Thực tiễn và lý luận đã khẳng định không thể chỉ có một tổ chức duy nhất quản lý bảo vệ rừng tốt nhất mà đó là trách nhiệm của toàn xã hội, nhiều tổ chức, mỗi tổ chức có một vai trò riêng cùng phối hợp để thực hiện, vấn đề ở chỗ, quá trình thực hiện, do ý thức chủ quan và các quan hệ lợi ích, chúng ta thường tuyệt đối hóa vai trò của một thành phần kinh tế, một nhóm tổ chức và thường thiên về xu hướng nhà nước hóa mọi hoạt động lâm nghiệp, xem nhẹ vai trò của nhân dân. Câu hỏi được đặt ra là hiện nay ai là người phá rừng, ai đe dọa đến mục tiêu quản lý bảo vệ rừng, câu trả lời hẳn nhiên là con người. Vậy con người cụ thể đó là ai ? ở đâu ? và cũng không khó để trả lời đó là những người dân trong và ngoài địa phương vì lợi ích bất chính hoặc vì mưu sinh đã phá rừng và thường là cộng đồng dân cư biết rõ đối tượng, hành vi đó nhưng người dân không những không ngăn chặn, tố giác mà thậm chí còn tiếp tay đồng lõa hoặc là bàng quang vì không thấy rõ lợi ích cụ thể của cộng đồng khi tham gia quản lý bảo vệ rừng.
Từ các kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng vừa phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, vừa đảm bảo được lợi ích về kinh tế xã hội, môi trường do rừng mang lại cho cộng đồng dân cư thôn, bản có cuộc sống gắn bó với rừng trên địa bàn huyện Đakrông như sau: