Khái quát thực trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn huyện đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 34 - 37)

2.2.1.1.Cơ sở hạ tầng:

Đakrông là 1 trong 62 huyện nghèo của cả nước. Kết quả thực hiện hiện Nghị quyết 30a/ NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, Đakrông đã thu được những thành tựu hết sức quan trọng trên các lĩnh vực. Việc đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển và có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện từng bước mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Mạng lưới điện, đường, trường,

trạm không ngừng hoàn thiện, nhiều công trình được đầu tư xây dựng và đã vào sử dụng đem lại hiệu quả phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống dân sinh. Đến nay 14/14 xã, thị trấn đã có điện lưới quốc gia và đường giao thông kiên cố vào đến trung tâm xã. Các công trình phục vụ y tế, giáo dục, thể thao, văn hóa đã được quan tâm đầu tư nhằm phục vụ nhân dân được tốt hơn.

2.2.1.2. Nông - Lâm nghiệp:

Đakrông là huyện có trên 93% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, nông nghiệp và thủy sản; có trên 90% lao động trực tiếp sản xuất trong ngành nông nghiệp.

Trong sản xuất nông lâm nghiệp, Đakrông đã tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến; chăn nuôi phát triển cả số lượng lẫn chủng loại. Qua thống kê năm 2018, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 216,1 tỷ đồng, tăng 10,34% so với năm 2017.

Trồng trọt được xác định là ngành sản xuất then chốt trong nông nghiệp của huyện, Các cây trồng chủ yếu là lúa nước, ngô lai, sắn nguyên liệu, lạc, rau, đậu thực phẩm, cây công nghiệp dài ngày

Đến cuối năm 2018, tổng đàn gia súc gần 30.000 con, gia cầm 90.000 con; tổng lượng thịt hơi xuất chuồng 1.100 tấn.

Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2018 ước đạt 61,1 tỷ đồng, so sánh đánh giá với năm 2010 tăng 106%. Phấn đấu toàn huyện đến năm 2020 trồng được 13.000 ha rừng trồng tập trung.

2.2.1.3. Thương mại - Dịch vụ:

Thương mại và dịch vụ của huyện Đakrông đang phát triển theo chiều hướng tích cực. Số lượng các ngành nghề kinh doanh – dịch vụ ngày càng được mở rộng đã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2018 ước đạt 396 tỷ đồng, số hộ kinh doanh cá thể 1.035 hộ.

Các loại hình dịch vụ được mở rộng trên các lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông tăng trưởng khá, chất lượng dịch vụ được cải tiến đáng kế. Hoạt động du lịch đã có sự khởi sắc.

2.2.1.4.Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp:

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được chú trọng ưu đãi và phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 310,5 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và sản xuất điện. Công tác khuyến công được chính quyền địa phương chú trọng đầu tư, hỗ trợ phát triển. Một số sản phẩm truyền thống đã được đăng ký sở hữu trí tuệ như Rượu men lá Ba Nang; Dưa hấu Mò Ó; Lạc chiến khu Ba Lòng, Đậu xanh Ba Lòng...

Đến nay toàn huyện có 103/103 thôn được sử dụng lưới điện quốc gia (đạt 98,6%).

2.2.1.5.Giáo dục - Đào tạo:

Hiện toàn huyện có 38 đơn vị trường học, giảm quy mô so với thời gian trước do sáp nhập để phù hợp với tình hình thực tế công tác giáo dục, đào tạo tại địa phương gồm 10 trường Tiểu học, 15 trường mầm non, 4 trường tiểu học và Trung học cơ sở, 4 trường Trung học cơ sở, 2 trường Phổ thông dân tộc bán trú, 2 trường Phổ thông trung học.

Kết thúc năm học 2017-2018, toàn huyện có 4.772 học sinh hoàn thành chương trình học, đạt 96,9%. Toàn huyện đã phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; phổ cập tiểu học đạt chuẩn mức độ 3...

Công tác phát triển số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên được chú trọng, công tác kiểm định chất lượng giáo dục ngày càng được tăng cường.

2.2.1.6. Y tế:

Chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho nhân dân có những bước phát triển tốt từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân, công tác chăm sóc sức khỏe trong thời điểm giao mùa và phòng chống các loại dịch bệnh được chú trọng. Toàn huyện có 01 trung tâm y tế , 01 phòng

khám tư nhân và 14/14 xã có Trạm Y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã đã đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, tư vấn cho nhân dân trong đó phần lớn là ng- ười đồng bào dân tộc thiểu số Pa Kô, Vân Kiều, gia đình chính sách, người có công.... trong đó có cả nhân dân nước bạn Lào ở các huyện giáp biên giới với huyện Đakrông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn huyện đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)