Rừng do cộng đồng quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn huyện đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 58 - 60)

Thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng, rừng phải có chủ thật sự để quản lý bảo vệ thì mới đem lại hiệu quả, trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước. Từ năm 2005 đến nay Hạt Kiểm lâm huyện

phối hợp với Phòng Tài nguyên và môi trường, các đơn vị liên quan và UBND các xã tham mưu cho UBND huyện giao rừng tự nhiên cho cộng đồng, hộ gia đình nhận bảo vệ và hưởng lợi, diện tích đã giao trên 11.000 ha trong đó giao cho 35 cộng đồng thôn, bản quản lý với diện tích 5.877,87 ha, chiếm 7,3%, chủ yếu là rừng tự nhiên, loại rừng được giao là rừng sản xuất và rừng phòng hộ ít xung yếu. Hầu hết các cộng đồng thôn, bản sau khi nhận rừng đều xây dựng quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng, tổ chức lực lượng tuần tra tự nguyện và có phân công luân phiên cho các hộ gia đình trong bản. Việc giao rừng đều có sự tham gia của người dân từ khảo sát ngoài thực địa đến nhận hồ sơ quản lý, các khu rừng được giao đều được đóng cột mốc ranh giới vì vậy không có sự tranh chấp, mâu thuẩn xảy ra. Đến nay, đã có 12 khu rừng giao được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, đất rừng. Tuy nhiên, cũng có hạn chế trong việc chia sẻ lợi ích từ rừng còn chưa rõ ràng, gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Bên cạnh đó mức hỗ trợ bảo vệ rừng từ các nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng đang còn hạn chế, tỉnh Quảng Trị đã đối ứng ngân sách bù kinh phí hàng năm dao động từ 130.000 đến 160.000 để đủ 200.000/ha/năm cho các chủ rừng trong lưu vực. chính sách hưởng lợi chưa có quy trình kỹ thuật nên chưa thực hiện được việc khai thác lâm sản ứng trước nên những khu vực rừng tự nhiên nằm ngoài lưu vực thủy điện, không có chính sách hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng không khuyến khích người dân, cộng động tham gia nhận rừng để quản lý, bảo vệ.

Theo số liệu từ UBND xã Đakrông, tại 3 điểm nghiên cứu, cộng đồng được giao rừng là Cộng đồng thôn Pa Tầng, Cộng đồng thôn Làng Cát và Cộng đồng thôn Tà Lềng, hầu hết diện tích rừng được giao nằm trong lưu vực thủy điện nên được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường, đó cũng là yếu tố thuận lợi cho công tác bảo vệ rừng trong điều kiện đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, cơ chế hưởng lợi từ khai thác lâm sản không thực hiện.

Từ khi bắt đầu triển khai từ năm 2016 đến 2018, số tiền 3 thôn được hưởng từ chi trả dịch vụ môi trường rừng là hơn 490.000.000. Ngoài ra, một số hộ cá nhân trong thôn còn tham gia tổ bảo vệ rừng từ các nguồn Chi trả dịch vụ môi trường rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa-Đakrông và Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông với mức lương 4 triệu đồng/người/tháng bước đầu giải quyết việc làm, tạo thêm nguồn thu nhập cho nhân dân trong thôn.

Biểu 4.2: Thống kê tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng tại 3 cộng đồng nghiên cứu ĐVT: Ngàn đồng TT Cộng đồng đƣợc giao rừng Mức tiền đƣợc chi trả từ dịch vụ môi trƣờng rừng Tổng 2016 2017 2018

1 Cộng đồng dân cư thôn

Tà Lềng 100.772 100.772 100.772 302.316

2 Cộng đồng dân cư

thôn Làng Cát 16.853 16.853 16.853 50.559

3 Cộng đồng dân cư thôn

Pa Tầng 63.005 63.005 63.005 189.015

491.381,559

(Nguồn UBND xã Đakrông 2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn huyện đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)