuất các giải pháp hợp lý, có hiệu quả hơn.
-Phương pháp cho điểm theo thang điểm 10 để đánh giá các nội dung: Nguy cơ thách thức trong quản lý bảo vệ rừng; Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với đời sống của người dân trong cộng đồng; Mối quan tâm đến tài nguyên rừng và vai trò quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng của các bên liên quan.
- Các công cụ sử dụng trong điều tra:
+ Biểu thể tích hai nhân tố khu vực Trung Trung Bộ.
+ Ma trận, sơ đồ đánh giá sự quan tâm, khả năng hợp tác của các bên liên quan trong quản lý bảo vệ rừng và mức độ quan trọng của rừng đối với đời sống của cộng đồng;
+ Bảng câu hỏi phỏng vấn cán bộ thôn, bản; + Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình;
3.5. Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu
Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn bán định hướng được xử lý và phân tích định lượng bằng phần mềm Excel.
Kết quả xử lý được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả, bảng và biểu đồ. Ngoài ra, các kết quả thảo luận, các thông tin định tính như chính sách, tổ chức cộng đồng, thể chế cộng đồng, được phân tích theo phương pháp định tính.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Đakrông.
4.1.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
4.1.1.1 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên